Triệt phá đường dây sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột giả các loại

Bộ Công an vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đường dây này đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại.

Ngày 11/4, Đài truyền hình Việt Nam đưa tin, Bộ Công an vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với quy mô lớn nhất từ trước tới nay trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Kết quả điều tra bước đầu của Cơ quan Công an xác định, từ tháng 8/2021, nắm bắt được nhu cầu gia tăng của các sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng dạng bột (gọi chung là sữa bột) tại thị trường trong nước, nhóm đối tượng do Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà chủ mưu cầm đầu thành lập doanh nghiệp Công ty Rance Pharma (địa chỉ tại khu nhà ở Him Lam,Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội) và Công ty Hacofood Group (địa chỉ tại LK52-10, Khu đô thị mới Phú Lương, phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội) để trực tiếp tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm sữa bột giả.
Triet pha duong day san xuat 573 nhan hieu sua bot gia cac loai
Sản phẩm giả bị phát hiện. Ảnh: VTV 
Hoàng Mạnh Hà và Vũ Mạnh Cường trực tiếp đứng ra liên kết, góp vốn, huy động cổ đông sáng lập ra hệ sinh thái các doanh nghiệp nêu trên và cũng là cổ đông góp vốn chính tại Công ty Hacofood và Công ty Rance Pharma; đồng thời cũng là đối tượng chính, chủ mưu cầm đầu trong điều hành hoạt động từ sản xuất, kinh doanh đến phân phối tiêu thụ các sản phẩm sữa bột. Hoàng Mạnh Hà ký các văn bản quan trọng với chức danh “người đại diện theo pháp luật” như Bản thuyết minh báo cáo tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh… của Công ty Rance Pharma.
Đến nay, đường dây này đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại. Các loại sữa dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai. Các thành phần công bố sản phẩm như chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó... nhưng trên thực tế, hoàn toàn không có những chất này. Các đối tượng đã bỏ một số nguyên liệu đầu vào và thay thế, bổ sung thêm một số chất phụ gia. Cơ quan công an xác định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả.
Triet pha duong day san xuat 573 nhan hieu sua bot gia cac loai-Hinh-2
Cận cảnh công nhân đóng hộp thành phẩm tại cơ sở sản xuất, chuẩn bị tung ra thị trường tiêu thụ. (Ảnh CAND) 
Ngoài 2 công ty nói trên được lập để tổ chức sản xuất các sản phẩm sữa bột giả, các đối tượng còn liên doanh, liên kết bằng hình thức góp cổ phần với nhiều đối tượng khác thành lập ra 9 công ty với mục đích để đứng tên hồ sơ công bố các dòng sản phẩm (nhãn thương hiệu sản phẩm) và trực tiếp kinh doanh, phân phối tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất tại Nhà máy của Công ty Hacofood và Công ty Rance Pharma. Trong khoảng 4 năm, các đối tượng đã tiêu thụ sữa các loại ra thị trường, mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng.
Qua điều tra cũng cho thấy, toàn bộ hoạt động tài chính, kế toán của Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood đều do Cường và Hà điều hành, trong đó có nhiều dấu hiệu vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Hiện, vụ án đang được Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiếp tục đấu tranh, làm rõ để xử nghiêm trước pháp luật.
Trước đó, năm 2024, Cơ quan CSĐT Công an TP Chí Linh (Hải Dương) đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Trung Vương, Tổng Giám đốc Công ty CP sữa Hà Lan về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”.
Lực lượng chức năng đã kiểm tra, thu 67 mẫu sản phẩm thành phẩm, tương đương 33 loại sản phẩm của 8 Công ty có sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Holland Milk gửi giám định 66/67 lô sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đạt dưới 70%, với số lượng hàng hóa là: 29.400 lon/hộp, giá trị theo hóa đơn xuất bán của các sản phẩm này là hơn 4,1 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Trung Vương bị cáo buộc, nhận thức rõ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm kém chất lượng, chỉ tiêu chất lượng đạt dưới 70% so với mức công bố và ghi nhãn; sản phẩm không có tính năng, tác dụng, công dụng như hồ sơ công bố, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, vi phạm pháp luật.

Tự ý ngừng thuốc trầm cảm đột ngột tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Theo các bác sĩ, nhiều người tự ý ngưng và bỏ thuốc trầm cảm khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ, khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, khoảng 850.000 người chết vì căn bệnh trầm cảm. Hiện, trầm cảm, rối loạn lo âu len lỏi trong xã hội Việt Nam với ước tính khoảng gần 6 triệu người mắc bệnh, theo thống kê năm 2022.

Thuốc điều trị trầm cảm giúp cân bằng các chất hóa học trong não được gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Những hóa chất não này ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc. Sự mất cân bằng có thể gây ra trầm cảm hoặc rối loạn lo âu nghiêm trọng. Thuốc chống trầm cảm điều chỉnh sự mất cân bằng này. Tuy nhiên khi cảm thấy tình trạng của mình tốt hơn, một số bệnh nhân nghĩ rằng không cần uống thuốc trầm cảm nữa nên đã tự ý bỏ đã gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Hội chứng ngừng thuốc chống trầm cảm có thể xảy ra nếu bạn đột ngột ngừng dùng thuốc. May mắn là hội chứng ngừng thuốc chống trầm cảm không nguy hiểm hoặc đe dọa tính mạng.

Các triệu chứng bao gồm: Lo âu, buồn chán, cáu gắt, mệt mỏi, đau đầu, nôn, buồn nôn, chóng mặt...

Tu y ngung thuoc tram cam dot ngot tiem an nhieu nguy co
Ảnh minh họa /Internet 

Theo nghiên cứu từ tạp chí Science Direct trên hơn 1.000 bệnh nhân cho thấy, 40% người gặp triệu chứng kéo dài hơn 2 năm sau khi ngừng thuốc; 80% báo cáo ảnh hưởng ở mức độ trung bình đến nghiêm trọng. Hậu quả không chỉ dừng lại ở cảm xúc mà còn lan sang cuộc sống: 56% giảm khả năng làm việc, 20% mất việc làm, 27% phải nghỉ ốm kéo dài, 25% chứng kiến mối quan hệ bị phá vỡ.

Còn theo TS. Raqeemood, chuyên gia tâm lý học tại Đại học Bath, tình trạng này được báo cáo bởi bệnh nhân bỏ thuốc chống trầm cảm bao gồm cảm giác choáng ngợp, thấy các tình huống xã hội kém thú vị hơn và cảm thấy xa cách, ít đồng cảm hơn với người khác. Một số triệu chứng nghiêm trọng đến mức gia đình và bạn bè của người bệnh đã yêu cầu họ dùng lại thuốc.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tiến hành phỏng vấn một nhóm bệnh nhân đã ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm SSRI (chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc) như prozac trong năm qua.

Việc ngừng điều trị bằng thuốc chống trầm cảm được biết là có thể gây ra các triệu chứng thể chất như bồn chồn, mệt mỏi và đổ mồ hôi quá nhiều, nhưng nghiên cứu này còn cho thấy, bệnh nhân cũng sẽ gặp các triệu chứng cảm xúc. Nghiên cứu được công bố gần đây trên Tạp chí Health Expectation.

Khi bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm càng lâu thì khả năng gặp phải các tác dụng ngưng thuốc càng kéo dài và nghiêm trọng, bởi thuốc trầm cảm vốn thay đổi về cấu trúc hoặc chức năng trong não, phải mất nhiều tháng hoặc nhiều năm để phục hồi hoàn toàn. Do đó, các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân không nên tự ý dừng thuốc mà cần trao đổi với bác sĩ để lên kế hoạch giảm liều dần trong vài tuần hoặc vài tháng, tùy trường hợp cụ thể. Một số người cần được kê đơn một loại thuốc khác hoặc thêm thuốc hỗ trợ để giảm nhẹ các triệu chứng trong giai đoạn chuyển tiếp.

Cơ thể của bạn thường cần thời gian để điều chỉnh với mức độ thấp hơn của thuốc. Đó là lý do tại sao bác sĩ của bạn có thể khuyên bạn nên cắt giảm thuốc chống trầm cảm thay vì dừng thuốc đột ngột.

Sau động đất, cần lưu ý gì khi đến Thái Lan chơi té nước?

Dù Thái Lan vẫn tổ chức lễ hội Songkran sôi động sau trận động đất vừa qua, du khách cần lưu ý một số vấn đề để đảm bảo an toàn và tận hưởng trọn vẹn không khí lễ hội.

Lễ hội té nước vẫn diễn ra sau động đất

Cách phân biệt sữa bột thật và sữa bột giả bằng 1 ly nước

Hiện nay trên thị trường, sữa bột thật và sữa bột giả đang được trà trộn khá nhiều khiến người tiêu dùng hoang mang, khó phân biệt.

Vì vậy các bà mẹ cần nắm rõ những mẹo đơn giản dưới đây để phân biệt sữa thông qua màu sắc, bao bì, hương vị.