Vì sao Mỹ rút khỏi UNESCO?

Mỹ đã thông báo quyết định rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO).

Theo The Guardian, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 22/7 thông báo Mỹ sẽ rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO). Quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 31/12/2026.

"UNESCO nỗ lực thúc đẩy những mục tiêu xã hội và văn hóa gây chia rẽ, đồng thời quá tập trung vào các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, một chương trình nghị sự toàn cầu, mang tính ý thức hệ về phát triển quốc tế trái ngược với chính sách đối ngoại ‘Nước Mỹ trên hết' của chúng tôi”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce cho biết.

untitled.png
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Getty.

Động thái này được cho là một đòn giáng mạnh vào tổ chức toàn cầu có trụ sở tại Paris, được thành lập sau Thế chiến II nhằm thúc đẩy hòa bình thông qua hợp tác quốc tế về giáo dục, khoa học và văn hóa.

Quyết định rút Mỹ khỏi UNESCO là một phần trong kế hoạch nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump nhằm rút Mỹ khỏi hàng loạt tổ chức quốc tế, trong đó có Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Trước đó, trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump cũng đã rút Mỹ khỏi UNESCO. Khi Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền, ông đã đảo ngược quyết định này.

Nguồn tin cho biết thêm, các quan chức tại trụ sở UNESCO ở Paris (Pháp) đã chuẩn bị tâm lý cho khả năng Mỹ rút khỏi tổ chức này khi ông Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025.

Mỹ hiện đóng góp khoảng 8% tổng ngân sách của UNESCO nên tác động tài chính có thể sẽ không nghiêm trọng bằng việc Mỹ rút khỏi các tổ chức khác như WHO - tổ chức mà Mỹ hiện là nhà tài trợ lớn nhất.

>>> Mời độc giả xem thêm video: Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 5/2025 cho biết ông có kế hoạch dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Syria

Nguồn video: CSPAN/News Week

Vì sao Mỹ tạm dừng cung cấp vũ khí cho Ukraine?

Đại sứ Mỹ tại NATO Matthew Whitaker cho biết Washington tạm dừng cung cấp vũ khí cho Ukraine như một phần của chính sách "Nước Mỹ trên hết".

Theo RT ngày 2/7, Đại sứ Mỹ tại NATO Matthew Whitaker nói với Fox Business rằng Mỹ đang tạm dừng cung cấp vũ khí cho Ukraine như một phần của chính sách "Nước Mỹ trên hết". Ông nhấn mạnh rằng Mỹ cần đảm bảo đất nước có đủ hệ thống phòng không trong kho vũ khí của mình trước bất cứ điều gì khác.

"Đây chính là hình ảnh 'Nước Mỹ trên hết'. Trước tiên, chúng ta phải quan tâm đến nhu cầu của Mỹ. Chúng ta phải đảm bảo rằng chúng ta có đủ tên lửa Patriot, đủ hệ thống phòng không và mọi thứ cần thiết để đảm bảo chiến thắng của chúng ta trên chiến trường", ông Whitaker nói với người dẫn chương trình Maria Bartiromo của Fox Business hôm 2/7.

Ông Trump sẽ dùng quyền đặc biệt để cấp vũ khí cho Ukraine?

Nguồn tin cho biết, ông Trump sẽ dùng quyền lực đặc biệt của Tổng thống Mỹ để cho phép gửi vũ khí tới Ukraine.

Kyiv Independent dẫn nguồn tin am hiểu quyết định này ngày 10/7 cho biết, lần đầu tiên kể từ khi trở lại nắm quyền vào tháng 1/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ phê duyệt việc gửi vũ khí cho Ukraine theo cơ chế Quyền Rút vốn của Tổng thống (PDA), một quyền lực thường xuyên được người tiền nhiệm của ông sử dụng.

Động thái này đánh dấu sự thay đổi tiềm tàng trong cách tiếp cận của chính quyền ông Trump đối với việc hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Vì sao Tổng thống Trump rời Hội nghị Thượng đỉnh G7 sớm?

Tổng thống Mỹ Donald Trump rời khỏi Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Canada sớm hơn dự kiến vì tình hình xung đột đang diễn ra ở Trung Đông.

Theo NBC News, Tổng thống Trump đã thay đổi kế hoạch, rời khỏi Hội nghị Thượng đỉnh G7 sớm hơn dự kiến.

"Vì những gì đang diễn ra ở Trung Đông, Tổng thống Trump sẽ rời đi vào tối 16/6 (giờ địa phương) sau bữa tối với các nguyên thủ quốc gia", Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt viết trên mạng X.