Tổng thống Putin nói về tình hình thế giới

(Kiến Thức) - Ban biên tập đài Sputnik liệt kê những tuyên bố gần đây và quan trọng nhất của Tổng thống Putin về các vấn đề lớn trên thế giới  hiện nay.

Ngày 28/9 tới, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và giới phân tích rất quan tâm chờ đợi bài phát biểu này.
Tong thong Putin noi ve tinh hinh the gioi
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Rất có thể, bài phát biểu này có liên quan mật thiết với những tuyên bố quan trọng gần đây của Tổng thống Putin về tình hình thế giới.

Chiến tranh ở Syria

Cuộc khủng hoảng Syria chỉ có thể giải quyết bằng cách củng cố chính phủ hợp pháp hiện nay và khuyến khích chính phủ này đối thoại với phe đối lập “lành mạnh” và tiến hành các cuộc cải cách, Tổng thống Putin tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình Mỹ CBS trước thềm chuyến đi đến Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Được CBS đề nghị bình luận ý kiến cho rằng một trong những mục tiêu của Nga là cứu ban lãnh đạo Syria, với người đứng đầu là Tổng thống Bashar al-Assad, hiện đang gánh chịu thất bại trong cuộc xung đột quân sự, Tổng thống Putin trả lời:  “Đúng vậy, đúng như thế…Những hành động theo hướng khác nhằm lật đổ chính phủ hợp pháp sẽ tạo ra tình huống mà ta có thể thấy ở nhiều nước trong khu vực hay ở những khu vực khác, thí dụ như Libya, nơi các thể chế nhà nước bị phá hủy. Chúng ta đang thấy tình huống tương tự, thật đáng tiếc, cả ở Iraq”.
 Ông Putin nói tiếp: “Và không hề có bất kỳ phương cách nào khác để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria ngoài việc củng cố những tổ chức nhà nước hiện hành và hỗ trợ họ trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố, nhưng cũng đồng thời khuyến khích họ thực hiện đối thoại với phần lành mạnh của phe đối lập và tiến hành cải cách”.

Hội đàm với Thủ tướng Israel

Trong cuộc gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người đã tuyên bố rằng ông đến thăm Nga chính là để thảo luận về tình hình phức tạp ở khu vực Trung Đông, Tổng thống Vladimir Putin nói Syria không cần thiết phải gây chiến với Israel vì  nhiệm vụ cấp bách hơn cả đối với Damascus vào  thời điểm hiện nay là bảo tồn chế độ. Ông nói tiếp: “Chúng ta đều biết và hiểu rằng quân đội Syria nói riêng và Syria nói chung đang ở trong tình trạng khiến họ không thể nghĩ đến việc mở thêm mặt trận thứ hai (với Israel). Họ còn phải lo việc gìn giữ chế độ của mình”.
Tổng thống Nga cũng bảo đảm với Thủ tướng Netanyahu rằng chính sách của Nga ở Trung Đông sẽ luôn mang tính trách nhiệm. Ông Putin tuyên bố: “Ở nhà nước Israel có rất nhiều người từ Liên Xô cũ sinh sống. Điều đó đặt ra một dấu ấn đặc biệt lên mối quan hệ nhà nước của chúng ta và tất cả hành động của Nga trong khu vực sẽ luôn luôn mang tính trách nhiệm cao”.

Thỏa thuận Minsk và tình hình ở Ukraine

Ngày 12/9, Tổng thống Putin nói với các hãng thông tấn Nga: “Đối với việc thực hiện Thỏa thuận Minsk, phương án thay thế khác… là không có. Và quan trọng nhất, điều cần làm là phải thiết lập mối liên lạc trực tiếp giữa chính quyền Kiev và chính quyền các nước Cộng hòa Donetsk và Lugansk để có thể thực hiện Thỏa thuận Minsk”.

Về cuộc khủng hoảng tị nạn ở Châu Âu

Ngày 4/9, sau bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế phương Đông (WEF), Tổng thống Putin nói:
 “Tôi cho rằng đây hoàn toàn là một cuộc khủng hoảng có thể dự đoán trước. Chúng tôi ở Nga… đã nhiều lần nói rằng sẽ có những vấn đề rất lớn xảy ra nếu như những người được gọi là đối tác phương Tây của chúng tôi vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách sai lầm về đối ngoại, đặc biệt là ở các khu vực của thế giới Hồi giáo, ở các vùng Trung Đông, Bắc Phi mà họ đang tiến hành gần như đến tận bây giờ. Chính sách này là gì? Đó là việc áp đặt các tiêu chuẩn của mình, không kể đến các đặc điểm cả về lịch sử, về tôn giáo, về dân tộc lẫn văn hóa của những khu vực này”.

Quan hệ Nga-Mỹ

Trong bài phát biểu ngày 19/6 tại Diễn đàn kinh tế St. Petersburg, Tổng thống Putin nói: “Không phải những cuộc xung đột vũ trang cục bộ là nguồn căn dẫn đến Chiến tranh Lạnh mà là những quyết định mang tính toàn cầu, thí dụ như việc Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo. Đó thực sự là một bước đẩy chúng ta đến vòng xoáy vũ trang mới, bởi vì nó thay đổi hệ thống an ninh toàn cầu”. Về thỏa thuận hạt nhân Iran, Tổng thống Putin cho biết: “Tất cả chúng ta đều cực lực phản đối việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt. Và đó là lập trường nguyên tắc của chúng tôi. Và chính hoàn cảnh đó cho phép chúng ta làm việc một cách khá xây dựng với Mỹ theo hướng này”.

Liệu ông Putin có “trói cánh” Israel ở Syria?

(Kiến Thức) - Về thỏa thuận tránh xung đột Nga-Israel ở Syria, giới phân tích đặt câu hỏi: Liệu ông Putin có “trói cánh” Israel trong không phận Syria, thông qua thỏa thuận này?

Thủ tướng Netanyahu nói rằng ông và Tổng thống Putin đã đồng ý về cách thức tránh xung đột giữa quân đội hai nước ở Syria. Tại một cuộc họp báo ở điện Kremlin, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo một thỏa thuận tránh xung đột giữa quân đội hai nước  trong và xung quanh Syria.
Lieu ong Putin co “troi canh” Israel o Syria?
Liệu thỏa thuận Nga-Israel có "trói cánh" máy bay Israel tiến hành các cuộc không kích ở Syria.
Nhưng tất cả những nụ cười và bắt tay thân thiện giữa hai nhà lãnh đạo này không thể xóa nhòa các nếp nhăn mới trong quan hệ Nga-Israel. Quyết định của Moscow gia tăng hiện diện quân sự ở miền bắc Syria để hậu thuẫn cho Tổng thống Bashar al-Assad đã đặt ra một thách thức tiềm tàng đối với Thủ tướng Netanyahu, người đã có nhiều năm “tương đối tự do hành động” trong việc tiến hành các cuộc tấn công chống lại việc vận chuyển vũ khí Iran cho Hezbollah qua Syria.

Ông Tập Cận Bình "đắc lợi" từ chuyến thăm Mỹ

(Kiến Thức) - Trong khi các khúc mắc quan trọng chưa được tháo gỡ thì chuyến thăm Mỹ có thể góp phần "đánh bóng" hình ảnh của ông Tập Cận Bình.

Phóng viên Philipp Bilsky của báo Deutsche Welle (Đức) nhận định, cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể không mang lại những bước đột phá lớn nhưng nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ nhận được thứ quan trọng nhất mà ông mong đợi.
Ong Tap Can Binh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.