
Mặc dù con người thời kỳ cổ xưa đã tiếp xúc và làm việc với gỗ trong hơn một triệu năm trước, nhưng các hiện vật bằng gỗ còn tồn tại khá hiếm trong hồ sơ khảo cổ học, đặc biệt là trong thời kỳ đầu và giữa kỷ Pleistocene. Ảnh: @John Hawks.

Hầu hết các công cụ bằng gỗ cổ xưa được tìm thấy ở Châu Phi và Tây Âu, với những ví dụ đáng chú ý bao gồm giáo và gậy ném từ Đức và Vương quốc Anh, có niên đại từ 300.000 đến 400.000 năm trước, cũng như các cấu trúc như khúc gỗ lồng vào nhau từ Zambia và ván gỗ, gậy đào đất được khai quật từ các địa điểm ở Israel và Ý. Ảnh: @ Arkeonews.

Gần đây, khi tiến hành khai quật tại địa điểm khảo cổ Gantangqing thuộc thời kỳ đồ đá cũ sớm ở phía tây nam Trung Quốc, Viện Di tích văn hóa và Khảo cổ học Vân Nam bất ngờ khai quật một hiện vật cổ xưa kỳ lạ cũng liên quan tới gỗ. Ảnh: @Viện Di tích văn hóa và Khảo cổ học Vân Nam.

Đó là một tập hợp 35 công cụ bằng gỗ gồm gậy đào đất và các công cụ cầm tay nhỏ, hoàn chỉnh, nhọn, ước tính chúng có niên đại khoảng 300.000 năm tuổi. Ảnh: @Viện Di tích văn hóa và Khảo cổ học Vân Nam.

Tiến sĩ Jian-Hui Liu đến từ Viện Di tích văn hóa và Khảo cổ học Vân Nam cùng các đồng nghiệp đã kiểm tra nhiều hiện vật và phát hiện, bộ công cụ này có các dấu hiệu chạm khắc, làm nhẵn và mài mòn, cho thấy chúng được người cổ xưa chế tác ra chúng hoàn toàn có chủ đích rõ ràng. Ảnh: @Viện Di tích văn hóa và Khảo cổ học Vân Nam.

Những công cụ này phần lớn được làm từ gỗ thông, được chế tác thành gậy đào cầm hai tay dùng để đào đất, có cả những công cụ hình thù như móc câu dùng để cắt rễ cây. Ảnh: @Viện Di tích văn hóa và Khảo cổ học Vân Nam.

Tiến sĩ Jian-Hui Liu nhận định, khám phá này cho thấy cư dân cổ xưa cách đây 300.000 năm trước tại Trung Quốc chế tạo ra những công cụ này không phải để săn bắn, mà để đào bới và chế biến thực vật. Ảnh: @Viện Di tích văn hóa và Khảo cổ học Vân Nam.
Mời Quý Độc Giả cùng xem video: “Mở” xác ướp 3.000 năm của Pharaoh Ai Cập: Dung mạo thật "gây sốc" và những bí mật động trời. Nguồn video: @VGT TV - Đời Sống.