
Các nhà khảo cổ học đang khai quật hang động đá vôi Leang Bulu' Sipong 4 trên đảo Sulawesi, Indonesia đã bất ngờ phát hiện một di tích khảo cổ tiền sử độc lạ. Ảnh: @Đại học Griffith.

Đó là một bức tranh hang động tiền sử, ước tính có niên đại ít nhất khoảng 43.900 năm tuổi. Ảnh: @Đại học Griffith.

Vị trí của bức tranh hang động mới được phát hiện, cách mặt đất khoảng 6,4 mét, ở một vị trí mà du khách thông thường khó có thể tiếp cận được, nếu không có thang hoặc thiết bị leo trèo. Ảnh: @Đại học Griffith.

Điều đáng chú ý là bức tranh mô tả các thợ săn bản địa săn bắt các loài thú cổ xưa cực kỳ sinh động thú vị, rõ nét. Ảnh: @Đại học Griffith.

Tiến sĩ Adhi Agus Oktaviana, một nhà nghiên cứu tại Đại học Griffith và Pusat Penelitian Arkeologi Nasional, cho biết: "Những người thợ săn được khắc họa trên bức tranh hang động cổ tại Leang Bulu' Sipong 4 là những hình ảnh phác họa đơn giản với cơ thể giống người”. Ảnh: @Đại học Griffith.

Những người này đang tìm cách giết hoặc bắt sáu con thú có vú đang bỏ trốn, gồm hai con lợn đốm Sulawesi và bốn con trâu lùn được gọi là anoas. Ảnh: @Đại học Griffith.

Điều đáng chú ý là một số người dường như đang sử dụng dây thừng dài để bắt những con vật này, số kia thì dùng giáo mác để phóng về phía các con vật. Ảnh: @Đại học Griffith.

Tiến sĩ Oktaviana và các đồng nghiệp đã đo sự phân rã phóng xạ của urani và các nguyên tố khác trong các khoáng vật hình thành trên bức tranh hang động, họ ước tính bức tranh này có độ tuổi ít nhất 43.900 năm. Ảnh: @Đại học Griffith.

Nếu bức tranh hang động này có niên đại ít nhất là 43.900 năm thực sự, thì nó sẽ vượt qua kỷ lục trước đó về một tác phẩm nghệ thuật tượng hình lâu đời nhất -niên đại 40.000 năm tuổi, mô tả một loài động vật giống bò được tìm thấy trong một hang động ở Borneo. Ảnh: @Đại học Griffith.
Mời Quý Độc Giả cùng xem video: “Mở” xác ướp 3.000 năm của Pharaoh Ai Cập: Dung mạo thật "gây sốc" và những bí mật động trời. Nguồn video: @VGT TV - Đời Sống.