Tổng thống Putin khai trương chuyến tàu hỏa lần đầu tiên nối Nga với Crimea

Tổng thống Vladimir Putin hôm 23/12 khai trương tuyến đường sắt nối liền hai thành phố lớn nhất của Nga đến Crimea.

“Công sức, tài năng, quyết tâm và trí tuệ, các kỹ sư đã cho thấy rằng Nga có thể thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quy mô thế giới như vậy. Đây là cây cầu dài nhất không chỉ ở Nga mà còn ở châu Âu”, Tổng thống Putin nói với các công nhân xây dựng.
“Các bạn đã cho thấy rằng Nga có thể thực hiện các dự án quy mô lớn như vậy bằng khả năng công nghệ của chính mình. Điều này, mang lại cho chúng tôi niềm tin rằng chúng tôi có thể và chắc chắn sẽ thực hiện các dự án tương tự trong tương lai”, ông Putin nhấn mạnh.
Tong thong Putin khai truong chuyen tau hoa lan dau tien noi Nga voi Crimea
Tổng thống Vladimir Putin khai trương tuyến đường sắt nối liền hai thành phố lớn nhất của Nga đến Crimea (Ảnh: Reuters) 
Việc xây dựng cây cầu dài 19 km, trị giá 3,4 tỷ USD này bị Ukraine bị phản đối kịch liệt. Các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu cấm công dân và các công ty châu Âu đầu tư vào Crimea, bao gồm cả cơ sở hạ tầng và giao thông bán đảo Crimea. Điều này cũng phần nào cản trở việc Nga xây dựng cây cầu này.
Cây cầu được thiết kế để tích hợp Crimea vào nền kinh tế Nga và chấm dứt sự cô lập bằng cách cho phép Nga cung cấp các nguồn hỗ trợ cho Crimea bằng đường bộ và đường sắt cũng như đường biển và đường hàng không.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tuyến đường sắt mới sẽ vận chuyển khoảng 14 triệu hành khách và khoảng 13 triệu tấn hàng hóa vào năm tới. Ông Putin cho biết cây cầu sẽ khôi phục các tuyến đường sắt đến Crimea bị cắt đứt vào năm 2014 khi Matxcơva sáp nhập bán đảo Crimea.
Cầu đường bộ nối Nga và Crimea cũng đã được thông xe vào tháng 5/2018 khi Tổng thống Putin lái một chiếc xe tải đi qua cầu.
Tổng tuyến đường sắt từ thành phố phía tây bắc Saint Petersburg đến thành phố cảng Sevastopol của Crimea có khoảng cách 2.500 km.
Chuyến tàu chở khách đầu tiên chở 530 người rời Saint Petersburg vào chiều 23/12 và chuyến tàu từ Matxcơva sẽ xuất phát ngày 24/12, trong khi dịch vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách từ các thành phố khác của Nga sẽ bắt đầu vào năm tới.

Dấu ấn 4 lần đắc cử Tổng thống Nga của ông Putin

(Kiến Thức) - Trong các cuộc bầu cử Tổng thống Nga, ông Putin luôn giành được tỷ lệ ủng hộ cao. Đó chính là phần thưởng xứng đáng dành cho ông Putin vì tất cả những gì tốt đẹp ông đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại cho nước Nga.

Tháng 8/1999 có thể được coi là dấu mốc “bước ngoặt” trong sự nghiệp chính trị của Tổng thống Putin với việc Tổng thống Nga khi đó là Boris Yeltsin (thứ hai từ phải sang) bổ nhiệm ông Putin làm Thủ tướng thay thế cho ông Sergei Stepashin (ngoài cùng bên phải). Ảnh: Ông Putin (trái) bắt tay ông Boris vào ngày 9/8/1991. Ảnh: Getty Images.
Tháng 8/1999 có thể được coi là dấu mốc “bước ngoặt” trong sự nghiệp chính trị của Tổng thống Putin với việc Tổng thống Nga khi đó là Boris Yeltsin (thứ hai từ phải sang) bổ nhiệm ông Putin làm Thủ tướng thay thế cho ông Sergei Stepashin (ngoài cùng bên phải). Ảnh: Ông Putin (trái) bắt tay ông Boris vào ngày 9/8/1991. Ảnh: Getty Images. 

Tổng thống Nga khi đó Boris Yeltsin (trái) và Thủ tướng Putin trong văn phòng ngày 13/10/1999. Ảnh: Getty.
 Tổng thống Nga khi đó Boris Yeltsin (trái) và Thủ tướng Putin trong văn phòng ngày 13/10/1999. Ảnh: Getty.

Sau khi Tổng thống Yeltsin từ chức vào tháng 12/1999, ông Putin được chỉ định trở thành tổng thống lâm thời của nước Nga. Ảnh: Ông Boris bắt tay quyền Tổng thống Putin trong buổi lễ chia tay tại Điện Kremlin ở thủ đô Moscow hồi tháng 12/1999. Ảnh: CNN.
Sau khi Tổng thống Yeltsin từ chức vào tháng 12/1999, ông Putin được chỉ định trở thành tổng thống lâm thời của nước Nga. Ảnh: Ông Boris bắt tay quyền Tổng thống Putin trong buổi lễ chia tay tại Điện Kremlin ở thủ đô Moscow hồi tháng 12/1999. Ảnh: CNN.

Ông Boris Yeltsin trao một bản sao Hiến pháp Nga cho ông Putin ngày 21/12/1999. Ảnh: Wikimedia Commons.
 Ông Boris Yeltsin trao một bản sao Hiến pháp Nga cho ông Putin ngày 21/12/1999. Ảnh: Wikimedia Commons.

Ông Boris (phải) bắt tay Thủ tướng, quyền Tổng thống Nga khi đó Vladimir Putin (trái) khi rời khỏi văn phòng ở Điện Kremlin ngày 31/12/1999. Ảnh: Getty Images.
Ông Boris (phải) bắt tay Thủ tướng, quyền Tổng thống Nga khi đó Vladimir Putin (trái) khi rời khỏi văn phòng ở Điện Kremlin ngày 31/12/1999. Ảnh: Getty Images. 

Trong cuộc bầu cử vào tháng 3/2000, Nga tổ chức bầu cử sớm và ông Putin đã giành chiến thắng với tỷ lệ 52,94% số phiếu ủng hộ. Ảnh: Tổng thống Nga Putin tuyên thệ nhậm chức trong khi ông Boris đứng cạnh hồi tháng 5/2000. Ảnh: CNN.
Trong cuộc bầu cử vào tháng 3/2000, Nga tổ chức bầu cử sớm và ông Putin đã giành chiến thắng với tỷ lệ 52,94% số phiếu ủng hộ. Ảnh: Tổng thống Nga Putin tuyên thệ nhậm chức trong khi ông Boris đứng cạnh hồi tháng 5/2000. Ảnh: CNN.

Trong bài diễn văn nhậm chức ngày 7/5/2000, Tổng thống Putin nói: “Chúng ta đều có mục tiêu chung, chúng ta đều muốn Liên bang Nga trở thành một quốc gia tự do, giàu mạnh, thịnh vượng và văn minh, một quốc gia mà công dân luôn cảm thấy tự hào và được quốc tế tôn trọng. Tôi cam kết sẽ làm việc một cách minh bạch và trung thực”. Ảnh: Wikipedia.
Trong bài diễn văn nhậm chức ngày 7/5/2000, Tổng thống Putin nói: “Chúng ta đều có mục tiêu chung, chúng ta đều muốn Liên bang Nga trở thành một quốc gia tự do, giàu mạnh, thịnh vượng và văn minh, một quốc gia mà công dân luôn cảm thấy tự hào và được quốc tế tôn trọng. Tôi cam kết sẽ làm việc một cách minh bạch và trung thực”. Ảnh: Wikipedia. 

Tiếp đến, Tổng thống Putin tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai vào ngày 14/3/2004 với 71% số phiếu ủng hộ và tiếp tục trở thành người đứng đầu nước Nga cho đến năm 2008. Ông làm Thủ tướng Nga trong khoảng thời gian 2008-2012. Ảnh: Getty.
Tiếp đến, Tổng thống Putin tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai vào ngày 14/3/2004 với 71% số phiếu ủng hộ và tiếp tục trở thành người đứng đầu nước Nga cho đến năm 2008. Ông làm Thủ tướng Nga trong khoảng thời gian 2008-2012. Ảnh: Getty.

Tổng thống Nga Putin tham dự buổi lễ mừng ông nhậm chức tại Điện Kremlin, thủ đô Moscow, ngày 7/5/2004. Ảnh: AP.
 Tổng thống Nga Putin tham dự buổi lễ mừng ông nhậm chức tại Điện Kremlin, thủ đô Moscow, ngày 7/5/2004. Ảnh: AP.

Tham gia cuộc bầu cử năm 2012, ông Putin dễ dàng tái đắc cử với 63,6% số phiếu ủng hộ. Ảnh: Getty.
 Tham gia cuộc bầu cử năm 2012, ông Putin dễ dàng tái đắc cử với 63,6% số phiếu ủng hộ. Ảnh: Getty.

Tổng thống Putin tuyên thệ nhậm chức trong nhiệm kỳ thứ ba của ông ngày 7/5/2012. Ảnh: Wikipedia.
Tổng thống Putin tuyên thệ nhậm chức trong nhiệm kỳ thứ ba của ông ngày 7/5/2012. Ảnh: Wikipedia. 

Trong cuộc tổng tuyển cử hôm 18/3/2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giành chiến thắng áp đảo với 76,6% số phiếu bầu, lập kỷ lục về số lượng người ủng hộ trong lịch sử nước Nga thời hậu Xô viết. Ảnh: Reuters.
 Trong cuộc tổng tuyển cử hôm 18/3/2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giành chiến thắng áp đảo với 76,6% số phiếu bầu, lập kỷ lục về số lượng người ủng hộ trong lịch sử nước Nga thời hậu Xô viết. Ảnh: Reuters.

Có thể thấy, trong các cuộc bầu cử Tổng thống Nga, Tổng thống Putin luôn giành được tỷ lệ ủng hộ cao. Đó là phần thưởng xứng đáng dành cho ông Putin vì tất cả những gì tốt đẹp ông đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại cho nước Nga. Ảnh: Reuters.
Có thể thấy, trong các cuộc bầu cử Tổng thống Nga, Tổng thống Putin luôn giành được tỷ lệ ủng hộ cao. Đó là phần thưởng xứng đáng dành cho ông Putin vì tất cả những gì tốt đẹp ông đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại cho nước Nga. Ảnh: Reuters. 

Tổng thống Putin ký phê chuẩn dự luật đình chỉ hiệp ước INF

Nga tuyên bố sẽ triển khai các biện pháp quân sự đáp trả những mối đe dọa của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) liên quan đến việc Moskva đình chỉ thực thi INF.

Tổng thống Putin đã ký phê chuẩn dự luật đình chỉ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).