Trận đánh đặc biệt nhất Tam quốc, mưa lớn quét sạch bảy đạo quân

Trong Tam quốc, Bàng Đức bị Quan Vũ bắt sống khi đại quân của Vũ nhân cơn mưa lớn nước dâng cao, tập kích Phàn Thành. Vũ khuyên hàng Đức nhưng không được đành mang ra chém.

Quan Vũ (? - 220) tự Vân Trường là vị tướng nổi tiếng thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Cũng bởi tài năng và sự trung nghĩa này, ông được người đời sau tôn làm Võ thánh, sánh ngang với Văn thánh Khổng Tử.
Tran danh dac biet nhat Tam quoc, mua lon quet sach bay dao quan
 Tạo hình Quan Vũ trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Quan Vũ được mô tả có khuôn mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, tay cầm Thanh long yển nguyệt đao cưỡi trên ngựa Xích Thố, dáng vẻ oai phong lẫm liệt, tính tình hào hiệp, trượng nghĩa, sức chiến đấu mạnh mẽ địch vạn người.
Trong suốt cuộc đời chinh chiến, ông lập nhiều chiến công hiển hách, tiêu diệt khởi nghĩa Khăn Vàng, chém Hoa Hùng (đại tướng của Đổng Trác), chém Nhan Lương, Văn Xú (2 tướng tài của Viên Thiệu), vượt 5 ải chém 6 tướng của Tào Tháo, chiếm quận Trường Sa, thu phục được Hoàng Trung, bức hàng Vu Cấm, chém Bàng Đức. Trong đó lần chém Bàng Đức, Quan Vũ ngoài dùng sức mạnh còn kết hợp cả mưu kế.
Theo đó, đầu năm 219, Lưu Bị đoạt được Hán Trung từ tay Tào Tháo, Bàng Đức hộ tống Tào Tháo từ Hán Trung về Hứa Đô an toàn khi Tào Tháo bị quân Thục truy kích.
Tran danh dac biet nhat Tam quoc, mua lon quet sach bay dao quan-Hinh-2
 Bàng Đức trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.
Giữa năm 219, Hầu Âm, Vệ Khai nổi dậy chống lại Tào Tháo ở huyện Uyển. Tào Tháo phong Tào Nhân là Chinh Nam tướng quân, Bàng Đức làm Chinh Tây đô tiên phong, dẫn quân bản bộ hợp với Tào Nhân cùng vây đánh huyện Uyển, chém Hầu Âm, Vệ Khai, rồi xuôi Nam đóng quân ở Phàn Thành, tấn công Quan Vũ.
Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, viết là Vu Cấm cùng với Bàng Đức khởi 7 đạo quân tiến đánh Quan Vũ giải vây Phàn Thành. Các tướng ở Phàn Thành thấy anh họ của Bàng Đức là Bàng Nhu ở Hán Trung phục vụ Lưu Bị, đều nghi ngờ về lòng trung thành của ông. Ông đã khẳng khái tuyên bố: “Ta đã chịu quốc ân, về nghĩa phải lấy cái chết để báo đáp. Ta muốn thân chinh đi đánh Quan Vũ. Năm nay nếu ta không giết được Vũ, tất Vũ sẽ giết ta”.
Thậm chí để thể hiện quyết tâm và lòng trung với Tào Tháo, Bàng Đức còn sai quân sỹ khiêng theo một cỗ quan tài và đi trước đoàn quân. Bàng Đức diễu võ dương oai, chỉ tay phía quân Thục thét gọi muốn Quan Vũ ra quyết chiến. Quan Vũ xuất trận, hai người đại chiến hơn trăm hiệp không phân thắng bại, hai bên gióng trống khua chiêng thu quân.
Tran danh dac biet nhat Tam quoc, mua lon quet sach bay dao quan-Hinh-3
 Quan Vũ giao đấu với Bàng Đức.
Quan Vũ về đến trại nói với Quan Bình rằng: “Đao pháp của Bàng Đức vô cùng thành thục, quả không hổ danh là dũng tướng của quân Tào”. Quan Bình nói: “Tục ngữ có câu: ‘Nghé mới sinh thì không sợ hổ’. Cho dù cha có chém được người này, thì cũng là chém một tiểu tốt người Tây Khương mà thôi. Nếu xảy ra sơ suất, chẳng phải hủy hoại uy danh của cha đó sao”.
Quan Vũ thấy dựa vào võ lực thì nhất thời khó mà thắng được Bàng Đức, thế là nghĩ ra một kế. Lúc đó đang vào mùa thu, mưa liên miên, nước sông Hán Thủy dâng cao rất nhanh. Trại quân Ngụy lại đóng quân nơi đất trũng, Quan Vũ đã bí mật chuyển bị các chiến thuyền sau đó phá đê sông Hán Thủy, nước tràn xuống ngập chìm toàn bộ cánh quân Vu Cấm.
Quan Vũ nhân cơ hội đó chỉ huy thủy quân dùng thuyền đến tập kích, lính ở trên thuyền lớn bốn bề cùng bắn tên lên trên đê. Bàng Đức tuy không mặc áo giáp che tên, nhưng thân thủ phi phàm nên tên không bắn trúng.
Dưới áp lực tấn công mãnh liệt của Quan Vũ, tướng quân Đổng Hành và bộ tướng là Đổng Siêu muốn hàng, đều bị Bàng Đức chém chết để nâng cao tinh thần chiến đấu.
Tran danh dac biet nhat Tam quoc, mua lon quet sach bay dao quan-Hinh-4
 Quan Vũ phá đê sông Hán Thủy.
Cuộc giao chiến rất ác liệt, "từ sáng sớm đến quá trưa", Quan Vũ càng tập trung quân đánh mạnh, khi tên hết, Quan Vũ lại dùng đoản binh đánh tiếp. Bàng Đức bảo Đốc tướng là Thành Hà rằng:
“Ta nghe bậc lương tướng chẳng sợ cái chết để cẩu thả thoát thân, kẻ sĩ cứng cỏi chẳng huỷ danh tiết để cầu sống, hôm nay, là ngày ta chết đây”.
Rồi quyết tâm chiến đấu đến cùng, càng đánh càng hăng, khí thế càng mạnh mẽ, nhưng nước dần dâng cao, tướng sĩ đều ra hàng. Bàng Đức cùng một viên tướng cầm cờ chỉ huy, là hai người khoẻ nhất, cùng giương cung đặt tên, cưỡi một chiếc thuyền nhỏ định quay về doanh trại của Tào Nhân.
Nước lớn khiến thuyền bị lật, cung tên rơi mất, chỉ đành bám vào chiếc thuyền trôi trong làn nước, sau đó bị Châu Thương bắt được.
Tam quốc chí chép ở mục Ngụy thư – Bàng Đức truyện. Bàng Đức tuy sa vào tay kẻ thù nhưng vẫn hiên ngang, đứng thẳng không chịu quỳ.
Quan Vũ bảo rằng: "Anh ngươi ở Hán Trung, ta muốn dùng ngươi làm tướng, sao chẳng sớm hàng đi?" Bàng Đức mắng Quan Vũ rằng:
“Nguỵ vương có trăm vạn giáp binh, uy chấn thiên hạ. Lưu Bị nhà ngươi chỉ là kẻ tầm thường thôi, há có thể địch nổi sao ! Ta thà làm con ma ở nước Nguỵ, chẳng thèm làm tướng của lũ nghịch tặc vậy”.
Không thể chiêu hàng, Quan Vũ đành chém Bàng Đức. Khi ấy, Bàng Đức 39 tuổi. Quan Vũ thấy thương tiếc vì lòng trung, nên ông cho mai táng đối phương tử tế.

Tranh cãi tính thật - giả bức ảnh chụp Tổng thống Lincoln trên giường bệnh

(Kiến Thức) - Vào ngày 14/4/1865, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln bị ám sát và qua đời vào sáng hôm sau. Trong những năm qua, một bức ảnh được cho là chụp Tổng thống Lincoln trên giường bệnh gây tranh luận gay gắt về tính thật - giả.

Tranh cai tinh that - gia buc anh chup Tong thong Lincoln tren giuong benh
 Tổng thống Lincoln là một trong những ông chủ Nhà Trắng nổi tiếng nhất lịch sử nước Mỹ. Chính vì vậy, những bí mật xung quanh cuộc đời của ông luôn nhận được sự quan tâm lớn của công chúng và giới học giả.

Những hình ảnh về xe đạp “thần thánh” ở Hà Nội năm 1990

(Kiến Thức) - Từ đầu thập niên 1990 trở về trước, xe đạp vẫn là phương tiện cá nhân chủ yếu của người dân Hà Nội. Xe đạp được xem là phương tiện “thần thánh” khi có thể dùng vào nhiều mục đích.

Nhung hinh anh ve xe dap “than thanh” o Ha Noi nam 1990

Bộ ảnh về xe đạp ở Hà Nội năm 1990 do ông Barry Smith, một du khách người New Zealand thực hiện. Trong ảnh, hai bé gái chở hoa đi bán bằng xe đạp, một hình ảnh mộc mạc về Hà Nội năm 1990. Đến nay, những chiếc xe đạp chở đầy hoa bán khắp phố phường vẫn luôn hiển diện. 

Hai cao thủ Tam Quốc "ẩn tàng" một văn một võ, cả đời không xuất sơn

Thời kỳ Tam Quốc vẫn còn hai bậc thầy một văn một võ, đến hết đời cũng không xuất sơn, để rồi bị lu mờ giữa thời đại loạn thế anh hùng.

Cuộc đấu tranh giữa ba nước Ngụy - Thục - Ngô vào thời kỳ Tam Quốc có thể nói theo một cách khác là cuộc so tài giữa các mưu thần võ tướng.

Tào Ngụy dựa vào mưa trí của Tuân Úc, Quách Gia, Cổ Hử cùng với hàng ngàn võ tướng như Hạ Hầu Uyên, Trương Liêu, Trương Hợp để đối đầu với Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân của Thục Hán, đồng thời còn có tài trí của Chu Du, Lỗ Túc, Lục Tốn chỉ huy những mãnh tướng Lăng Thống, Cam Ninh, Chu Hằng của Đông Ngô.

Thời kỳ Tam Quốc vẫn còn hai bậc thầy một văn một võ, đến hết đời cũng không xuất sơn, để rồi bị lu mờ giữa thời đại loạn thế anh hùng.

Hai cao thu Tam Quoc
 Thủy Kính tiên sinh Tư Mã Huy.

Người đầu tiên đó là Thủy Kính tiên sinh Tư Mã Huy, một kỳ tài thời Đông Hán Hoàn Đế. Ông từng rất muốn báo ơn quốc gia, nhưng nhìn thấy Hoàng đế ngày đêm hoan lạc tửu sắc, đại thần tranh quyền đoạt lợi, vì vậy Thủy Kính tiên sinh mới từ bỏ ý niệm làm quan, trở về Kinh Châu mở một lớp học. . Mục đích không chỉ là truyền thụ tư tưởng trị quốc và tài năng của bản thân, mà còn để đào tạo một thế hệ kiệt xuất mới có thể giải cứu triều đại Đông Hán.

Ngoài Ngọa Long Gia Cát Lượng và Phượng Sồ Bàng Thống, lứa học trò kiệt xuất của ông còn rất nhiều cái tên nổi tiếng khác như Từ Thứ, Thôi Châu Bình hay Thạch Quảng Nguyên.

Hai cao thu Tam Quoc
Phượng Sồ Bàng Thống và Ngọa Long Gia Cát Lượng là hai đệ tử xuất sắc nhất của Thủy Kinh tiên sinh. 

Từ Thứ chính là người khiến Lưu Bị hiểu được tầm quan trọng của một quân sư trong quân đội, là người giúp Lưu Bị có những chiến thắng và giành được địa bàn đầu tiên trong sự nghiệp. Từ Thứ sau vì bất đắc dĩ mà đầu quân cho Tào Tháo, tuy không giúp Tào đánh Lưu Bị nhưng là người đào tạo ra thiếu niên thiên tài Tào Sung. Sau khi Tào Sung chết yểu, Từ Thứ trở thành một thành viên của quân Tây Lương, chính vì sự tồn tài của Từ Thứ mà tộc Hung Nô và tộc Khương không dám vượt biên.

Cùng với Từ Thứ, Thôi Châu Bình và Thạch Quảng Nguyên là những người bạn thân từ nhỏ của Gia Cát Lượng. Thôi Châu Bình không tham gia vào thế sự nhưng không vì thế mà tài năng của ông bị đánh giá thấp. Ông thích ngao du tự tại, kết giao và cùng đàm đạo với các anh hùng trong thiên hạ. Khi Lưu Bị "Tam cố thảo lư" đã có dịp thỉnh giáo Thôi Châu Bính, ông cũng đã có ý thăm dò Lưu Bị nhưng chỉ tiếc Lưu Bị lúc đó một lòng hướng về Gia Cát Lượng.

Còn Thạch Quảng Nguyên thì sớm đã ra sức giúp Tào Tháo, tài năng của ông sớm được trọng dụng và thăng tiến đến chức Thứ sử Thanh Châu. Thiết nghĩ có thể đào tạo ra một thế hệ toàn những văn thần mưu sĩ quái kiệt như vậy, đủ để chứng minh sự uyên bác của Thủy Kính tiên sinh như thế nào. Chỉ tiếc ông một đời an phận giảng đạo, sau cũng ung dung nhắm mắt tại chính giảng đường của mình.

Nhân vật còn lại là Thương pháp đại sư Đổng Uyên, từ trẻ ông đã bắt đầu ngao du giang hồ hành hiệp trượng nghĩa. Có lần Đổng Uyên đặt chân đến Tịnh Châu, nhìn thấy quân Hung Nô cướp bóc dân Hán, ông đơn thương độc mã xông vào giữa đại quân Hung Nô, giết thủ lĩnh của chúng.

Những tướng lĩnh khác thấy vậy liền xông lên tấn công Đổng Uyên nhưng bị ông vung thương lần lượt đoạt mạng từng tên một, khiến quân Hung Nô hoảng sợ tháo chạy. Cũng sau sự kiện này, Đổng Uyên nghĩ rằng sức lực con người có hạn, cần thêm nhiều người như ông mới đủ để bảo vệ bá tánh. Ông quyết đi tìm những đứa trẻ có tư chất thiên phú và truyền dạy cho chúng tinh hoa võ nghệ cả đời của ông.

Đại đệ tử của ông là Bắc Địa thương vương Trương Tú. Sau khi xuất sư, Trương Tú trở về quê nhà Tây Lương gia nhập quân đội báo quốc. Võ nghệ cao cường lại gan dạ trung nghĩa, Trương Tú được tướng lĩnh cao cấp quân Tây Lương là Trương Tế nhận làm nghĩa tử. Sau khi Trương Tế chết, Trương Tú kế thừa quân đội, từng chém chết con trưởng Tào Ngang và ái tướng Điển Vị của Tào Tháo tại Uyển Thành, Tào Tháo suýt chút nữa cũng bỏ mạng tại đây.

Đệ tử thứ hai của Đổng Uyên là Trương Nhậm, được coi là đệ nhất đại tướng Xuyên Thục, sau khi xuất sư thì được Lưu Chương chiêu mộ, chỉ trong một thời gian ngắn đã đạt được vị trí cấp cao trong quân đội. Khi Lưu Bị công đánh Thành Đô đã gặp không ít khó khăn với Trương Nhậm, đến Phượng Sồ Bàng Thống cũng mất mạng tại trận chiến này. Sau khi Lưu Chương đầu hàng, Trương Nhậm cũng tự vẫn để làm chọn chữ "nghĩa".

Đệ tử thứ 3 của Đổng Uyên là một nhân vật rất quen thuộc, Thường Sơn Triệu Tử Long hay còn gọi là Triệu Vân. Sự tích về Triệu Vân có lẽ không cần phải giới thiệu vì quá nổi tiếng. Sau khi Triệu Vân xuất sư không lâu thì Đổng Uyên cũng qua đời ở trên núi.