TPHCM triển khai chiến dịch bảo vệ người cao tuổi, mắc bệnh nền

Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh triển khai chiến dịch tăng cường bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, mục tiêu giảm mắc và giảm tử vong do COVID-19.

Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh triển khai chiến dịch tăng cường bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, mục tiêu giảm mắc và giảm tử vong do COVID-19, dự kiến thực hiện từ nay đến ngày 31/12 tới.
Theo chiến dịch, các Ban Chỉ đạo phòng chống dịch phường, xã, thị trấn rà soát và lập danh sách các hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ (người có bệnh nền, người cần chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên). Căn cứ vào danh sách được lập, trung tâm y tế triển khai xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho từng thành viên của các hộ gia đình.
TPHCM trien khai chien dich bao ve nguoi cao tuoi, mac benh nen
Cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe cho người già yếu, mắc bệnh nặng. (Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN)
Trường hợp nếu phát hiện F0 không thuộc nhóm nguy cơ, khuyến khích đi cách ly tập trung để giảm nguy cơ lây lan cho các thành viên khác trong hộ gia đình, nhất là người thuộc nhóm nguy cơ. Trường hợp phát hiện F0 thuộc nhóm nguy cơ, có bệnh nền ổn định, có đủ điều kiện cách ly tại nhà thì bố trí lực lượng cấp phát thuốc kháng virus cho F0 và cách ly tại nhà (nếu F0 có nguyện vọng).
Đối với các thành viên trong hộ gia đình có kết quả xét nghiệm âm tính, tiến hành tiêm vaccine cho những người chưa tiêm. Người có bệnh nền hoặc trên 50 tuổi, xét nghiệm âm tính sẽ được tiêm mũi nhắc lại trong trường hợp đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 6 tháng. 
Ngoài ra, gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ được trung tâm y tế chuyển danh sách kèm số điện thoại liên lạc đến mạng lưới Thầy thuốc đồng hành để được tư vấn và theo dõi sức khỏe từ xa.
Hiện Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận khoảng 60-70 F0 tử vong mỗi ngày, gấp 2-3 lần so với cuối tháng 10, đầu tháng 11 vừa qua, tập trung ở nhóm có bệnh lý nền, tuổi trên 50. Thành phố đang điều trị khoảng 86.000 F0; trong đó hơn 66.000 người điều trị tại nhà, còn lại tại các bệnh viện và khu cách ly tập trung.
Trước đó, ngày 1/12 vừa qua, Bộ Y tế đã cho phép tiêm liều bổ sung sau liều cơ bản ít nhất 28 ngày, hoặc tiêm liều thứ 3 vào 6 tháng sau; có thể tiêm trộn vaccine. Liều cơ bản là liều tiêm theo liệu trình vaccine được nhà sản xuất quy định như vaccine AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm tiêm một liệu trình hai liều (mũi 1, mũi 2) cách nhau 3-6 tuần; vaccine của Cuba liệu trình 3 liều tiêm cách nhau 14 ngày; vaccine của Johnson&Johnson, Sputnik Light liệu trình một mũi duy nhất.
Cụ thể, liều bổ sung tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm một hoặc hai hoặc ba mũi tùy theo loại vaccine), suy giảm miễn dịch vừa và nặng, những người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...
Liều nhắc lại tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, ưu tiên người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế./.

VTM EMCAS làm chết người, dùng bác sĩ xài chứng chỉ hành nghề giả: Có nên xử lý hình sự?

(Kiến Thức) - Việc Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS bị tố sử dụng bác sĩ sử dụng chứng chỉ hành nghề giả, thực hiện phẫu thuật nâng ngực dẫn đến chết người, dư luận quan tâm với những hành vi trên sẽ bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật?

Liên quan vụ việc chị Đ.T.N.A. (28 tuổi, ngụ Hà Nội) tố Thẩm mỹ viện Sophie International (phường Tân Định, quận 1, TP.HCM) và Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS (quận 10, TP.HCM) hút mỡ bụng khi mình đang mang thai 4 tuần, bác sĩ được xác định trực tiếp phẫu thuật là Đinh Viết Hưng (44 tuổi, quê Nghệ An, ngụ TP.HCM). Trước đó, ngày 17/10, cũng tại Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS, bác sĩ Đinh Viết Hưng thực hiện ca đặt túi ngực khiến một phụ nữ 33 tuổi tử vong sau 5 giờ phẫu thuật.
Đáng chú ý, Sở Y tế Đồng Nai, nơi cấp phép chứng chỉ hành nghề thẩm mỹ cho bác sĩ Đinh Viết Hưng (49 tuổi, ngụ quận 9, TP.HCM) khẳng định chứng chỉ của bác sĩ này là giả mạo.

TP HCM ban bố 12 việc cần làm trong "14 ngày vàng" chống Covid-19

Chính phủ đã xác định dịch Covid-19 đang bước sang giai đoạn 3. Hai tuần sắp tới có tính chất quyết định và chúng ta phải hành động rất quyết liệt.

Đến 10h ngày 27/3, thế giới có 531.804 ca mắc Covid-19 ở 199 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Số ca tử vong vì căn bệnh này đã lên đến 24.073 người. Một số quốc gia có số người mắc bệnh và tử vong rất cao, đang tiếp tục gia tăng như Italy, Mỹ, Tây Ban Nha, Đức, Pháp…

Việt Nam có 153 ca nhiễm Covid-19; 1.643 trường hợp nghi ngờ nhiễm đang cần cách ly theo dõi. Ngoài ra, 44.955 trường hợp tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi. Đáng chú ý, xuất hiện trường hợp lây nhiễm cho nhân viên y tế từ bệnh nhân, nguy cơ lây lan, bùng phát trong cộng đồng ngày càng cao.

Đại biểu Quốc hội cũng bị làm khó khi tiếp cận thông tin

(Kiến Thức) - ĐB Lưu Bình Nhưỡng kể lại khi giám sát việc liên quan đến xâm hại tình dục cháu bé ở Thủ Đức, ông đã gửi văn bản tới bệnh viện Từ Dũ và Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu thông tin về giám định. Tuy nhiên khi đó, chỉ nhận được câu trả lời “Chỉ có cơ quan tố tụng mới có quyền”.

Đại biểu e ngại tác động ngoài ý muốn
Thảo luận trước Quốc hội về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước chiều 25/10, đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) bày tỏ e ngại, luật như thế này sẽ có tác động nhiều chiều, thậm chí những tác động ngoài ý muốn, tiêu cực đối với chính sách mà chúng ta đang chủ trương là đẩy mạnh công nghệ 4.0 và công nghệ thông tin, xây dựng các đô thị thông minh.