Trách nhiệm với cuộc sống

Vô ngã - vị tha là tư tưởng căn bản cho việc dấn thân phụng sự theo đạo Phật. 

Nhìn lại lịch sử hơn hai ngàn sáu trăm năm trước, Đức Phật thị hiện giữa cuộc đời trong hình hài một con người, Ngài đã trầm tư và quyết định từ bỏ những hưởng thụ dục lạc, những danh vọng, quyền lực của một đấng quân vương để dấn thân làm một Sa-môn Khất sĩ đích thực, chuyên tâm thiền định, với quyết tâm và nỗ lực phi thường, Ngài đã thành Phật - bậc Giác ngộ hoàn toàn.
Suốt 49 năm sau khi thành đạo, với tình thương và trí tuệ rộng lớn, Đức Phật đã không mệt mỏi du hóa thuyết pháp độ sanh, vì an lạc, hạnh phúc của chư thiên và loài người.
Là đệ tử Như Lai. Ảnh minh họa.
 Là đệ tử Như Lai. Ảnh minh họa.
Là đệ tử của Đức Phật, dù xuất gia hay tại gia, chúng ta phải luôn ý thức về nền tảng tư tưởng đó để định hướng cho hành động của mình trong bất cứ hoàn cảnh, tình huống nào trong đời sống xã hội. Một việc làm nếu gắn với căn bản của tư tưởng vô ngã - vị tha thì đó là Phật sự, việc làm đem lại lợi lạc cho mình, cho tha nhân và đồng thời cho xã hội, cho cộng đồng, góp phần tạo nên môi trường sống theo hướng tỉnh thức, lợi lạc quần sinh.
Với tư tưởng ấy, người đệ tử Phật dấn thân vào bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào của xã hội vẫn luôn giữ được cốt cách phẩm hạnh của mình, tỉnh thức trước mọi cám dỗ, cạm bẫy tình tiền, danh lợi, vật chất phù hoa…
Trong Pháp bảo đàn kinh có nhắc đến câu chuyện về Lục tổ Huệ Năng. Chuyện ghi lại rằng, vào ngày rằm tháng Giêng năm 684, được nghe về trí đức tu hành của Lục tổ, vua Đường Trung Tông đã lệnh quan Nội thị Tiết Giảng đến chùa Bảo Lâm thỉnh cầu Lục tổ vào triều để thuyết pháp cho thái hậu và vua. Nhưng Lục tổ đã từ chối vì lý do bệnh duyên, chuyển lời đến nhà vua với ý nguyện xin trọn đời được ở nơi núi non tu hành để được tăng thượng đạo lực, một lòng “hộ quốc an dân”, một lòng cầu nguyện bình yên cho đất nước, bá tánh và nhà vua. Nhân đó, theo lời thỉnh cầu riêng của viên quan Nội thị Tiết Giảng, Lục tổ đã tùy duyên thuyết giảng khai thị về những vấn nạn Phật pháp cũng như căn bản của tư tưởng đạo Phật. Tiết Giảng về kinh thuật lại với vua. Nhà vua đã không tức giận mà còn thêm trọng thị đối với vị thiền sư ẩn tu nơi chốn cô tịch, càng thêm vững lòng hộ trì Phật pháp và chúng sanh.
Là đệ tử của Đức Phật, chúng ta tin tưởng tuyệt đối nơi tính công lý nhân quả. Đời có nhân quả của đời, đạo có nhân quả của đạo. Cho nên một khi hiện hữu giữa nhân gian này, dù ở cương vị nào trong cuộc sống, chúng ta tin rằng phước và nghiệp với mỗi người chúng ta như bóng theo hình.
Với tâm nguyện và ý thức như thế, chúng ta mới dấn thân vào cuộc đời để phụng sự, thương yêu, ban rải chia sẻ, tùy thuận nhiệt tâm đảm trách các công việc, hoàn thành các vai trò, sứ mạng, trách nhiệm mà xã hội, tổ chức giao phó trong tinh thần như Đức Phật đã từng giáo huấn chư Tỳ-kheo đệ tử: “Hãy vui gánh những gánh nặng đang gánh/ Không mơ gánh những gánh nặng chưa gánh”, hài hòa trong tinh thần lục hòa cộng trụ, tri hành hợp nhất - nét đẹp của đạo Phật đã cống hiến cho cuộc đời.

Số mạng và nghiệp báo đồng hay khác?

Kính bạch Thầy, con chưa hiểu rõ giữa số mạng và nghiệp báo giống nhau hay khác nhau? Kính xin Thầy hoan hỷ giải đáp cho con rõ. Con cám ơn Thầy.

Theo Nho giáo, con người sinh ra đời, mỗi người đều có số mạng hay thiên mạng định sẵn. Chính vì thế mà người ta thường nói đùa là giày dép còn có số, Tuy đây là câu nói đùa, nhưng ngầm ý là muốn nói mỗi người đều có số đã được một bàn tay nào đó đã đặt định an bày sẵn. Như những việc thành bại, thịnh suy, nhục vinh, vui khổ v.v… ở đời mỗi mỗi đều do trời sắp đặt cho. Bởi thế nên mới có câu nói: “nhất ẩm nhất trác giai do tiền định”. Nghĩa là một miếng ăn một miếng uống đều đã được an bày sẵn trước.

Nghĩ về việc tự hoàn thiện bản thân của Tăng Ni

Là Tăng/ Ni, chắc chắn phải nỗ lực để có học lực tương đối, bắt buộc phải có sự thâm nhập Phật pháp và nhận thức xã hội, khoa học khả dĩ.

Thời điểm này, Phật giáo cả nước đang trong thời đầu của ba tháng An cư kiết hạ - thời gian chư Tăng Ni - người xuất gia đệ tử Phật tập trung tu học, tránh tối đa công việc xã hội, cả Phật sự của Giáo hội, để chăm sóc và nuôi lớn đạo lực qua việc học tập Phật pháp, tụng kinh bái sám, nỗ lực hành trì thiền định…