Triệu chứng của nhiễm khuẩn đường hô hấp cực nguy hiểm

(Kiến Thức) - Nhiễm khuẩn đường hô hấp có những biểu hiện khá rõ ràng, nếu bạn hoặc bé xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì phải tới bệnh viện khám và chữa trị kịp thời, tránh để bệnh nặng thêm.

Dấu hiệu sớm và dễ nhận biết nhất của tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp là sốt. Bé có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Một số trường hợp xuất hiện tình trạng rét run.
Ngoài ra, các dấu hiệu đi kèm sốt có thể có hoặc không như: mệt mỏi, môi khô, khát nước, lưỡi bẩn, cảm giác đắng miệng, nước tiểu thường ít và sẫm màu...
 
Những triệu trứng nhiễm khuẩn đường hô hấp thường gặp tiếp theo là tình trạng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục. Những biểu hiện có thể nặng thêm nếu không chữa trị kịp thời.
Bên cạnh những biểu hiện luôn gặp khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trên thì tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà bệnh có những biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau.
Nếu trẻ bị viêm mũi họng do virút: Sau khi tiếp xúc với virút gây bệnh 1 - 2 ngày, trẻ bắt đầu với triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Ho xuất hiện sau 4 - 5 ngày do họng bị kích thích. Trẻ nhỏ có thể bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
Viêm mũi xoang cấp: Bệnh tương tự như viêm mũi họng cấp nhưng các triệu chứng có khuynh hướng giảm nhẹ rồi nặng hơn sau một tuần. Bé ngạt mũi, sổ mũi kéo dài. Nước mũi thường chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng. Trẻ thường quấy khóc nhiều. Nếu đã biết nói, trẻ có thể than nhức đầu, đau sau hốc mắt, nặng mặt, khô rát họng.
Viêm họng cấp: Vi khuẩn sẽ được xem là “thủ phạm” nếu tình trạng sốt, ho, nuốt đau không tự giới hạn hoặc trở nên nặng hơn sau 5 - 7 ngày.
 
Viêm amidan: Thường do vi khuẩn, bệnh thường gặp ở trẻ lớn 2 - 6 tuổi, chảy mũi, nghẹt mũi kéo dài là dấu hiệu điển hình của bệnh. Bệnh thường gây sốt cao, khó khăn cho việc ăn uống và việc hô hấp của trẻ.
Viêm thanh nhiệt cấp: Biểu hiện đặc trưng của bệnh này là sốt cao, nuốt đau, họng ứ đọng nhiều nước bọt, nổi hạch hai bên cổ, thay đổi giọng nói, mất tiếng, ho khan hoặc ho đờm, khó thở… Bệnh thường diễn tiến nhanh và nặng, trẻ có khả năng tử vong do suy hô hấp, nhiễm trùng, nhiễm độc.
Viêm thanh quản và viêm thanh khí phế quản cấp: Bệnh khởi phát với những triệu chứng viêm mũi họng thông thường, trẻ bắt đầu khàn tiếng, tắt tiếng, khò khè, thở rít, co lõm hõm ức và lồng ngực. Trẻ ho rất nhiều, tiếng ho ong óng như chó sủa. Trẻ có thể khó thở, thở nhanh, thở ồn ào, co kéo cơ hô hấp phụ, vã mồ hôi, tím tái, lơ mơ và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Viêm phổi: Xảy ra ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn, nhất là vi khuẩn Hib và phế cầu khuẩn. Bệnh biểu hiện sớm nhất với dấu hiệu thở nhanh bất thường, ho kèm khò khè nếu xuất tiết nhiều đờm nhớt ở đường hô hấp, một số trẻ có thể bị sốt cao, thở mệt, lừ đừ, bệnh có thể gây tử vong cho trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Những hành động phá nát thận rất nhiều người đang làm

(Kiến Thức) - Thận suy thường chỉ bộc lộ khi đã quá nặng, vì vậy bạn phải tránh những thói quen hại thận cực kỳ phổ biến sau trước khi muộn màng. 

Nhũng thói quen hại thạn, hỏng thạn phỏ bién dáng sọ
Bạn có thể sống một cuộc sống hoàn toàn bình thường dù thận chỉ làm việc với 20% chức năng của nó. Đó chính là lý do tại sao sự suy giảm chức năng gây thiệt hại cho thận thường diễn ra chậm và khó phát hiện trong một thời gian dài.  
Nhũng thói quen hại thạn, hỏng thạn phỏ bién dáng sọ-Hinh-2
 Đôi khi, ngay cả những thói quen thông thường cũng có thể gây hại cho thận của bạn và đến khi phát hiện ra thì đã quá muộn, thận không thể thực hiện tốt chức năng như kích thích tố sản xuất, lọc máu, hấp thụ chất khoáng, sản xuất nước tiểu và duy trì sự cân bằng axit-kiềm như trước đó. Vì vậy khi còn chưa muộn, hãy từ bỏ những thói quen hại thận sau. 
Nhũng thói quen hại thạn, hỏng thạn phỏ bién dáng sọ-Hinh-3
 1. Ăn uống thiếu vitamin B6. Một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ vitamin là vô cùng quan trọng đối với chức năng của thận. Thiếu hụt vitamin B6 làm tăng nguy cơ sỏi thận. Bạn nên tiêu thụ ít nhất 1,3 mg vitamin B6 mỗi ngày. Các nguồn giàu vitamin này bao gồm cá, đậu xanh, gan bò, khoai tây, các loại rau giàu tinh bột và các loại trái cây họ cam quýt...
Nhũng thói quen hại thạn, hỏng thạn phỏ bién dáng sọ-Hinh-4
 2. Lười thể dục. Tập thể dục là một cách tốt để bảo vệ thận. Những người thường xuyên thể dục có nguy cơ bị sỏi thận thấp hơn 31% so với những người lười thể dục. Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh không những giảm nguy cơ sỏi thận mà còn giúp thận làm việc tốt hơn.
Nhũng thói quen hại thạn, hỏng thạn phỏ bién dáng sọ-Hinh-5
3. Thiếu magiê. Nếu không được bổ sung đủ magiê, cơ thể sẽ không thể hấp thụ và tiêu hóa canxi đúng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng quá tải canxi và hình thành sỏi thận, thận hỏng, thận yếu. Để ngăn chặn điều đó, bạn nên bổ sung magiê trong chế độ ăn uống của mình bằng cách tiêu thụ các loại rau lá xanh, đậu, hạt giống và các loại hạt...  
Nhũng thói quen hại thạn, hỏng thạn phỏ bién dáng sọ-Hinh-6
4. Ngủ không ngon giấc. Một giấc ngủ đêm tốt là rất quan trọng đối với thận. Sự gián đoạn giấc ngủ mãn tính có thể gây ra bệnh thận do ảnh hưởng trực tiếp đến các mô thận. Bạn nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm để tốt cho thận của mình. 
Nhũng thói quen hại thạn, hỏng thạn phỏ bién dáng sọ-Hinh-7
5. Không uống đủ nước, thói quen hại thận hàng đầu. Thận phải được cung cấp đủ nước mới có thể thực hiện tốt chức năng của mình. Nếu bạn không uống đủ nước, các độc tố có thể bắt đầu tích tụ trong máu và không được lọc thải hết qua thận, tăng nguy cơ sỏi thận. Cách dễ dàng nhất để xem bạn có uống đủ nước hay không là kiểm tra màu sắc nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng thì có thể bạn đang thiếu nước. 
Nhũng thói quen hại thạn, hỏng thạn phỏ bién dáng sọ-Hinh-8
 6. Nhịn tiểu. Giữ lại nước tiểu trong bàng quang (nhịn tiểu) là một thói quen hại thận khủng khiếp vì nó làm tăng áp lực nước tiểu ở thận và dẫn đến suy thận, thận hỏng, thận yếu.
Nhũng thói quen hại thạn, hỏng thạn phỏ bién dáng sọ-Hinh-9
 7. Tiêu thụ quá nhiều muối. Muối quan trọng đối với cơ thể, nhưng không có nghĩa là bạn tiêu thụ bao nhiêu cũng được. Tiêu thụ nhiều muối có thể làm tăng huyết áp gây căng thẳng cho thận, khiến thận làm việc không hiệu quả. Tốt nhất, bạn không nên tiêu thụ quá 5,8 gam muối mỗi ngày.
Nhũng thói quen hại thạn, hỏng thạn phỏ bién dáng sọ-Hinh-10
8. Tiêu thụ quá nhiều caffeine. Bạn thường tiêu thụ nhiều caffeine hơn bạn nghĩ và điều này vô tình sẽ khiến thận phải làm việc quá mức, ảnh hưởng đến cả huyết áp của bạn. 
Nhũng thói quen hại thạn, hỏng thạn phỏ bién dáng sọ-Hinh-11
9. Dùng thuốc giảm đau thường xuyên. Tất cả các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng phụ, và một trong những tác dụng phụ nguy hiểm nhất là gây ra thiệt hại cho thận do thận phải làm việc cật lực để đào thải hết lượng thuốc đó khỏi máu. 
Nhũng thói quen hại thạn, hỏng thạn phỏ bién dáng sọ-Hinh-12
10. Tiêu thụ quá nhiều protein. Tiêu thụ quá nhiều protein trong chế độ ăn uống có thể gây hại cho thận vì thận phải nỗ lực làm việc nhiều hơn, có thể dẫn đến giảm chức năng của thận. 
Nhũng thói quen hại thạn, hỏng thạn phỏ bién dáng sọ-Hinh-13
11. Uống quá nhiều rượu. Các độc tố được tìm thấy trong rượu không chỉ gây tổn hại gan, mà còn có hại cho thận. Uống rượu sẽ làm tăng khối lượng công việc mà thận phải làm nên về lâu dài sẽ khiến thận bị hủy hoại nhanh chóng. 
Nhũng thói quen hại thạn, hỏng thạn phỏ bién dáng sọ-Hinh-14
 12. Hút thuốc. Hút thuốc dẫn đến thu hẹp và xơ cứng mạch máu, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho tất cả các cơ quan quan trọng, bao gồm cả thận. Ngoài các thói quen xấu, những yếu tố sau đây cũng làm hỏng thận nhanh chóng:
Nhũng thói quen hại thạn, hỏng thạn phỏ bién dáng sọ-Hinh-15
 Béo phì. Béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thận. Nhiều người còn cho rằng căn bệnh có xu hướng tấn công phụ nữ cao hơn nhiều so với nam giới. Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác cơ chế gây bệnh của béo phì.
Nhũng thói quen hại thạn, hỏng thạn phỏ bién dáng sọ-Hinh-16
  Tiếp xúc với hóa chất. Bên cạnh thói quen hút thuốc lá, các nhà khoa học khẳng định tiếp xúc với hóa chất độc hại như thuốc nhuộm aniline, amiang, benzen, cadmium… cũng làm tăng khả năng mắc bệnh.
Nhũng thói quen hại thạn, hỏng thạn phỏ bién dáng sọ-Hinh-17
Ảnh hưởng của yếu tố di truyền. Những đối tượng có người thân từng mắc ung thư thận dễ đối diện với căn bệnh cao hơn bình thường. Trong số các dạng ung thư thận, ung thư do di truyền thường gây ra hội chứng Von Hippel-Lindau (VHL), bệnh sơ cứng ống thận, hội chứng Birt-Hogg-Dube, ung thư tế bào trong và tế bào kẽ của thận. 
Nhũng thói quen hại thạn, hỏng thạn phỏ bién dáng sọ-Hinh-18
 Tia xạ. Các đối tượng từng được chiếu xạ nhằm điều trị rối loạn ở tử cung dễ đối diện với ung thư thận hơn so với người chưa từng thực hiện. Trong khi đó, giới nghiên cứu khẳng định chiếu xạ làm tăng nguy cơ mắc bệnh rất nhỏ nên không cần quá lo lắng.

Cách đặt cây dương xỉ Boston để hút khí độc trong nhà

(Kiến Thức) - Để cây dương xỉ Boston có thể hút khí độc trong nhà, bạn cần đặt nó vào vị trí phù hợp. 

Hỏi: Cây dương xỉ Boston có tác dụng hút khí độc trong nhà, như hấp thu khí độc từ máy tính, máy in, máy photocopy không? - Đoàn Minh Diệp (Hà Nội).
Cách dạt cay duong xi Boston dẻ hút khi doc trong nhà
 

10 thói xấu bị người đời dè bỉu nhưng tốt cho sức khỏe

(Kiến Thức) - Ăn rỉ mũi, mơ mộng, “cày” game… là những thói xấu bị phê phán, chê bai song thật ra lại tốt cho sức khỏe ở một khía cạnh nào đó.

10 thoi xau bi nguòi dòi dè bỉu nhung tót cho súc khỏe
 Sốt ruột. Cảm giác bồn chồn, sốt ruột có thể làm phiền người khác song vẫn tốt cho sức khỏe vì dễ dàng giúp bạn đốt cháy tới 350kcals một ngày. Làm được điều này bởi tâm trạng bồn chồn có khả năng kích thích thần kinh, đẩy mạnh tốc độ quá trình trao đổi chất, chuyển đổi chất béo thành năng lượng cơ thể.