“Tôi từng đi học gần 10 năm mà không có quyển sách giáo khoa nào”

Đó là chia sẻ của PGS.TS Trần Kiều khi góp ý cho công trình đặc biệt “80 năm Giáo dục Việt Nam” khởi thảo dịp Quốc khánh 2/9.

Công trình đặc biệt khởi thảo nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9

GS. Lê Anh Vinh, Trưởng Ban biên soạn, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết: “80 năm Giáo dục Việt Nam” là một công trình đặc biệt, được khởi thảo nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, nhằm nhìn lại một cách hệ thống vai trò của giáo dục trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, kiến thiết và phát triển đất nước.

le-anh-vinh.png
GS. Lê Anh Vinh, Trưởng Ban biên soạn, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Sỹ Điền.

Cuốn sách là một công trình đồ sộ, cả về nội dung và kết cấu. Bản thảo được chia thành ba phần lớn:

Phần I đi theo tiến trình lịch sử, tái hiện quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của nền giáo dục Việt Nam từ năm 1945 đến nay, qua từng giai đoạn cách mạng, chiến tranh, đổi mới và hội nhập. Những chuyển động ấy không tách rời khỏi những thăng trầm của đất nước mà chính là một phần máu thịt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.

Phần II tiếp cận theo các lĩnh vực và trụ cột của hệ thống giáo dục, bao gồm: giáo dục mầm non, phổ cập và giáo dục bắt buộc, chương trình giáo dục phổ thông, đội ngũ nhà giáo, giáo dục dân tộc, giáo dục hòa nhập, giáo dục tài năng, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và khoa học giáo dục. Mỗi lĩnh vực đều phản ánh những bước chuyển sâu sắc, những bài học thực tiễn quý báu và những định hướng tương lai đáng suy ngẫm.

Phần III, tập trung vào lịch sử hình thành và phát triển của ngành giáo dục và đào tạo các tỉnh thành phố, những thành tựu nổi bật và định hướng phát triển trong tương lai.

“Cuốn sách không chỉ là một bản tổng kết lịch sử, mà còn là cơ sở để khẳng định giáo dục là động lực nội sinh, là chìa khóa then chốt cho sự phát triển con người và quốc gia. Thông qua các chặng đường phát triển của giáo dục, chúng ta có thể thấy rõ hơn vai trò của giáo dục trong xây dựng nền độc lập dân tộc, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, thu hẹp khoảng cách vùng miền, tạo nên sự công bằng và bền vững trong phát triển đất nước”, TS Lê Anh Vinh chia sẻ.

Cần dựa trên tư liệu khách quan và trải nghiệm thực tế

Góp ý cho cuốn sách, PGS.TS Trần Kiều, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng, khi viết về lịch sử, cần phải xác định đây là một quá trình với các phân đoạn rõ ràng. Mỗi giai đoạn phải làm nổi bật được các yếu tố cốt lõi như sự kiện, nhân vật, bản chất của sự kiện và những thành tựu đạt được, đồng thời cũng phải nhắc đến cả những khó khăn, bất cập.

thay-bao.jpg
PGS Trần Kiều, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Chia sẻ với tư cách một chứng nhân lịch sử, PGS Trần Kiều cho biết, ông bắt đầu đi học từ năm 1946, học tiểu học và trung học trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đó là một thời kỳ “đại gian khổ”, chứ không phải chỉ đơn thuần là khó khăn. Trong giai đoạn đầu, giáo dục chưa có chuyên gia đúng nghĩa, sách giáo khoa hầu như không có, điều kiện học tập thiếu thốn trầm trọng.

“Tôi đi học gần 10 năm mà không có quyển sách giáo khoa nào. Giáo viên cũng không có sách. Giáo sư Phan Ngọc dạy tiếng Anh cho chúng tôi cũng không có giáo trình, phải tự nghĩ chủ đề rồi giảng miệng bằng cách gợi nhớ”, ông kể. Môn Toán cũng vậy, thầy chỉ có một quyển tiếng Pháp, phải dịch rồi giảng lại cho học sinh. Ông cho rằng, ban biên soạn cần xác định lại bản chất công trình, xem đây là một "cuốn sách lịch sử giáo dục Việt Nam" thực thụ, được viết dựa trên tư liệu khách quan và trải nghiệm thực tế, tránh “ngợi ca thái quá”.

img-6971.jpg
Các đại biểu tham dự Hội thảo.

PGS.TS Đặng Quốc Bảo cho rằng cần mở rộng phạm vi nhìn nhận về giáo dục Việt Nam, không chỉ bó hẹp trong lãnh thổ mà phải tính đến cộng đồng người Việt ở nước ngoài, hiện đã lên tới gần 4 triệu người, sinh sống tại Mỹ, Pháp và nhiều nước khác. Bản thảo sách, theo ông nên có nội dung đề cập tới vai trò, đặc điểm và ảnh hưởng của giáo dục trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, bởi đây cũng là một bộ phận của nền giáo dục Việt Nam.

Hội thảo góp ý sách “80 năm Giáo dục Việt Nam” do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 25 tháng 7 năm 2025. Hơn 200 đại biểu, bao gồm nhà quản lí giáo dục, nhà nghiên cứu lịch sử, chuyên gia giáo dục và nhà giáo uy tín đã tham dự và góp ý kiến nhằm hoàn thiện bản thảo cuốn sách. Các ý kiến đóng góp tại hội thảo được Ban tổ chức tiếp thu đầy đủ để chỉnh sửa, hoàn thiện bản thảo.

“Em là đôi mắt của anh”

Trở về từ chiến trường với đôi mắt vĩnh viễn không còn ánh sáng, người lính Cao Văn Thành đã có vợ làm đôi mắt, cùng ông đi qua giông bão cuộc đời.

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, câu chuyện của thương binh nặng Cao Văn Thành và người vợ tần tảo Phan Thị Kim Song, sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, như một định mệnh (2/2/1951) vẫn là một bản tình ca bất tử.

Ông, người thương binh hạng 1/4, dù không còn nhìn thấy, vẫn toát lên vẻ rắn rỏi của một người lính. Bà, với mái tóc đã điểm bạc, ngồi cạnh ông, ánh mắt luôn chan chứa một tình yêu dịu dàng. Câu chuyện của họ, được kể lại sau gần nửa thế kỷ, vẫn vẹn nguyên những cảm xúc của một thời hoa lửa.

Chuyên gia cảnh báo những lệch lạc trong dạy học Ngữ văn

Các chuyên gia khẳng định, hướng đi của việc dạy học văn theo chương trình mới là đúng, tuy nhiên, có những điểm “lệch” cần điều chỉnh.

Năm 2025 là năm đầu tiên đề thi tốt nghiệp THPT không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa (SGK). Đề thi được đánh giá là hay, tránh cho học sinh lối mòn học tủ, học vẹt. Tuy nhiên, việc dạy học văn theo chương trình mới, theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình Ngữ văn GDPT 2018 vẫn tồn tại những “lệch lạc”, cần trao đổi và điều chỉnh.

z6817347808221-448264e35abbd7b78bf210f37869c4f1.jpg
Tiết dạy học văn với sự đổi mới, sáng tạo khiến học trò thích thú tại Trường THPT Đại Mỗ, Hà Nội. Ảnh: minh họa.

Học sinh Nghệ An giành Huy chương Vàng Olympic Vật lý Quốc tế 2025

Cả 5 học sinh Việt Nam đều đoạt Huy chương Olympic Vật lí Quốc tế năm 2025, trong đó, em Nguyễn Thế Quân, Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An giành Huy chương Vàng.

Sáng 24/7, thông tin từ Bộ GD&ĐT cho biết, tại Kỳ thi Olympic Vật lí Quốc tế (IPhO) năm 2025 được tổ chức tại nước Cộng hòa Pháp, đội tuyển quốc gia Việt Nam có 5 học sinh dự thi và tất cả học sinh đều đoạt Huy chương với 01 Huy chương Vàng, 04 Huy chương Bạc.

olympic-vl-2.jpg
Đội tuyển IPhO 2025 (từ trái sang phải): PGS.TS Đặng Đức Vượng, Phó Trưởng đoàn; em Nguyễn Công Vinh (Huy chương Bạc); Em Nguyễn Thế Quân (Huy chương Vàng); Em Trương Đức Dũng (Huy chương Bạc); Em Lý Bá Khôi (Huy Chương Bạc); Em Trần Lê Thiện Nhân (Huy chương Bạc); PGS.TS Đỗ Danh Bích, Trưởng đoàn. Ảnh: MOET.