Miền Bắc giông dữ bất ngờ, chuyên gia cảnh báo

Chiều 19/7, giông lốc mạnh bất ngờ tràn qua Hà Nội và nhiều tỉnh Đông Bắc Bộ. Chuyên gia khí tượng lý giải nguyên nhân và đưa ra cảnh báo quan trọng.

Chiều 19/7, thời tiết miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội, chuyển biến đột ngột với mưa giông, gió giật mạnh khiến nhiều người lầm tưởng bão số 3 đã đổ bộ. Tuy nhiên, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây chưa phải là ảnh hưởng từ hoàn lưu bão Wipha. Điều đáng lo ngại là những diễn biến chính của bão vẫn còn phía trước – với nguy cơ mưa lớn, lũ quét, sạt lở và ngập úng đang được các chuyên gia khí tượng phát cảnh báo sớm. Người dân không nên chủ quan.

bao.png
Cây đổ trên đường Phạm Văn Đồng chiều 19/7. Ảnh: Vân Đức/ĐSPL.

Dông lốc dữ dội chiều 19/7 không phải do bão số 3

Vào hồi 16 giờ 10 phút ngày 19/7, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã phát đi cảnh báo, qua theo dõi trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và radar thời tiết phát hiện thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho khu vực phía Bắc Hà Nội, đang di chuyển và mở rộng sang khu vực nội thành TP Hà Nội. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá là cấp 1.

Khoảng 16 giờ 30 phút, tại Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận, mây đen kéo đến, trời chuyển mưa dông, gió thổi mạnh khiến nhiều phương tiện không thể di chuyển.

Nhiều người băn khoăn, không biết đây có phải là cơn bão số 3 Wipha, bởi theo các bản tin dự báo, bão đang di chuyển nhanh và có xu hướng mạnh lên.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm, cho biết cơn mưa dông chiều nay tại Bắc Bộ bắt nguồn từ hoạt động hội tụ gió trên rãnh áp thấp có trục Tây Bắc – Đông Nam chạy qua khu vực. Trong khi đó, hoàn lưu của bão Wipha dự kiến chỉ bắt đầu ảnh hưởng đến đất liền nước ta từ chiều tối và đêm ngày 20/7.

Theo ghi nhận, các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Ninh và Hà Nội đều xuất hiện gió mạnh, sau đó là dông lốc, gây nhiều thiệt hại vật chất.

Tính đến 16h chiều nay, tâm bão Wipha đang nằm ở vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, theo thông tin từ cơ quan khí tượng thủy văn. Cường độ gió mạnh nhất tại vùng gần tâm bão đạt cấp 10 (89–102km/giờ), giật cấp 12. Bão đang di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 20km/h.

Miền Bắc đối mặt nguy cơ mưa lớn, lũ quét trong vài ngày tới

Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Wipha là một cơn bão mạnh, có tốc độ di chuyển nhanh, đồng thời mang theo vùng mưa lớn và gió mạnh, tập trung lệch về phía tây và phía nam của hoàn lưu.

Ông Lâm cảnh báo: trong 24 giờ tới, nguy cơ đáng lo ngại nhất là gió mạnh và sóng lớn trên khu vực phía Bắc và giữa Biển Đông, đặc biệt là vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa. Khu vực phía Bắc của Bắc Biển Đông, nơi bão đi qua có thể hứng chịu gió cấp 10–12, giật tới cấp 15.

Từ khoảng ngày 20 đến 21/7, các đảo như Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu bão với gió giật mạnh và mưa lớn.

Đến gần sáng và trong ngày 22/7, khu vực ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ bắt đầu hứng chịu tác động trực tiếp từ bão – bao gồm gió mạnh, mưa lớn và hiện tượng dâng nước do sóng biển kết hợp thủy triều. Theo ông Lâm, tình trạng ngập úng tại các vùng trũng ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng có thể xảy ra từ trưa và chiều các ngày 21–23/7.

Trên đất liền, vùng ảnh hưởng của bão được dự báo sẽ mở rộng ra phần lớn Đông Bắc Bộ. Các địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng, ven biển Hưng Yên, Ninh Bình và Thanh Hóa nằm trong vùng có thể chịu tác động trực tiếp.

Dự báo cho thấy bão Wipha sẽ gây ra một đợt mưa lớn trên diện rộng tại Bắc Bộ, kéo dài đến các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Trong đó, khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An sẽ có mưa nhiều trong thời gian từ ngày 21 đến 24/7. Lượng mưa tại một số nơi có thể vượt ngưỡng 150mm trong vòng 3 giờ – ông Lâm cho biết.

Cũng theo ông, mưa lớn trong những ngày tới có thể làm xuất hiện một đợt lũ trên các sông ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An với biên độ lũ dao động từ 3 đến 6 mét.

Ngoài ra, các khu vực trũng thấp ven sông, đô thị và nơi tập trung dân cư có nguy cơ cao xảy ra ngập úng. Ở vùng núi Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An, người dân cần đặc biệt cảnh giác với nguy cơ lũ quét và sạt lở đất, nhất là tại các khu vực có địa hình dốc.

Cú lội ngược dòng "mưa" điểm 9 Văn của cô trò trường làng

Từ điểm đầu vào thấp, học trò Trường THPT Đại Mỗ đã có cú 'lội ngược dòng' ngoạn mục trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn với 5 Thủ khoa và cơn mưa điểm 9+.

Có quan điểm cho rằng: Dạy một học sinh giỏi trở thành xuất sắc là điều bình thường, nhưng dạy một học sinh yếu kém trở thành giỏi giang thì đó mới thực sự là bản lĩnh của người thầy. Câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Huệ cùng các đồng nghiệp và các học trò Trường THPT Đại Mỗ (Hà Nội), ngôi trường vốn được coi như trường "làng", thuộc nhóm trường có điểm xuất phát đầu vào khá khiêm tốn của Thủ đô chính là minh chứng sống động cho điều đó.

co-hue-2.jpg
Cô giáo Nguyễn Thị Huệ và các học trò đã có cú "lội ngược dòng" ngoạn mục trong Kỳ thi tốt nghiệp THTP năm 2025. Ảnh: NVCC.

Cú “bẻ lái” chạm Huy chương Vàng Olympic Hóa học ICHO 2025

Giành Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế ICHO 2025, Giang Đức Dũng, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên đã có một cú “bẻ lái thành công” từ Toán học.

Em Giang Đức Dũng, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), vừa xuất sắc giành Huy chương Vàng (HCV) Olympic Hóa học quốc tế (IChO) lần thứ 57, năm 2025. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, đội tuyển Việt Nam giành cả 4 HCV trong một kỳ thi IChO được tổ chức trực tiếp, ghi dấu ấn đậm nét trên đấu trường trí tuệ thế giới.

z6814361010868-a5befa9e3d5ad8157f54c48d84aea091.jpg
Việt Nam xếp đồng hạng với Mỹ và Trung Quốc về số Huy chương Vàng tại Olympic Hóa học quốc tế ICHO 2025. Ảnh: NVCC.

Thủ khoa A00 không smartphone, không game, học lúc 1h sáng

Bí quyết đạt 30 điểm của Thủ khoa khối A00 Nguyễn Tự Quyết là nói không với smartphone, game và chỉ học bài từ 10h tối đến 2h sáng để có sự tập trung cao nhất.

Em Nguyễn Tự Quyết (học sinh lớp 12A9, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội) đã trở thành một trong 8 thủ khoa toàn quốc khối A00 với số điểm tuyệt đối 30/30. Bí quyết của nam sinh này không chỉ nằm ở sự thông minh, chăm chỉ mà còn ở một lối sống kỷ luật đáng nể: không dùng điện thoại thông minh, không chơi game trong năm học và có thói quen học vào khung giờ rất muộn.

tu-quyet.jpg
Em Nguyễn Tự Quyết (học sinh lớp 12A9, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội), thủ khoa khối A00, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: NVCC.