Ông Tập Cận Bình "đắc lợi" từ chuyến thăm Mỹ

(Kiến Thức) - Trong khi các khúc mắc quan trọng chưa được tháo gỡ thì chuyến thăm Mỹ có thể góp phần "đánh bóng" hình ảnh của ông Tập Cận Bình.

Phóng viên Philipp Bilsky của báo Deutsche Welle (Đức) nhận định, cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể không mang lại những bước đột phá lớn nhưng nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ nhận được thứ quan trọng nhất mà ông mong đợi.
Ong Tap Can Binh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Cả Washington và Bắc Kinh đều nỗ lực để đạt được một thỏa thuận mà hai bên cùng chấp thuận trong khuôn khổ chương trình nghị sự và có thể hai nhà lãnh đạo sẽ tuyên bố những kết quả đạt được sau cuộc họp thượng đỉnh.
Quá nhiều vấn đề cần được thảo gỡ giữa hai cường quốc thế giới: tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, những bất ổn gần đây trong thị trường chứng khoán Trung Quốc, sự mất giá đồng nhân dân tệ, chính sách tiền tệ của Mỹ, vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc dưới thời ông Tập cũng như thách thức đối phó với CHDCND Triều Tiên.
Những bước tiến nhỏ
Tuy nhiên, trước mắt mới chỉ có thể là những bước tiến nhỏ. Vấn đề được đề cao trong chương trình nghị sự của Mỹ là an ninh mạng và có thể hai quốc gia này sẽ ký kết một thỏa thuận mang tính “lịch sử”.
Tuy vậy, thỏa thuận này có thể không liên quan đến các cuộc tấn công mạng gần đây mà Bắc Kinh bị cáo buộc gây ra.
Mọi người sẽ có thể nhận thấy những tiến triển nhỏ về các vấn đề như biến đổi khí hậu và đầu tư. Nhưng không có đột phá nào đạt được về các vấn đề lớn gây tranh cãi như hoạt động hút cát đắp đảo trái phép của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Thực chất của vấn đề là hai nước có những lợi ích cơ bản khác nhau trên nhiều lĩnh vực. Do vậy, việc đạt được thỏa hiệp có thể rất khó khăn.
"Phô trương"  và "đánh bóng" hình ảnh
Bất kể thỏa thuận cuối cùng được đưa ra là gì thì một điều rõ ràng rằng, cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung sẽ cho thấy "phô trương" quyền lực và "đánh bóng" quyền lực.
Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ được Mỹ chào đón bằng nghi thức bắn 21 phát đại bác cùng bữa dạ tiệc theo nghi thức nhà nước.
Sau cuộc gặp với Tổng thống Obama, ông Tập sẽ có một bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Và như vậy, phương tiện truyền thông Trung Quốc "thoải mái" đưa tin Chủ tịch Tập Cận Bình là một chính khách được cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ, công nhận. Trong bối cảnh này, việc giải quyết các vấn đề lớn chỉ đóng vai trò thứ cấp mà thôi.

“Thập tự chinh” chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình

(Kiến Thức) -  "Thập tự chinh” chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình  là  “đoạn tuyệt với quá khứ”, chứ không phải là  "thời kỳ bình thường" đối với kinh tế Trung Quốc.

Lịch sử sẽ  ghi nhớ cuộc “thập tự chinh” chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.
“Thap tu chinh” chong tham nhung cua ong Tap Can Binh
Một quan tham Trung Quốc bị bắt trong chiến dịch "Săn cáo" ở nước ngoài.
Cho đến nay,  Chủ tịch Trung Quốc dường như  tập trung đối phó với vấn nạn tham nhũng hơn là tiến hành cải cách kinh tế. Các chiến dịch chống tham nhũng hiện nay ở Trung Quốc nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của công chúng, nhưng  tác động kinh tế trước mắt của nó vẫn còn gây tranh cãi. Giới quan chức hiện đang lưỡng lự  trong khâu ra quyết định và mức độ tiêu thụ xe sang đã giảm mạnh, những chỉ dấu cho thấy tình trạng suy thoái kinh tế.

Ông Tập Cận Bình ra lệnh mời bà Suu Kyi thăm Trung Quốc

(Kiến Thức) - Theo Boxun News, Chủ tịch Tập Cận Bình ra lệnh mời bà Suu Kyi thăm Trung Quốc do hết kiên nhẫn với sự bất lực của Bộ Ngoại giao.

Trang tin Boxun cho rằng Chủ tịch Tập Cận Bình ra lệnh mời bà Suu Kyi do hết kiên nhẫn trước vấn đề bất ổn ở biên giới TrungQuốc-Myanmar.
Nguồn tin ở Bắc Kinh tiết lộ với Boxun News rằng quyết định mời bà Aung San Suu Kyi - lãnh đạo phe đối lập ở Myanmar - thăm Trung Quốc tuần này được đưa ra sau cuộc họp kéo dài hai ngày của Ủy ban An ninh Quốc gia Trung Quốc (CNSC) do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu.