Trời rét tắm bao nhiêu lần/tuần để đảm bảo sức khỏe?

Tắm là nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của mỗi người, tuy nhiên vào tiết trời rét buốt thế này thì tắm 1 tuần mấy lần và tắm như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Mùa đông nên tắm 1 tuần mấy lần?

Theo các chuyên gia, khi trời rét đậm thì lười tắm sẽ... an toàn hơn cho sức khỏe.

Bởi, việc tắm nhiều vào mùa đông sẽ khiến cho những chất axít hữu cơ do da tiết ra để giữ cho da trơn và mềm vốn đã ít lại bị rửa sạch, khiến da khô và nứt nẻ, dễ bị ngứa. Huyết quản dưới da cũng co lại, làn da dễ bị kích ứng, tổn thương bởi lớp phòng vệ tự nhiên giảm và vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh.

Các bác sĩ khuyên nếu thời tiết lạnh dưới 10 độ C nói riêng, và tắm mùa đông nói chung cứ 2 -3 ngày nên tắm 1 lần. Những người da khô (do ngồi điều hòa cả ngày) có thể 3 - 4 ngày tắm 1 lần. Người già da mỏng và da hay co lại thì 1 tuần tắm 1 lần cũng được

Không cần tắm nhiều vào mùa đông tuy nhiên lưu ý cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín, vùng da dưới cánh tay, khoeo chân có nhiều vi khuẩn hàng ngày.

Troi ret tam bao nhieu lan/tuan de dam bao suc khoe?
Theo các chuyên gia, khi trời rét đậm thì lười tắm sẽ... an toàn hơn cho sức khỏe.

Sai lầm tuyệt đối tránh khi tắm ngày lạnh

Tắm đêm

Việc tắm đêm, gội đầu ban đêm có thể khiến bạn sinh bệnh, hoặc những người đang có bệnh trong người thì sẽ bị nặng hơn. Theo lương y Bùi Hồng Minh, xét về nguyên lý âm - dương, đêm thuộc về âm, ngày thuộc về dương. Cơ thể con người phụ thuộc và chịu ảnh hưởng vào thời tiết. Vào buổi tối (âm), nhiệt độ, không khí giảm xuống nên tắm đêm sẽ không có lợi, thậm chí gây tổn hại cho sức khỏe.

Nhất là vào những ngày trời lạnh như hiện nay là thời điểm gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau, nhẹ là đau đầu, mỏi cổ vai gáy, đau tay chân, tay chân cử động khó. Trường hợp nặng có thể gặp những chứng bệnh nguy hiểm gây tai biến, đột quỵ và tử vong.

Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh nhấn mạnh, dù tắm đêm vì bất cứ lý do gì thì hành động này cũng rất dễ khiến bạn bị đột quỵ. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ khi tắm đêm có thể là do đau thắt ngực, tai biến mạch máu não…

Tắm ở nơi có gió lùa

Đây là kiểu tắm vào mùa đông vô cùng nguy hiểm. Theo lương y Bùi Hồng Minh, tắm ở nơi có gió lùa, không chỉ là mùa đông mà ngay cả mùa hè cũng cần cẩn trọng. Nguyên nhân là khi hơi nước nóng ấm bốc lên, kết hợp với gió lạnh thổi rất dễ khiến người tắm bị trúng gió, nguy cơ bị đột quỵ, thậm chí tử vong.

Tắm nước quá nóng

Mùa đông lạnh lẽo nên nhiều người có xu hướng dầm mình trong nước nóng ấm để cơ thể đỡ giá lạnh. Điều này không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt dễ gây hại cho làn da. Tắm nước quá nóng sẽ dễ gây tổn thương cho da, làm da bị mất nước, gây ra hiện tượng da thô ráp và lão hóa nhanh. Ngoài ra, tắm nước quá nóng sẽ khiến gây áp lực cho tim bởi tất cả các mạch máu trên da đều giãn nở hết cỡ gây thiếu oxy cung cấp đến tim.

Tắm nước lạnh

Nghe có vẻ không phù hợp vào mùa đông nhưng thật sự nhiều người có thói quen này, có thể do thích cũng có thể do lười đun nước, chỉ cần dội ào vài gáo nước vào người rồi chạy lên giường ủ ấm là xong, vừa sạch vừa đỡ mất công.

Tắm quá lâu

Không chỉ khiến làn da dễ bị khô và mất nước, việc tắm lâu vào mùa đông còn có nguy cơ dẫn đến một loạt những bệnh tật nguy hiểm. Với nhiệt độ giảm mạnh, không khí khô, làn da của chúng ta trở nên thô ráp hơn, nhanh khô hơn.

Chưa hết, khi tắm lâu, nhiệt độ cơ thể hạ thấp quá mức sẽ dẫn tới cảm lạnh, tác động xấu đến huyết áp, các mạch máu lưu thông trong cơ thể, dễ bị choáng váng, ngất xỉu khi đứng dậy.

10 thói quen trong phòng tắm đang tàn phá sức khỏe bạn

(Kiến Thức) - Một số thói quen trong phòng tắm sai lầm có thể gây hại sức khỏe của bạn. Chẳng hạn như dùng khăn mặt, khăn tắm, xơ mướp...sai cách rất dễ tích tụ vi khuẩn có thể gây các bệnh da liễu.

10 thoi quen trong phong tam dang tan pha suc khoe ban

Cạo lông vùng kín: Tốt nhất bạn nên tìm đến các thẩm mỹ viện uy tín thay vì tự làm việc này tại nhà. Trường hợp bạn vẫn muốn tự làm sạch lông vùng tam giác, hãy sử dụng các sản phẩm chuyên dụng. Tránh sử dụng xà phòng tắm thông thường bởi vùng da này rất nhạy cảm. Dao cạo cũng cần được khử trùng, đảm bảo độ an toàn.

10 thoi quen trong phong tam dang tan pha suc khoe ban-Hinh-2
Sử dụng xơ mướp/bông tắm/bọt biển: Thói quen trong phòng tắm này giúp bạn dễ dàng loại bỏ bụi bẩn, da chết trên cơ thể. Tuy nhiên, chúng cũng tích tụ một lượng lớn vi khuẩn. Vì vậy sau khi sử dụng, bạn nên vệ sinh chúng sạch sẽ, cất ở nơi khô thoáng. Đừng quên thay mới thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.
10 thoi quen trong phong tam dang tan pha suc khoe ban-Hinh-3
Vệ sinh vùng lưng: Các vùng da quanh đốt sống, sau vai, sau tai… thường bị lơ là, không vệ sinh kỹ khi tắm. Bạn nên sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như bàn chải có cán dài để dễ dàng làm sạch những vùng da này hơn, bởi chúng cũng là nơi tích tụ nhiều mồ hôi, da chết… 
10 thoi quen trong phong tam dang tan pha suc khoe ban-Hinh-4
Bảo quản bàn chải: Phòng tắm vốn có độ ẩm cao, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, vì vậy bạn nên tìm nơi khô ráo nhất để cất giữ bàn chải. Ngoài ra, bạn nên dựng bàn chải theo chiều thẳng đứng để ráo nước và thay mới sau 3 tháng nhằm đảm bảo vệ sinh răng miệng. 
10 thoi quen trong phong tam dang tan pha suc khoe ban-Hinh-5
Dùng thiết bị điện tử trong phòng tắm: Sau khi đi vệ sinh bạn có thể khử trùng tay nhưng không thể rửa sạch các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng… Tốt nhất, đừng đem chúng vào nhà tắm.
10 thoi quen trong phong tam dang tan pha suc khoe ban-Hinh-6
Sử dụng khăn mặt: Cũng giống như xơ mướp, bông tắm… khăn mặt là nơi tích tụ nhiều mồ hôi, bụi bẩn. Nếu không được làm sạch chúng rất dễ khiến da bạn bị kích ứng, tổn thương. Bạn nên thay thế bằng bông tẩy trang, các loại khăn dùng một lần. 
10 thoi quen trong phong tam dang tan pha suc khoe ban-Hinh-7
Phơi khăn trong nhà tắm: Khăn mặt, khăn tắm, bông tắm… cần được vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng và phơi khô ở nơi có nắng. Thường xuyên để khăn mặt trong phòng tắm không chỉ khiến chúng kém thơm tho mà còn có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh da liễu. 
10 thoi quen trong phong tam dang tan pha suc khoe ban-Hinh-8
Ngồi toilet quá 15 phút: Không ít người có thói quen chơi game, đọc truyện… khi đi đại tiện. Thói quen xấu này không chỉ ảnh hưởng đến khía cạnh vệ sinh mà còn tạo thêm áp lực lên các tĩnh mạch, tăng nguy cơ bệnh trĩ.
10 thoi quen trong phong tam dang tan pha suc khoe ban-Hinh-9
Không đậy nắp bồn cầu khi xả nước: Áp lực khi xả nước có thể khiến một số chất thải nhỏ, vi khuẩn bị văng ra không khí và làm bẩn đến các đồ vật trong phòng tắm của bạn. Nên hình thành thói quen đậy nắp bồn cầu trước khi ấn nút xả nước. 
10 thoi quen trong phong tam dang tan pha suc khoe ban-Hinh-10
Túm tóc cao khi tóc ướt: Bạn nên thả tóc tự do khi gội đầu, tránh xoắn tóc mạnh hay buộc cao kể cả khi đang ủ tóc với dầu xả. Tốt nhất hãy massage nhẹ nhàng trong lúc gội sau đó xả sạch với nước và chờ cho tóc khô tự nhiên. Ảnh: BS.

Video "Bí quyết làm đẹp của sao Việt". Nguồn: VTC.

Lưu ý “sống còn” khi tắm gội ngày hè để tránh nguy cơ đột tử

Tắm là một hoạt động vệ sinh cá nhân hàng ngày. Tuy nhiên có những thói quen trở thành kiêng kị khi tắm gây ảnh hưởng đế sức khỏe thậm chỉ gây đột tử.

"Tắm tiên" sông Hồng trời lạnh: Làm sao đảm bảo sức khỏe?

(Kiến Thức) - Bất chấp thời tiết lạnh dưới 10 độ C, một số người dân Hà Nội vẫn rủ nhau ra “tắm tiên” Sông Hồng . Tuy nhiên, tắm nước lạnh trong mùa đông lại là một thói quen không hề tốt cho sức khỏe.

Thời gian gần đây, một số người dân Hà Nội vẫn rủ nhau ra "tắm tiên" Sông Hồng (đoạn gần cầu Long Biên) trong điều kiện thời tiết dưới 10 độ C. "Hiện tượng" này cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như tính mạng con người. Đặc biệt là những người trung và cao niên. Để có cái nhìn toàn diện về những tác hại cũng như những hiểu biết về cách tắm nước lạnh trong mùa Đông, Kiến Thức đã có buổi trao đổi với TS. BS Võ Tường Kha -Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Thể thao Việt Nam về vấn đề này.
Theo TS. BS Võ Tường Kha "Tắm nước lạnh vào mùa đông cũng là một cách để rèn luyện cơ thể, tăng sức chống chịu thích nghi của cơ thể với thời tiết giá lạnh.