Tổng thống Venezuela thoát chết trong vụ ám sát bằng chất nổ

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thoát chết trong vụ ám sát bằng thiết bị bay mang theo chất nổ trong khi ông này đang đọc bài phát biểu nhân kỷ niệm 81 năm thành lập Vệ binh Quốc gia.

Theo Guardian, nhà chức trách Venezuela cho biết một vụ nổ vừa xảy ra tại buổi lễ kỷ niệm Vệ binh quốc gia lần thứ 81 ở thủ đô Caracas. Đây được cho là âm mưu ám sát nhắm vào Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro khi ông có bài phát biểu trong buổi lễ.
Bộ trưởng Thông tin Venezuela Jorge Rodriguez cho biết các thiết bị bay mang theo chất nổ đã phát nổ trong buổi lễ hôm 4/8 khiến sự kiện bị gián đoạn và bài phát biểu của Tổng thống Nicolas Maduro bị cắt ngắn. Nhà lãnh đạo Venezuela cùng các chỉ huy quân đội đã rời khỏi hiện trường an toàn.
Tong thong Venezuela thoat chet trong vu am sat bang chat no
 Tổng thống Nicolas Maduro phát biểu trước khi vụ nổ xảy ra. Ảnh : AFP.
Nhà chức trách Venezuela cho biết ít nhất 7 binh sĩ bị thương trong vụ nổ.
Hình ảnh truyền hình trực tiếp của hãng thông tấn Venezuela NTN24 cho thấy Tổng thống Maduro khi đó đứng cạnh phu nhân Cilia Flores và các sĩ quan quân đội cấp cao.
Khi ông Maduro đang phát biểu, một tiếng nổ đột ngột vang lên khiến tất cả mọi người ngước nhìn lên trời. Tổng thống Maduro đã dừng bài phát biểu còn dang dở, trong khi binh sĩ Venezuela rời bỏ hàng ngũ và tháo chạy khỏi hiện trường.
Nhà chức trách Venezuela chưa cho biết cá nhân hay tổ chức nào đứng sau vụ nổ tại thủ đô Caracas.
Một dòng chia sẻ trên Twitter từ tài khoản của một phần tử đối lập ở Venezuela cho biết hai thiết bị bay không người lái mang theo thuốc nổ C4 đã được kích nổ gần nơi Tổng thống Maduro phát biểu. Độ chính xác của thông tin này hiện chưa được nhà chức trách Venezuela xác thực.

Người trong cuộc hé lộ chuyện cai ngục quan hệ với tù nhân

Một cai ngục Úc vừa trả lời các câu hỏi về công việc của mình và tiết lộ về một số hành vi không đứng đắn trong nhà tù, tờ news.com.au.

Nguoi trong cuoc he lo chuyen cai nguc quan he voi tu nhan
 Sashi Cheliah, 39 tuổi, người làm việc trong một nhà tù nữ.

Sashi Cheliah, cai ngục kiêm người chiến thắng cuộc thi nấu ăn Master Chef ở Úc, vừa xuất hiện trên chương trình truyền hình Studio 10.

Người đàn ông 39 tuổi đến từ Nam Úc được người dẫn chương trình hỏi liệu anh có biết bất kỳ vụ cai ngục quan hệ với tù nhân nào hay không.

“Chắc chắn đã có những trường hợp như thế”, Cheliah nói. “Nhưng với tư cách là viên chức, bạn phải giữ khoảng cách. Bạn có thể thân thiện nhưng họ không phải là bạn bè của bạn”.

“Nhiều người muốn thao túng bạn. Họ có thể thuyết phục bạn làm những điều mà bạn không muốn… nếu bạn không vững vàng về tinh thần, bạn có thể dễ mắc kẹt vào điều đó”.

Nguoi trong cuoc he lo chuyen cai nguc quan he voi tu nhan-Hinh-2
Sashi Cheliah vừa chiến thắng chương trình Master Chef ở Úc 

Cheliah, người làm việc trong một nhà tù nữ, tiếp tục được hỏi về nơi tù nhân và cai ngục thân mật với nhau.

“Không nhất thiết phải ở trong tù”, Cheliah trả lời. "Cũng có thể ở ngoài”.

Tuần trước, một cai ngục giấu tên cũng nói với Kênh 9 của Úc rằng rằng việc nhân viên nhà tù quan hệ với tù nhân là “phổ biến”.

“Tôi đã nhìn thấy đồng nghiệp vén váy lên và không mặc quần lót trong khi một tù nhân nam khỏa thân tiến lại gần”, người này nói.

Cai ngục tuyên bố rằng bản thân những người cai ngục cũng quan hệ với nhau trong nhà tù và thường không báo cáo về sự việc này với cấp trên.

Sau khi tuyên bố này được đưa ra, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Úc Peter Dutton nói với đài phát thanh 2GB rằng các cai ngục có quan hệ không phù hợp với tù nhân “không có chỗ” trong hệ thống nhà tù.

"Những người này cần phải được quét khỏi hệ thống", ông nói trên đài phát thanh.

“Họ đang có một vị trí đáng tin cậy, nhưng họ không có chỗ trong hệ thống nơi họ phải thi hành luật pháp, thay vào đó, họ đang hành động ngoài pháp luật”.

Một lực lượng đặc nhiệm chuyên điều tra vấn đề này vừa được thành lập. Một quan chức về cải huấn tại bang New South Wales của Úc, Peter Severin, nói rằng ông muốn coi hành vi cai ngục quan hệ với tù nhân là tội hình sự.

"Tôi muốn làm bất cứ điều gì để ngăn chặn hành vi không phù hợp này", ông nói với tờ Daily Telegraph

Khủng hoảng kinh tế, dân Venezuela ùn ùn kéo sang Colombia

(Kiến Thức) - Mỗi ngày, hàng chục nghìn người dân Venezuela lại đi qua cây cầu Simon Boliviar vào Colombia, trong đó khoảng 4.000 người không quay trở lại. Hầu hết họ sang quốc gia láng giềng này để mua thực thẩm và thuốc men cần thiết và nhu yếu phẩm.

Theo hãng thông tấn Reuters dẫn số liệu của chính phủ Venezuela cho biết, bất ổn, bạo lực và khủng hoảng đã khiến 1,5 triệu người dân Venezuela phải rời khỏi đất nước kể từ năm 2014 và hơn một nửa trong số đó tìm nơi lánh nạn tại quốc gia láng giềng Colombia. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)
 Theo hãng thông tấn Reuters dẫn số liệu của chính phủ Venezuela cho biết, bất ổn, bạo lực và khủng hoảng đã khiến 1,5 triệu người dân Venezuela phải rời khỏi đất nước kể từ năm 2014 và hơn một nửa trong số đó tìm nơi lánh nạn tại quốc gia láng giềng Colombia. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)

Mỗi ngày, hơn 35.000 người dân Venezuela lại vượt qua cây cầu Simon Boliviar vào Colombia. Nhiều người quay trở lại Venezuela trong ngày nhưng khoảng 4.000 người ở lại thành phố biên giới Cucuta hoặc di chuyển sâu hơn vào lãnh thổ Colombia hoặc tới các nước láng giềng khác.
 Mỗi ngày, hơn 35.000 người dân Venezuela lại vượt qua cây cầu Simon Boliviar vào Colombia. Nhiều người quay trở lại Venezuela trong ngày nhưng khoảng 4.000 người ở lại thành phố biên giới Cucuta hoặc di chuyển sâu hơn vào lãnh thổ Colombia hoặc tới các nước láng giềng khác.

“Mỗi ngày, hơn 35.000 người dân Venezuela lại vượt qua cây cầu Simon Bolivar để mua thực phẩm và thuốc men cần thiết không có sẵn ở Venezuela. Trong đó, khoảng 4.000 không quay trở lại Venezuela”, Rafael Velasquez Garcia, đến từ Ủy ban Cứu nạn Quốc tế (IRC), cho biết.
“Mỗi ngày, hơn 35.000 người dân Venezuela lại vượt qua cây cầu Simon Bolivar để mua thực phẩm và thuốc men cần thiết không có sẵn ở Venezuela. Trong đó, khoảng 4.000 không quay trở lại Venezuela”, Rafael Velasquez Garcia, đến từ Ủy ban Cứu nạn Quốc tế (IRC), cho biết.

Theo cuộc khảo sát do IRC thực hiện trên những người dân Venezuela ở Cucuta và Villa de Rosaria hồi tháng 3/2018, 89% số người được hỏi cho biết họ đến Colombia để tìm việc làm, 80% là mua thực phẩm và 58% để tìm chỗ ở.
 Theo cuộc khảo sát do IRC thực hiện trên những người dân Venezuela ở Cucuta và Villa de Rosaria hồi tháng 3/2018, 89% số người được hỏi cho biết họ đến Colombia để tìm việc làm, 80% là mua thực phẩm và 58% để tìm chỗ ở. 

Luis làm nghề cắt tóc gần cây cầu Simon Bolivar, gần thành phố Cucuta, Colombia. Anh chỉ kiếm được chưa đầy 1 USD mỗi lần cắt. Hiện tại, vợ của Luis đang mang thai và vẫn sống ở Venezuela. Anh đang cố gắng kiếm tiền để mua tã lót tại Colombia mang về cho con ở quê nhà.
 Luis làm nghề cắt tóc gần cây cầu Simon Bolivar, gần thành phố Cucuta, Colombia. Anh chỉ kiếm được chưa đầy 1 USD mỗi lần cắt. Hiện tại, vợ của Luis đang mang thai và vẫn sống ở Venezuela. Anh đang cố gắng kiếm tiền để mua tã lót tại Colombia mang về cho con ở quê nhà.

Maria đến từ Peru nhưng đã sống ở Venezuela trong suốt 25 năm. Do không có việc làm tại Venezuela nên hàng ngày, cô thường vượt biên vào Colombia để bán cà phê và bánh.
Maria đến từ Peru nhưng đã sống ở Venezuela trong suốt 25 năm. Do không có việc làm tại Venezuela nên hàng ngày, cô thường vượt biên vào Colombia để bán cà phê và bánh. 

Bà Tania lớn lên ở thủ đô Caracas, Venezuela, nhưng hiện giờ bà trở thành người vô gia cư ở Cucuta. Hàng ngày, bà phải thu nhặt chai nhựa và các vật liệu tái chế đem bán lấy tiền mua đồ ăn.
 Bà Tania lớn lên ở thủ đô Caracas, Venezuela, nhưng hiện giờ bà trở thành người vô gia cư ở Cucuta. Hàng ngày, bà phải thu nhặt chai nhựa và các vật liệu tái chế đem bán lấy tiền mua đồ ăn.

Một vài “tài sản” của Maria, một người vô gia cư khác đến từ Venezuela.
 Một vài “tài sản” của Maria, một người vô gia cư khác đến từ Venezuela.

Josue, cũng là một người dân Venezuela vô gia cư, làm nghề bán tranh trên đường phố để kiếm sống.
 Josue, cũng là một người dân Venezuela vô gia cư, làm nghề bán tranh trên đường phố để kiếm sống.

Trong ảnh là Carla, 23 tuổi, đã rời Venezuela tới Cacuta sau thời gian bị bạo lực tình dục 2 năm trước.
 Trong ảnh là Carla, 23 tuổi, đã rời Venezuela tới Cacuta sau thời gian bị bạo lực tình dục 2 năm trước.

Andres đến Colombia vài ngày trước và tìm nơi tị nạn tại một trung tâm địa phương.
 Andres đến Colombia vài ngày trước và tìm nơi tị nạn tại một trung tâm địa phương.

Sebastian đã ở Colombia được 15 ngày. Anh phải để lại vợ con ở Venezueal để sang Colombia tìm việc.
 Sebastian đã ở Colombia được 15 ngày. Anh phải để lại vợ con ở Venezueal để sang Colombia tìm việc.

Daniela là một tình nguyện viên đang nỗ lực hỗ trợ gia đình cô và những người dân địa phương.
 Daniela là một tình nguyện viên đang nỗ lực hỗ trợ gia đình cô và những người dân địa phương.

Carlos là một giáo sư khoa học và luật sư trong suốt hơn 15 năm. Tuy nhiên, ông đã mất việc trong cuộc khủng hoảng kinh tế tại Venezuela và hiện giờ đang phải sống lay lắt ngoài đường phố.
 Carlos là một giáo sư khoa học và luật sư trong suốt hơn 15 năm. Tuy nhiên, ông đã mất việc trong cuộc khủng hoảng kinh tế tại Venezuela và hiện giờ đang phải sống lay lắt ngoài đường phố.

Kinh tế khủng hoảng trầm trọng, Venezuela vẫn tổ chức duyệt binh hoành tráng

Ngày 5/7, Venezuela đã tổ chức diễu binh để kỷ niệm 207 năm Quốc khánh và ngày thành lập Lực lượng vũ trang Quốc gia Boliva. Sự kiện này diễn ra không lâu sau thông tin Tổng thống Mỹ trong năm 2017 từng quan tâm đến kế hoạch quân sự với Venezuela.
 

Ngày 3/7, hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa tin rằng trong cuộc họp tháng 8/2017 tại Nhà Trắng bàn luận về lệnh trừng phạt với Venezuela, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt câu hỏi với các cố vấn rằng Washington có thể đưa quân đến Caracas. Các cố vấn của Tổng thống Trump khi đó đã dành thời gian để giải thích rằng động thái quân sự là không hề khả thi.
Ngày 3/7, hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa tin rằng trong cuộc họp tháng 8/2017 tại Nhà Trắng bàn luận về lệnh trừng phạt với Venezuela, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt câu hỏi với các cố vấn rằng Washington có thể đưa quân đến Caracas. Các cố vấn của Tổng thống Trump khi đó đã dành thời gian để giải thích rằng động thái quân sự là không hề khả thi.