
Ngoại trưởng Mỹ, Anh và Pháp gặp nhau hồi tháng 4/2025. Ảnh: AFP.
Theo Axios, nếu đến thời điểm đó mà chưa thể đạt được thỏa thuận với Iran, ba cường quốc châu Âu sẽ kích hoạt cơ chế "snapback" – một điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015, cho phép tái áp đặt toàn bộ các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Cơ chế này sẽ hết hiệu lực vào tháng 10 tới.
Quá trình kích hoạt cơ chế trên sẽ mất khoảng 30 ngày, và các nước châu Âu muốn hoàn tất thủ tục này trước khi Nga đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an. Giới chức Mỹ và châu Âu coi đây là một đòn bẩy ngoại giao để gây sức ép với Tehran, đồng thời là biện pháp dự phòng nếu đàm phán thất bại.
Trong khi đó, Tehran bác bỏ tính pháp lý của cơ chế và cảnh báo có thể rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) nếu bị tái áp đặt trừng phạt.
Axios cũng cho biết, các ngoại trưởng Mỹ và châu Âu điện đàm ngày 15/7 nhằm thống nhất lập trường trước khi nối lại đàm phán với Iran. Trong những ngày tới, các nước châu Âu dự định gửi thông điệp tới Tehran rằng nước này có thể bị trừng phạt khắc nghiệt nếu không thực hiện các bước đi cụ thể để trấn an quốc tế về chương trình hạt nhân.
Các biện pháp này có thể bao gồm việc nối lại hoạt động giám sát của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Iran đã đình chỉ hợp tác với IAEA sau các cuộc tập kích của Mỹ và Israel vào cơ sở hạt nhân hồi tháng trước. Một nguồn tin cho biết, phương Tây cũng yêu cầu Iran chuyển khoảng 400 kg uranium làm giàu tới độ tinh khiết 60% ra khỏi lãnh thổ nước này.
Hiện tại, Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang rất thất vọng vì Iran chưa quay lại bàn đàm phán. Đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff nói các cuộc đối thoại trong tương lai với Iran phải là tiếp xúc trực tiếp để tránh gây hiểu lầm và đẩy nhanh tiến trình nhằm đạt một thỏa thuận.