Trên 6 tuổi không nên dùng váng sữa

(Kiến Thức) - c

Váng sữa là thức ăn có vị béo thơm, trẻ dễ ăn.
Váng sữa là thức ăn có vị béo thơm, trẻ dễ ăn.
Một số trẻ thích vị béo ngọt của váng sữa mà đòi ăn mỗi ngày, thậm chí là 2 - 3 hũ/ngày. Một số bà mẹ than phiền, trẻ bị đầy bụng, biếng ăn sau khi ăn váng sữa và thắc mắc với bác sĩ dinh dưỡng nên cho ăn bao nhiêu là đủ, có được dùng thay sữa? 
Váng sữa được sản xuất từ sữa tươi bằng quá trình tách chất béo ra khỏi sữa tươi bằng cách làm lắng sữa xuống hoặc ly tâm tách béo từ sữa tươi ra. Váng sữa là thức ăn có vị béo thơm, trẻ dễ ăn, có thể ăn trực tiếp, pha chế thành sinh tố hoặc bổ sung vào bột/cháo cho trẻ nhỏ. Váng sữa được tách ra từ các loại sữa bò, dê, có hàm lượng chất béo cao (> 50 - 80%). 
Tùy loại, nhà sản xuất có thể bổ sung sữa tươi, sữa nguyên kem, tinh bột, đường... nhưng thành phần của váng sữa đa phần là chất béo sữa. Chất béo trong sữa nguyên kem chủ yếu là triglyceride và giàu các axit béo no cũng như cholesterol. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên mọi người tránh sử dụng cholesterol và chất béo no vì không tốt cho sức khoẻ. Như vậy, váng sữa không phải là thức ăn phù hợp cho người lớn và người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng mỡ máu.
Là một chế phẩm sữa, váng sữa chứa chất béo sữa, đạm sữa, canxi, đường lactose... của sữa. Năng lượng của váng sữa cao do chứa nhiều chất béo. Vì thế, sẽ giúp bổ sung thêm năng lượng và giúp lên cân ở những trẻ suy dinh dưỡng, thiếu cân nặng. Trẻ cũng nhận thêm một lượng canxi bổ sung cho nhu cầu tăng trưởng của mình. 
Trẻ dưới 2 tuổi có nhu cầu chất béo cao để phát triển não, trong chế độ ăn cần có đủ cả dầu thực vật và mỡ động vật, nhưng sau đó nhu cầu chất béo giảm dần, nhất là chất béo no. Khi trẻ được 6 tuổi, kích thước não bằng với não người trưởng thành thì nhu cầu chất béo gần như của người lớn và cần hạn chế chất béo no cũng như cholesterol, vì vậy không cần ăn váng sữa nữa.

1001 cách làm đẹp với dưa hấu

(Kiến Thức) - Không chỉ là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, dưa hấu còn có tác dụng làm đẹp da, tóc hiệu quả mà không tốn kém.

Trị cháy nắng. Dùng nước ép dưa chuột trộn lẫn với nước ép dưa hấu với tỷ lệ bằng nhau, dùng bông gòn thấm lên những vùng da bị cháy nắng, đen sạm. 20 phút sau rửa sạch lại như bình thường. Cách này giúp làm mát da, xoa dịu cảm giác bỏng rát khi da bị cháy nắng. Đặc biệt còn giúp các tế bào da nhanh được phục hồi, tái tạo những tế bào da mới.
 Trị cháy nắng. Dùng nước ép dưa chuột trộn lẫn với nước ép dưa hấu với tỷ lệ bằng nhau, dùng bông gòn thấm lên những vùng da bị cháy nắng, đen sạm. 20 phút sau rửa sạch lại như bình thường. Cách này giúp làm mát da, xoa dịu cảm giác bỏng rát khi da bị cháy nắng. Đặc biệt còn giúp các tế bào da nhanh được phục hồi, tái tạo những tế bào da mới.

Công thức làm đẹp khó tin thực phẩm nặng mùi

(Kiến Thức) - Hành, tỏi, rau diếp cá...là những thực phẩm nặng mùi nhưng lại chứa rất nhiều công dụng làm đẹp.

Hành tây trị sẹo mụn. Theo các nghiên cứu mới đây thì việc sử dụng hành tây sẽ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị sẹo mụn trứng cá. Chiết xuất từ hành tây sẽ liên kết với các collagen dư thừa, nhờ thế sẽ dàn xếp chúng lại một cách có trật tự hơn. Điều này sẽ giúp giảm thiểu được tình trạng sẹo trên mặt. Ngoài ra, hành tây cũng được chứng minh là giúp giảm viêm và giảm vết thâm do mụn. Vì thế rất có lợi cho những ai vừa hoàn thành đợt điều trị mụn trứng cá.
Hành tây trị sẹo mụn. Theo các nghiên cứu mới đây thì việc sử dụng hành tây sẽ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị sẹo mụn trứng cá. Chiết xuất từ hành tây sẽ liên kết với các collagen dư thừa, nhờ thế sẽ dàn xếp chúng lại một cách có trật tự hơn. Điều này sẽ giúp giảm thiểu được tình trạng sẹo trên mặt. Ngoài ra, hành tây cũng được chứng minh là giúp giảm viêm và giảm vết thâm do mụn. Vì thế rất có lợi cho những ai vừa hoàn thành đợt điều trị mụn trứng cá. 

Trẻ dưới 1 tuổi tránh dùng sữa tươi

(Kiến Thức) - Sữa tươi dùng hằng ngày, vì mùi vị hấp dẫn, tiện lợi, nhiều dưỡng chất nhưng nếu uống không đúng cách, đúng thời điểm, sữa tươi sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ của trẻ.

Cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa tươi dễ có nguy cơ khiến thận bị quá tải.
Cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa tươi dễ có nguy cơ khiến thận bị quá tải. 
Theo các nhà khoa học, chỉ nên cho trẻ dùng sữa tươi khi hơn 1 tuổi, vì sữa tươi có hàm lượng đạm, canxi và phốt pho cao. Nếu cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa tươi dễ có nguy cơ khiến thận bị quá tải. Về lâu dài, làm trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp, béo phì ở tuổi trưởng thành. Ngoài ra, lượng đạm cao còn gây đầy bụng, khó tiêu, làm trẻ chán ăn. Sữa tươi có ít sắt, nghèo vi lượng nên trẻ dưới 1 tuổi  có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, thiếu vi lượng nếu sử dụng sữa tươi như thực phẩm chính.