Triệt sản vì không muốn ly hôn đến hai lần

Tôi thất vọng, sụp đổ, thấy hối hận về việc tái hôn của mình. Sao tôi lại không được quyền sinh một đứa bé?

Tôi chia tay anh sau hơn bốn năm yêu nhau vì phát hiện ngoài tôi, anh còn có thêm nhiều cô khác. Tôi chủ động chia tay khi còn chưa kịp báo cho anh biết mình đang mang trong người giọt máu của anh. Sau đó bốn tháng anh cưới vợ ngay, chứng tỏ anh đã dự tính bỏ rơi tôi từ trước.
Tôi bỏ anh nhưng không muốn bỏ con nên chịu đựng biết bao đắng cay để sinh đứa bé. May mắn là con tôi chào đời bụ bẫm, khỏe mạnh; tôi cũng có cơ ngơi ổn định sẵn nên việc nuôi con không gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, khi bế con đi chơi, nhìn những đứa trẻ khác đươc cha nâng niu, tôi luôn thấy chạnh lòng, thấy con mình thật bất hạnh. Khi con gái được ba tuổi, bắt đầu đi nhà trẻ, tự dưng tôi khát khao một mái ấm gia đình. Quanh tôi lúc đó cũng có nhiều người để ý, nhưng khi biết tôi đã có con riêng, không ai muốn tính chuyện lâu dài nữa. Tôi hiểu, họ không thích nuôi con người khác. Tôi cũng không muốn con mình bị đối xử phân biệt nên đang cố kiếm tìm một đối tượng có hoàn cảnh tương tự, hy vọng sẽ dễ cảm thông với nhau hơn.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Cuối cùng tôi gặp được anh, một người đồng cảnh ngộ. Anh ly hôn vì vợ ngoại tình, đang nuôi con trai chưa đầy hai tuổi. Chúng tôi đến với nhau không tiệc cưới, không những lời chúc mừng, chỉ có một tờ đăng ký kết hôn. Anh đồng ý làm cha của con tôi, cho bé theo họ anh. Chúng tôi sống trong căn nhà do tôi tạo dựng. Cuộc chắp nối cũng tương đối hạnh phúc, tôi bằng lòng với những gì mình đang có và mong chờ một đứa con chung. Thế nhưng, suốt bảy năm tôi không thể có thai. Đi kiểm tra sức khỏe, tôi không có vấn đề gì nhưng khi bảo anh đi thì anh từ chối, nói không có con cũng chẳng sao, vì ai cũng có con riêng của mình rồi. Nghi ngờ, tôi tìm hiểu và phát hiện anh đã triệt sản ngay khi quyết định về sống với tôi. Anh giấu tôi chuyện đó, giả vờ như mình cũng mong con.

Tôi thất vọng, sụp đổ, thấy hối hận về việc tái hôn của mình. Cuộc sống hôn nhân đâu thể thiếu tiếng trẻ thơ, tôi còn trẻ, sao lại không được quyền sinh một đứa bé có đầy đủ cha mẹ một cách danh chính ngôn thuận chứ? Anh đã lừa dối tôi, anh muốn tôi làm mẹ con anh nhưng lại cố tình không cho tôi được làm mẹ của đứa con chung, thì cuộc hôn nhân này còn có ý nghĩa gì? Tôi đề nghị ly hôn, anh không đồng ý, khuyên tôi hãy suy nghĩ lại, dù gì tôi cũng đã có con của riêng mình, anh mong tôi hãy vì hai đứa trẻ mà duy trì hôn nhân cho chúng có một gia đình đầy đủ cha mẹ. Anh không muốn ly hôn đến hai lần. Bạn bè biết chuyện khuyên tôi sống như vậy dù sao cũng đỡ hơn phải làm mẹ đơn thân, nhưng tôi không thấy mình hạnh phúc.
Mới đây, anh đề nghị tôi nuôi thêm đứa cháu gọi anh bằng cậu vì chị anh đi bước nữa, theo chồng xuất cảnh, bỏ rơi con mình. Tôi nghe mà nghẹn đắng lòng. Sao con của chị thì anh vui vẻ đón nhận mà không để tôi được sinh đứa con của chính anh, giọt máu nhân danh tình yêu của chúng tôi? Tôi nhận ra anh là người đàn ông ích kỷ, chỉ biết sống cho mình, làm theo ý mình, mặc kệ cảm nhận của người bạn trăm năm. Tình cảm trong lòng tôi dần nguội lạnh rồi tắt hẳn. Liệu tôi có nên tiếp tục chung sống với người mình không còn cảm giác khi gần gũi? Phải chăng tôi đã chọn lựa sai lầm?

Cảm ơn mẹ của con tôi!

Cảm ơn mình đã bên tôi 25 năm, là bạn, là người tình, là vợ… Và hơn hết, cảm ơn mình vì mình đã là người mẹ của con tôi.

Sau mấy tháng trời bận rộn chuẩn bị, cuối cùng, ngày cưới của con Loan cũng đã tới. Cô dâu chú rể cực không nói, mà hai vợ chồng già mình cũng cực theo. Ôi thôi đủ cả, nào là đám hỏi, nhóm họ, rước dâu; nào là quần áo, mâm quả, vàng vòng… nhức hết cái đầu. Tuy nhiên, mệt mà vui, cực mà hạnh phúc, con Loan đã có được tấm chồng ưng ý, vợ chồng mình cũng đã lên chức ông sui - bà sui.

Ngày cưới, ông sui trai ăn nói không khéo, nên nhường tôi phần đại diện hai họ phát biểu. Cũng như người ta trong ngày vui này, tôi cảm ơn bà con hai họ, rồi cảm ơn quan khách… Nhưng đó là xã giao, là thủ tục, còn với bản thân mình, tôi muốn dành riêng cho mình lời cảm ơn đặc biệt…

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Tôi cảm ơn mình vì 25 năm trước, mình - một cô gái trẻ vừa tốt nghiệp đại học - đã chấp nhận đến với tôi - người đàn ông thuộc diện “second hand”. Tôi lúc ấy đã qua hàng “băm”, nghề nghiệp không ổn định, lớn hơn mình những 12 tuổi, lại góa vợ, “gà trống nuôi con”, trong khi con Loan mới hơn một tuổi. Thấy hoàn cảnh tôi như vậy, gia đình mình không ai đồng ý, mình đã bất chấp tất cả để đến với tôi. Tôi nhớ hoài cái cảnh mình rưng rưng nước mắt trong ngày cưới tụi mình, khi cả gia đình mình không một ai đến dự…

Tôi cảm ơn mình đã xuất hiện trong đời tôi, như một phép màu. Sau cái chết đột ngột của người vợ trước, tôi tuyệt vọng và hụt hẫng vô cùng, cuộc sống chẳng còn vui gì, tôi chỉ gắng gượng vì con Loan mà thôi. Nhưng rồi mình đến, dìu tôi qua đau khổ, thắp lại cho tôi niềm tin…

25 năm, tôi cảm ơn mình đơn giản chỉ vì những mâm cơm nóng sốt, những bộ quần áo phẳng phiu, những ly nước mát giữa ngày hè nóng bức… Cảm ơn mình vì những ngày vất vả nuôi tôi qua cơn bạo bệnh. Cảm ơn mình vì những đêm mất ngủ đợi tôi về trong cơn say. Cảm ơn mình đã chia cùng tôi những gói mì tôm nghèo khổ, những đĩa cơm bụi vỉa hè. Cảm ơn mình đã bên tôi 25 năm, là bạn, là người tình, là vợ…

Và hơn hết, tôi cảm ơn mình vì mình đã là người mẹ của con tôi. Một người mẹ tuyệt vời. Ngày mới lấy nhau, mình ẵm bồng con Loan còn vụng về, luống cuống. Nhưng khi thiên chức làm mẹ trỗi dậy, mình pha sữa, mình tắm con, mình đút cháo, mình dỗ dành, chăm sóc con Loan như con ruột của mình. Rồi tôi cuốn theo những cuộc mưu sinh, có khi xa nhà cả tháng, con Loan một tay mình lo. Nhiều người xầm xì cảnh mẹ ghẻ con chồng, nhưng tôi biết sẽ chẳng bao giờ có chuyện đó tại nhà mình. Ngay cả sau này, khi thằng Tiến chào đời, tình thương mình dành cho con gái vẫn không thay đổi. Chẳng có lời nào đủ để cảm ơn mình vì những đêm thức chăm con sốt, vì những lời ru ầu ơ nao lòng… Chẳng có lời nào đủ để cảm ơn mình vì tấm lòng yêu thương chân thành của một người mẹ. Và chẳng có lời nào đủ để cám ơn mình vì đến tận bây giờ, con Loan vẫn tưởng mình là mẹ ruột của nó.

Tôi cảm ơn mình, món quà tuyệt vời mà cuộc sống đã tặng cho cha con tôi…

Lấy chồng lần hai, khổ cũng không dám bỏ

Nhiều phụ nữ đủ dũng cảm dứt bỏ cuộc hôn nhân bất hạnh để tìm hạnh phúc, nhưng nếu cuộc hôn nhân mới cũng sai lầm, họ cũng đành chấp nhận.

Đã lỡ một lần, khổ cũng cắn răng mà chịu

Chồng hào sảng

Dù nhà nghèo rớt mùng tơi, nhưng hễ gặp bạn nhậu hay khách thân, sơ gì đều muốn “chơi đẹp”, kiểu “dân chơi sá gì mưa rơi”! 

Về quê dự đám cưới, lúc khởi hành về lại thành phố thì xe chết máy. Nghe tài xế bảo sửa xe mất vài tiếng, mọi người đành ghé vô quán nước mía bên đường cho đỡ ngột ngạt. Được anh chủ quán vui vẻ gợi ý, mấy ông ra chợ gần đó mua hải sản và thùng bia về lai rai giết thời gian.

Vợ ra sau quán rửa mặt, loáng thoáng nghe chị chủ quán cằn nhằn anh chồng. Thì ra, chị đòi tính tiền công luộc mấy ký nghêu sò vì quán bán nước mía chứ không phải quán nhậu, hơi đâu làm giùm. Anh chồng vặc lại: “Bạn thằng D. cũng như bạn mình, anh em không mà tính toán gì? Lâu lâu người ta ở thành phố xuống chơi mà!”. D. là tên chú rể mình vừa dự đám cưới, nhà chỉ cách đó mảnh vườn. Cái kiểu “tình thương mến thương” của anh chủ quán khiến mọi người thích thú vì sự hiếu khách, nồng hậu của người dân ở quê, nhưng là phụ nữ, mình lại cảm thông với người vợ hơn. Việc buôn bán rồi nhà cửa, con cái đã khiến chị tất bật lắm rồi, trông chị lam lũ thế kia mà! 

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đã vậy còn phục vụ đám khách nhậu bất đắc dĩ, chưa kể phải bỏ gia vị, củi lửa, công sức nấu, nhậu xong cả đám bỏ mớ lộn xộn lại cho chị dọn, chị bực cũng phải. Cứ vài ngày lại gặp một đám bạn nhậu của ông chồng, hiếu khách kiểu này cũng đủ mệt. Khi mình dúi ít tiền làm quà, chị cầm nhưng vẫn chưa thôi ấm ức ông chồng. Chị bảo đây không phải lần đầu anh tỏ ra hào phóng thế; dù nhà nghèo rớt mùng tơi, nhưng hễ gặp bạn nhậu hay khách thân, sơ gì đều muốn “chơi đẹp”, kiểu “dân chơi sá gì mưa rơi”! Mình biết chị đã và sẽ còn khổ dài dài bởi mình cũng có một ông chồng ưa hào sảng kiểu ấy.

Hồi yêu nhau, vợ rất cảm động trước sự rộng rãi của chồng. Nhớ lần cậu đồng nghiệp kể việc nhà trọ cậu ở bị trộm dọn sạch, dù khi kể lại cậu ấy không có ý nhờ giúp đỡ, nhưng chồng đã vét sạch túi đưa hết cho cậu ấy. Lúc ấy chồng đi về dọc đường lỡ xe hết xăng chắc chỉ có nước dẫn bộ. Đứa em đi Hàn Quốc về cho vợ hộp sâm quý, đem ngâm rượu làm thuốc chưa kịp uống. Có lần, bạn tới chơi, chồng lôi bình rượu sâm ra đãi. Vợ đi vắng, về phát hiện thì hỡi ôi... bình rượu đã cạn tới đáy! Nói ra thì mang tiếng hẹp hòi, nhưng vợ cứ tiếc hộp sâm quý có tiền cũng khó mua ở đây được. Rút kinh nghiệm, những gì quý giá nhưng có “nguy cơ” cao vợ đều giấu khỏi tầm mắt chồng. Dẫu sao, sự hào phóng của chồng với những món vặt vãnh ấy cũng chưa phải là “đỉnh”.

Hôm rồi chị chồng lên chơi, chị cứ tấm tắc khen bộ sofa nhà mình đẹp và chặc lưỡi “chắc bộ này mắc lắm!”. Chị vừa khen xong câu thứ hai thì chồng tiếp luôn: “Chị thích thì cứ lấy về xài, tụi em mua bộ khác”. Dù chị cứ khăng khăng không lấy nhưng sau khi chị về, chồng kêu xe chở bộ sofa về nhà chị luôn. Vợ thắc mắc cho chị thì lấy gì xài, vì giá trị chiếc sofa không nhỏ, mà mình đâu khá giả gì để chồng liên tục “chơi đẹp” như thế? Chồng cười hề hề bảo cho chị chứ có cho người ngoài đâu mà tiếc. Ủng hộ chồng thì mình thiệt, mà phản đối thì thấy mình nhỏ nhen. Tình huống nào cũng khó cho vợ.

Cứ nghĩ cả vợ lẫn chồng đều có tuổi thơ cơ cực nên chồng hiểu hơn ai hết cái khổ của sự thiếu thốn. Chồng từng kể về ba chồng với ý trách móc, lúc nào cũng hào phóng với chiến hữu, bạn bè, trong khi mẹ chồng phải chật vật lo cho con. Vậy mà cái “gen” ấy như đã ăn sâu vào máu chồng. Bớt lại chồng ơi, nếu không muốn nhà mình có ngày sạch sành sanh chỉ vì cái tính hào sảng của chồng!