Trắc nghiệm nhỏ để biết bạn có bị bệnh não cá vàng

(Kiến Thức) - Đã bao giờ bạn đi lên gác mà quên đang cần lấy cái gì? Đây là một số câu hỏi kiểm tra trí nhớ để biết nguyên nhân mất trí có đáng lo ngại hay không.

Chúng ta thường ảo tưởng về trí nhớ đến nỗi chỉ cần quên tên một người là đã cho rằng mình mắc bệnh Alzheimer. Đãng trí là bình thường và cũng là một cách để đơn giản hóa cuộc sống. Một số mặt của trí nhớ sẽ tốt lên theo thời gian, đây gọi là trí nhớ thông minh. Trí nhớ liên quan đến kiến thức, kỹ năng và cách cư xử không bị mai một theo thời gian.

Trac nghiem nho de biet ban co bi benh nao ca vang
 Trí nhớ của bạn có giống trí nhớ cá vàng hay không?

Bạn có thể kiểm tra trí nhớ của mình thông qua vài câu hỏi trắc nghiệm như sau:

Câu hỏi 1: Bạn bao nhiêu tuổi?

(a)    Dưới 45 tuổi: Chứng mất trí hiếm khi xảy ra ở tuổi này. Nếu bạn có vấn đề về trí nhớ thì chỉ là do căng thẳng, làm việc quá nhiều hay trầm cảm.

(b)   Từ 46-65 tuổi: Đây là giai đoạn thỉnh thoảng bạn sẽ quên mất tên người khác. Điều này xảy ra khi sự liên kết não bị chậm lại và bạn thì lại đang phải nhớ nhiều thứ hơn. Điều này là bình thường. Những bệnh nặng về trí nhớ như Alzheimer cũng hiếm khi xảy ra trước 60 tuổi, thậm chí đến 65. Căng thẳng, lo lắng, trầm cảm vẫn có thể là thủ phạm.

(c)    Nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng lên nhưng nguy cơ của bạn vẫn chỉ dưới 1%. Căng thẳng, trầm cảm vẫn có thể là nguyên nhân. Nguy cơ bị bệnh tim mạch hay đột quỵ cao hơn, máu lưu thông tới não giảm nên ảnh hưởng tới trí nhớ.

(d)   Trên 76 tuổi: Quên là điều tất yếu khi bạn già đi. Nhưng sau 75 tuổi, nhất là sau 80, có tới 40% sẽ bị Alzheimer.

Câu hỏi 2: Bạn đánh giá trí nhớ của mình thế nào?

(a)    Quá tệ, bạn quên mọi thứ: Bạn hãy thư giãn một chút, bạn càng nghĩ trí nhớ tồi tệ thì càng ít có khả năng bạn có vấn đề với nó.

(b)   Không quá tệ, nhưng bạn hay quên hơn những người khác: Có thể bạn đang đánh giá một cách thực tế về trí nhớ của mình, nhưng nếu cho rằng bạn hay quên hơn những người khác thì nên đi kiểm tra.

(c)    Bình thường, lúc nhớ lúc quên: Bạn có thể bình thường nhưng những người mắc bệnh Alzheimer cũng cho rằng mình bình thường. Vì vậy với câu hỏi này nên nhờ người khác đánh giá hộ. Nếu câu trả lời là (a) hoặc (b) thì tốt nhất là nên đi kiểm tra.

Câu hỏi 3: Bạn hay quên thứ gì? Chẳng hạn như quên trong công việc, hay quên tắt bếp hay quên tên người khác.

Việc quên những điều quan trọng như tắt bếp cho thấy bạn có vấn đề về trí nhớ hơn là quên những việc vô thưởng vô phạt. Nhưng đây vẫn chưa phải là dấu hiệu bảo đảm bạn mắc bệnh Alzheimer. Câu hỏi này nên được đặt vào từng hoàn cảnh để xem xét.

Câu hỏi 4: Trí nhớ của bạn giảm đột ngột hay giảm từ từ?

(a)    Giảm đột ngột, trong vòng 1-2 ngày: Đây có thể là do một chấn thương nào đó hoặc một chấn động ảnh hưởng đến vùng não ảnh hưởng đến trí nhớ. Trường hợp này nên đi khám.

(b)   Từ từ, bạn không rõ bắt đầu khi nào: Bệnh mất trí thường bắt đầu rất chậm. Nếu trí nhớ kém do tuổi tác thì bạn sẽ nhận thấy trí nhớ mình bây giờ không bằng 5-10 năm trước. Bệnh mất trí thật sự thường xấu đi rất nhanh trong vòng 1-2 năm và người bị bệnh cũng không ý thức được điều đó.

Câu hỏi 5: Có khoảng thời gian nào trong 5 năm vừa qua bạn thấy trí nhớ tốt hơn không, chẳng hạn như vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ?

(a)    Có: Khả năng ghi nhớ cũng có thể không ổn định, nếu bạn trả lời “có”nghĩa là chỉ là do bạn căng thẳng, lo lắng nên trí nhớ giảm đi tạm thời.

(b)   Không: Trí nhớ không tốt lên không có nghĩa là bạn có vấn đề nghiêm trọng với trí nhớ, kể cả ở thể nhẹ.

Câu hỏi 6: Người khác đánh giá trí nhớ của bạn thế nào?

(a)    Rất tệ: Bạn nên đi khám bác sĩ

(b)   Không quá tệ: Chỉ là do bạn đang già đi

(c)    Bình thường, lúc nhớ lúc quên: Điều này tốt. Nhưng nếu đánh giá này không giống với đánh giá của bạn thì nên xem lại.

Câu hỏi 7: Bạn có nhớ lại khi được gợi nhớ không?

(a)    Có: Trí nhớ của bạn bình thường, không có gì phải lo lắng.

(b)   Thỉnh thoảng: Đây là dấu hiệu đáng lo lắng hơn một chút nhưng cũng có thể chỉ là do bị phân tán hoặc đãng trí.

(c)    Không bao giờ: Chứng quên của bạn khá nghiêm trọng, nên đi khám.

Câu hỏi 8: Bạn có thường xuyên uống nhiều rượu không?

Thường xuyên uống nhiều rượu chắc chắn sẽ làm trí nhớ của bạn giảm sút. 

Chuyện lạ hôm nay: Gái trẻ sống thực vật hồi tỉnh diệu kỳ nhờ...

(Kiến Thức) - Một cô gái trẻ người Trung Quốc nhờ được y tá nam cho nghe những ca khúc kinh điển của nam ca sĩ nổi tiếng Châu Kiệt Luân, đã từ trạng thái người sống thực vật hồi tỉnh lại một cách kỳ diệu, khiến dư luận xôn xao.

Cô gái trẻ tên là Tinh Tinh, 24 tuổi, người Vũ Hán, Trung Quốc mắc phải bệnh thiếu oxy lên não hay còn gọi thiếu máu cục bộ (HIE). Một lần, bệnh tái phát nặng, cô gái trẻ rơi vào trạng thái hôn mê suốt 4 tháng liền, tim của Tinh Tinh đã từng ngừng đập 3 lần.

Các bác sĩ và người nhà của Tinh Tinh đều đã hết hy vọng, nhận định cô gái trẻ là người sống thực vật. Thế nhưng, điều kỳ diệu đã xảy ra vào tháng 1 năm nay, khi một y tá nam được phân công đến chăm sóc phòng bệnh của Tinh Tinh.

 

Từ khi bắt đầu chăm sóc Tinh Tinh, nam y tá thường thường mở nhạc cho cô gái trẻ nghe. Tất cả những bài hát đều là những bài hát kinh điển, rất nổi tiếng của Châu Kiệt Luân.

Đến một ngày đẹp trời tháng 3, khi nam y tá bật đến bài "Rosemary" của Châu Kiệt Luân, Tinh Tinh nghe được, hai chân liền run lên. Phát hiện ra chuyển biến kỳ lạ, nam y tá vô cùng vui mừng, anh hát theo lời bài hát, đồng thời còn nhảy theo, hy vọng Tinh Tinh sẽ bị chú ý mà cố gắng tỉnh lại.

Mời quý vị xem video: Người đàn ông chết đi sống lại ở Brazil

Kỳ diệu thay, cuối cùng Tinh Tinh thực sự mở mắt ra, tỉnh lại từ hôn mê sâu, khiến tất cả mọi người đều ngỡ ngàng. Ngay sau đó, cô gái được các bác sĩ làm kiểm tra tổng thế. Một tuần sau, cô được chuyển từ phòng bệnh đặc biệt sang phòng bệnh bình thường.

Sự tỉnh lại của Tinh Tinh khiến nhiều người được truyền cảm hứng, tin tưởng nhiều hơn vào các bác sĩ, vào điều kỳ diệu trong cuộc sống.

Âm nhạc có lẽ thực sự có năng lực thần kỳ.

Khiếp sợ loài chim đẹp sặc sỡ, chỉ vuốt ve đã gây chết người

(Kiến Thức) - Chim Hooded Pitohuis là loài chim duy nhất trên thế giới có độc và có thể gây tử vong ở người chỉ qua một cái vuốt ve. Độc tố của chim Hooded Pitohuis có tên là batrachotoxin làm tê liệt hệ thần kinh.
 

Khiep so loai chim dep sac so, chi vuot ve da gay chet nguoi-Hinh-8

Chim Hooded Pitohuis chỉ sinh sống ở quốc đảo Papua New Guinea với vẻ ngoài rất sặc sỡ, bắt mắt. Ảnh cloudfront.

Khiep so loai chim dep sac so, chi vuot ve da gay chet nguoi-Hinh-9
 Độc tố của chim Hooded Pitohuis có tên là batrachotoxin làm tê liệt hệ thần kinh. Loại nọc độc này tương tự nọc độc của ếch Phi Tiêu. Ảnh Charismatic Planet.
Khiep so loai chim dep sac so, chi vuot ve da gay chet nguoi-Hinh-10
 Nếu bị nhiễm chất độc batrachotoxin ở mức độ cao có thể tử vong. Ảnh Pinterest.
Khiep so loai chim dep sac so, chi vuot ve da gay chet nguoi-Hinh-11
 Chất độc có trong chim Hooded Pitohuis là do chúng ăn các loại bọ cánh cứng có độc. Ảnh pinimg.
Khiep so loai chim dep sac so, chi vuot ve da gay chet nguoi-Hinh-12
 Cơ thể chim Hooded Pitohuis có khả năng kháng độc nhưng chất độc có từ việc tiêu thụ bọ cánh cứng có độc không mất đi mà lan ra khắp cơ thể. Ảnh slate.
Khiep so loai chim dep sac so, chi vuot ve da gay chet nguoi-Hinh-13
 Toàn bộ cơ thể chim Hooded Pitohuis từ da, lông, mỏ đều chứa độc. Vì vậy chỉ cần chạm vào lông thôi bạn cũng có thể bị nhiễm độc. Ảnh flickr.
Khiep so loai chim dep sac so, chi vuot ve da gay chet nguoi-Hinh-14
 Không chỉ có độc, chim Hooded Pitohuis còn có mùi hôi rất đặc trưng. Vì vậy chúng còn được người dân bản địa gọi là chim rác rưởi. Ảnh hbw.

Mời quý vị xem video: Chim bay vào nhà báo hiệu điềm gì?