Chiến lược chống IS của Mỹ đã “thất bại hoàn toàn”

(Kiến Thức) - Ở nước Mỹ, người ta bắt đầu thừa nhận rằng chiến lược chống IS (nhóm Nhà nước Hồi giáo) mà Washington và đồng minh vạch ra đã "thất bại hoàn toàn".

Thượng nghị sĩ Mỹ Jeff Sessions (bang Alabama) nói: "Cần thừa nhận rằng đó là thất bại hoàn toàn. Đổ vỡ thực sự. Rất muốn không phải như vậy, nhưng đáng tiếc đó là sự thực”.
Chien luoc chong IS cua My da
TNS Jeff Sessions: Chiến lược chống IS của Mỹ đã "thất bại hoàn toàn".
Mặc dù đã đổ ra hàng triệu USD để huấn luyện và trang bị cho quân nổi dậy Syria “ôn hòa”, nhưng theo Lầu Năm Góc, sự đóng góp của lực lượng này trong cuộc chiến chống IS (nhóm Nhà nước Hồi giáo) vẫn là vô cùng ít ỏi.
Tướng John Allen, người được Tổng thống Obama hồi năm ngoái bổ nhiệm làm chỉ huy liên quân chống  Nhà nước Hồi giáo, mới đây đã tuyên bố từ chức. Có tin nói, ông tướng này không hài lòng với diễn biến chiến sự.
Chỉ huy nhóm quân nổi dậy Syria đã từng được Mỹ đào tạo và hỗ trợ là Mohamed Dahir cũng đã rời chức vụ và đánh giá cuộc chiến chống IS là sứ mệnh thất bại.
Tuy nhiên, đồng thời  với niềm thất vọng vì đổ vỡ lại đã khởi đầu sự thay đổi trong tâm thức công chúng Mỹ và Châu Âu.
Trước đây tất cả các câu hỏi gắn với Syria đều có chung giải đáp đơn giản cứng rắn: không thể làm việc với Tổng thống  al-Assad mà cần gạt bỏ ông ta. Còn bây giờ, lập trường của phương Tây đang trở nên mềm mỏng hơn.
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond nói: "Chúng tôi không tuyên bố rằng lập trường của chúng tôi liên quan đến việc từ chức của ông Assad là vô điều kiện, không thể bàn cãi. Chúng tôi cũng không nói rằng chúng tôi không sẵn sàng thảo luận với Nga, Iran và các quốc gia khác về khả năng bắt đầu một giai đoạn quá độ ngắn ở Syria, dưới sự giám sát quốc tế".
Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz nêu ý kiến: "Tôi không cho rằng ông Assad là bộ phận thiết yếu trong giải pháp lâu dài của vấn đề Syria, nhưng vào thời điểm này nên có ông ấy tham gia đàm phán".
"Chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng ở đây (Syria) cần có giải pháp chính trị mà việc thực thi chỉ theo con đường đàm phán", Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh. 
Ông Kerry cũng tuyên bố rằng nước Mỹ sẵn sàng "bắt đầu thảo luận với Nga" để hoạch định chiến lược chung cho cuộc đấu tranh chống nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS.
Có thể nói rằng sự đổ vỡ chiến lược chống IS của Washington khiến cho phương Tây có thái độ cởi mở hơn với những đề xuất mới nhằm giải quyết khủng hoảng Syria.

Mỹ "mất cả chì lẫn chài" với phiến quân Syria "ôn hòa"

(Kiến Thức) - Hai chuyên gia John Mueller và Ross Harrison thẳng thắn nêu lý  do vì sao chương trình đào tạo phiến quân Syria "ôn hòa" của Mỹ lại thất bại thảm hại.

Trao đổi với đài phát thanh Sputnik hôm 23/9, hai chuyên gia John Mueller và Ross Harrison cho rằng sở dĩ lực lượng phiến quân ôn hòa ở Syria do Mỹ đào tạo và huấn luyện để chống lại phiến quân IS có kết quả thảm hại như vậy là do sự mất lòng tin đối với giáo viên hướng dẫn, thiếu ý chí chiến đấu và thiếu chỉ đạo trên chiến trường.
Hôm 22/9, truyền thông quốc tế đưa tin rằng, lực lượng chiến binh Syria ôn hòa thuộc Sư đoàn 30 (đã tốt nghiệp chương trình đào tạo và huấn luyện của Mỹ) đã chạy sang hàng ngũ Mặt trận al-Nusra (nhóm được xem là chi nhánh của al-Qaeda).

Năm thông điệp địa chính trị Nga phát đi từ Syria

(Kiến Thức) - Với việc Nga tiếp tục đổ quân và vũ khí vào Syria, Tổng thống Putin muốn phát đi năm thông điệp địa chính trị gửi đến toàn thế giới.

Thông điệp địa chính trị thứ nhất: những tin tức của báo chí phương Tây về sự sụp đổ của Nga là  phóng đại thái quá. Nói cách khác, nhận định rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây cộng với giá dầu sụt giảm kết hợp với kinh tế Trung Quốc suy thoái…đang đẩy Nga đến bờ vực sụp đổ là quá chủ quan, vội vã. Khả năng triển khai sức mạnh toàn cầu của Nga chỉ bằng một phần nhỏ khả năng của Mỹ,  nhưng Nga là một trong số ít các nước trên thế giới có thể đưa quân vào Syria.  Điện Kremlin đã phát đi  tín hiệu rõ ràng về việc Nga có kế hoạch đóng vai trò chủ động trong việc thiết lập chương trình nghị sự ở Trung Đông và không thụ động chấp nhận việc người Mỹ tùy tiện định hình tương lai khu vực.
Nam thong diep dia chinh tri Nga phat di tu Syria
Tổng thống Putin rõ ràng không chấp nhận việc để cho Mỹ tiếp tục loại bỏ một nhà lãnh đạo nữa bị phương Tây gán cho cái mác “độc tài” và phá hoại sự ổn định ở Trung Đông. 
Thông điệp thứ hai, Tổng thống Putin rõ ràng không chấp nhận việc để cho Mỹ tiếp tục loại bỏ một nhà lãnh đạo nữa bị phương Tây gán cho cái mác “độc tài” và phá hoại sự ổn định ở Trung Đông. Trong khi Mỹ và Châu Âu tiếp tục tranh cãi về hành động sắp tới, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng di cư, Nga sẵn sàng hành động và nói rằng viện trợ quân sự trực tiếp để hỗ trợ Tổng thống Assad trong cuộc chiến chống cái gọi là Nhà nước Hồi giáo IS là cách tốt nhất để chấm dứt xung đột. Tổng thống Putin đã nhiều lần tuyên bố rằng nếu mục tiêu chính sách của phương Tây là nhằm giảm dòng người tị nạn và giảm các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, thì kinh nghiệm ở Iraq và Libya cho thấy việc  lật đổ Tổng thống Assad là hoàn toàn trái ngược với mục tiêu này. Sau khi đưa ra kết luận như trên, ông Putin không thèm quan tâm đến ý kiến phản đối của phương Tây trong việc đưa bộ binh vào Syria.