Hiểm họa từ “trào lưu” lọc máu ngừa đột quỵ, tim mạch

(Vietnamdaily) - Gần đây, bên cạnh các chỉ định điều trị tăng triglyceride máu và rối loạn lipid máu, trên không gian mạng thường xuyên xuất hiện các quảng cáo về việc lọc máu giúp ngừa nhiều loại bệnh lý liên quan đến mỡ máu, đột quỵ...

Gần đây, bên cạnh các chỉ định điều trị tăng triglyceride máu và rối loạn lipid máu, trên không gian mạng thường xuyên xuất hiện các quảng cáo về việc lọc máu giúp ngừa nhiều loại bệnh lý liên quan đến mỡ máu, đột quỵ...
Hiem hoa tu “trao luu” loc mau ngua dot quy, tim mach
Ảnh minh họa. 

Ngày 7/3, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho biết lãnh đạo sở đã có buổi làm việc với chủ đầu tư và đại diện ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế DNA (quận 5, TP.HCM), yêu cầu bệnh viện phải tuân thủ nghiêm quy định về chỉ định và quảng cáo liên quan đến kỹ thuật lọc máu.
Trước đó, Sở Y tế đã thành lập đoàn kiểm tra tiến hành tái kiểm tra, xác minh các nội dung liên quan đến nội dung quảng cáo "kỹ thuật lọc máu công nghệ cao loại bỏ mỡ máu giảm nguy cơ đột quỵ", "lọc máu công nghệ cao phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm an tâm sống khỏe" trên của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế DNA.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chấn chỉnh hoạt động quảng cáo đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, Cục Quản lý khám, chữa bệnh nhận được phản ánh về việc một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hoạt động quảng cáo "kỹ thuật lọc máu công nghệ cao giảm nguy cơ đột quỵ"...
KHUYẾN CÁO CỦA BÁC SỸ
Thực tế, chi phí cho dịch vụ này cũng không hề rẻ, dao động tùy thuộc vào số lần lọc máu, với giá hàng chục triệu mỗi lần và mỗi lần chỉ cần thực hiện lọc máu 2 giờ. Các cơ sở này thường xuyên đăng tải hình ảnh người nổi tiếng, bệnh nhân lọc máu chia sẻ trải nghiệm "khỏe ra trông thấy" sau khi lọc máu.
Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Văn Thanh, bộ môn nội tổng hợp Trường đại học Y Hà Nội, khoa nội thận - tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở Hoàng Mai, cho hay kỹ thuật "lọc mỡ máu" mà một số cơ sở y tế hiện nay đang sử dụng và quảng cáo bản chất là kỹ thuật thay huyết tương (dùng 1 quả lọc) hoặc lọc huyết tương (dùng 2 quả lọc) nhằm mục đích tách bỏ một phần huyết tương mang theo các thành phần mỡ máu và bỏ đi.
Sau đó người bệnh sẽ được truyền bù lại phần huyết tương bị mất đi bằng một loại dung dịch thay thế, thường là huyết tương của người bình thường hoặc dung dịch albumin 5 (chiết xuất từ người).
Bác sĩ Thanh cho biết thêm kỹ thuật lọc máu được áp dụng với ba lĩnh vực lâm sàng chính đó là lọc máu cho những bệnh nhân bị ngộ độc; hỗ trợ cho những bệnh nhân bị suy chức năng các cơ quan như lọc máu cho bệnh nhân bị suy thận cấp và suy thận mạn tính, lọc máu cho bệnh nhân bị suy gan; điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa và miễn dịch, như các bệnh tự miễn dịch.
"Như vậy kỹ thuật lọc máu là một kỹ thuật chuyên sâu và hiện đại được chỉ định cho những trường hợp mắc các bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có hướng dẫn và chỉ định lọc mỡ máu để điều trị hay dự phòng đột quỵ. Kỹ thuật lọc mỡ máu hiện tại chỉ được chỉ định và áp dụng cho những trường hợp viêm tụy cấp kèm theo một chỉ số mỡ máu là triglycerid tăng cao.
Hiem hoa tu “trao luu” loc mau ngua dot quy, tim mach-Hinh-2
Ảnh minh họa. 

Đối với những người bình thường, chỉ số mỡ máu tăng cao nhưng chưa có biểu hiện về mặt lâm sàng cũng không cần lọc máu. Lọc máu để phòng ngừa đột quỵ như thông tin quảng cáo hay tư vấn của một số cơ sở y tế là không hợp lý và chưa có đủ căn cứ khoa học. Vì vậy người dân cần thận trọng, không nên tin vào quảng cáo hay lạm dụng lọc mỡ máu sẽ rất nguy hiểm", bác sĩ Thanh cảnh báo.
Tương tự, PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam khẳng định rằng, không có cơ sở khoa học nào cho thấy lọc máu có thể phòng ngừa đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Các yếu tố chính dẫn đến nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá và rối loạn lipid máu, tích lũy trong nhiều năm mới gây bệnh.
Xơ vữa động mạch hình thành từ các mảng bám chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác trong thực phẩm hàng ngày. Đây là quá trình lão hóa tự nhiên, bắt đầu từ khi chúng ta còn trẻ và kéo dài suốt cuộc đời. Khi lọc máu, quả lọc không phân biệt được giữa cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL), nên có thể loại bỏ cả cholesterol có lợi, làm tổn hại đến sức khỏe của mạch máu và tim mạch.
Ngoài ra, quá trình lọc máu cũng có thể đào thải albumin - một loại protein quan trọng trong máu, cùng các chất làm xáo trộn điện giải, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. "Lọc máu không đúng chỉ định có thể dẫn đến nhiễm trùng và những biến chứng nghiêm trọng khác", PGS.TS. Vinh khuyến cáo.
SỞ Y TẾ TP.HCM LÊN TIẾNG
Như vậy, lọc máu là một kỹ thuật phức tạp, yêu cầu phải thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên môn với thiết bị hiện đại và môi trường vô khuẩn. Theo các chuyên gia, nếu thực hiện lọc máu sai chỉ định, có thể gây nguy cơ lây nhiễm các bệnh như viêm gan B, C, hoặc các phản ứng dị ứng nguy hiểm. Hơn nữa, phương pháp này không được bảo hiểm y tế chi trả, nên việc thực hiện các liệu pháp như vậy tại các cơ sở không được cấp phép là cực kỳ rủi ro.
Trước tình trạng này, ngày 17/3 vừa qua, Sở Y tế TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học về chỉ định lọc máu, lọc huyết tương. Đồng thời, cảnh báo về tình trạng quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội. Tại hội thảo, các chuyên gia khẳng định chưa có đủ bằng chứng y khoa hay cơ sở pháp lý để áp dụng phương pháp lọc máu, lọc huyết tương cho phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến mỡ máu, đột quỵ hay loại bỏ độc chất ở người khỏe mạnh.
Các chuyên gia khuyến cáo, việc chỉ định điều trị thay huyết tương nên tiếp tục được thực hiện theo khuyến cáo của Hiệp hội Phân tách máu Hoa Kỳ - ASFA (2023). Việc mở rộng chỉ định kỹ thuật lọc máu phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến mỡ máu, đột quỵ hay loại bỏ độc chất trên người khỏe mạnh cần có thêm cơ sở pháp lý, bằng chứng y khoa và sự đồng thuận từ các cấp có thẩm quyền.
Hiem hoa tu “trao luu” loc mau ngua dot quy, tim mach-Hinh-3
Ảnh minh họa. 

Do đó, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu, các cơ sở y tế, nhất là cơ sở y tế tư nhân phải tuân thủ nghiêm các hướng dẫn của Bộ Y tế, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Nghị định số 96/2023/NĐ-CP (quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh) và quy định pháp luật trong quá trình hoạt động; đặc biệt thực hiện đúng các quy định về quảng cáo trong lĩnh vực y tế.
Các cơ sở y tế nghiêm túc tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán điều trị và quy trình chuyên môn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành, bao gồm chỉ định phương pháp lọc máu, lọc huyết tương điều trị người bệnh. Việc áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế mới hoặc thử nghiệm lâm sàng phải đảm bảo điều kiện và trình tự thủ tục được pháp luật quy định.
Đồng thời, hội đồng thuốc và điều trị của các bệnh viện công lập, ngoài công lập tăng cường rà soát, kiểm tra đánh giá việc tuân thủ chỉ định kỹ thuật lọc máu, lọc huyết tương trong điều trị cho người bệnh; quy định pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế.
https://vneconomy.vn/trao-luu-loc-mau-ngua-dot-quy-quang-cao-sai-su-that.htm

Công an TPHCM triệt phá hàng loạt đường dây thuốc giả quy mô lớn

(Vietnamdaily) - Ngày 14/01, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam 22 bị can liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả.

Cong an TPHCM triet pha hang loat duong day thuoc gia quy mo lon
22 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả nghe tống đạt các quyết định tố tụng. (Ảnh: CACC)

Đường dây này do Ngô Kim Diệu, Giám đốc Công ty TNHH Kingpharm, và Nguyễn Thị Ngọc Hương, Giám đốc Công ty TNHH MTV Kiến Lâm, cầm đầu.

Cong an TPHCM triet pha hang loat duong day thuoc gia quy mo lon-Hinh-2
Hai bị can Ngô Kim Diệu và Nguyễn Thị Ngọc Hương cầm đầu đường dây sản xuất thuốc giả. (Ảnh: CACC)
Các bị can đã sử dụng pháp nhân doanh nghiệp để che giấu hoạt động sản xuất thuốc giả, bao gồm các loại thuốc đông y kết hợp tân dược điều trị các bệnh như đau xương khớp, viêm mũi, trĩ, ngứa, dạ dày, tim mạch và thần kinh. Hoạt động sản xuất được tổ chức khép kín, phân tán tại nhiều địa điểm nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.

TP.HCM công bố lịch thi lớp 10 năm 2025

TP.HCM công bố lịch thi lớp 10 năm 2025

TP. HCM là địa phương đầu tiên chốt lịch và phương án thi lớp 10.

Sáng 6/2, Sở GD-ĐT TPHCM đã công bố lịch thi vào lớp 10 năm 2025. Theo đó, ngày thi tại TP.HCM diễn ra vào ngày 6-7/6. Thí sinh làm bài thi ba môn thi gồm Toán, Ngữ văn trong thời gian 120 phút/môn; Ngoại ngữ trong thời gian 90 phút.

Đối với thí sinh đăng ký dự thi vào các trường THPT chuyên của thành phố dự thi môn thứ tư (môn chuyên) với thời gian 150 phút/môn. Mỗi môn chuyên có một đề thi riêng theo chương trình môn học cấp THCS, nội dung thi bảo đảm tuyển chọn được học sinh có năng khiếu về môn chuyên đó.

TP HCM khuyến cáo người dân không nên hoang mang với dịch cúm

(Vietnamdaily) - TP HCM chưa phát hiện bất thường trong tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cúm. Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân không nên hoang mang, không lơ là, chủ quan, cần đeo khẩu trang...

Hiện nay một số quốc gia trên thế giới đang bùng phát dịch cúm mùa và ca bệnh cũng có xu hướng tăng.

Theo Bộ Y tế, Hệ thống giám sát dựa vào sự kiện tại Việt Nam ghi nhận các thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản. Theo đó dữ liệu công bố (ngày 31/01/2025) của Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ ngày 02/9/2024 đến ngày 26/01/2025 tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa; trong đó, tuần cuối cùng của năm 2024 (từ 23-29/12/2024) đã ghi nhận hơn 317.000 trường hợp.