![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Gửi em, cô giáo của con gái chị!
Chị còn nhớ cách đây gần một năm, vào cái ngày bé Thảo Nhi trở lại tựu trường. Đưa bé Nhi tới trường trở về, anh tỏ ra bức xúc: “Năm nay con có cô giáo chủ nhiệm mới. Chả hiểu cái cô Ngọc này người ở đâu, như thế nào. Ai gì mặc váy ngắn cũn, mắt xanh mỏ đỏ, móng tay thì dài ngoằng đỏ choét, trông chẳng khác gì cave. Môi trường sư phạm mà nhà trường cũng chấp nhận cho giáo viên như thế thì dạy dỗ học sinh nỗi gì. Anh thấy dị ứng kinh khủng cái dạng giáo viên lố lăng như thế”.
Xuân về, tết đến, rồi qua Tết, nhiều ông chồng mới có cơ hội nhìn lại hình ảnh người phụ nữ của nhà mình. Có ông nhìn thẳng, nhìn nghiêng, nhưng cũng có ông nhìn lén, xem vợ mình “công dung ngôn hạnh”, có được chữ nào không?
Ra chợ mới thấy rằng, đối tượng đi chợ sớm, toàn là mấy bà nội, bà ngoại, chịu khó mua mớ rau tươi, con cá còn sống…để nấu cho con cháu. Còn mấy bà trẻ mới lấy chồng thì chiều tối xuất hiện đầy trong siêu thị, mua thức ăn nhanh, đồ hộp, rau khỏi lặt, cá thịt khỏi rửa…Còn các cô trẻ độc thân thì nườm nượp trong các shop thời trang, các Plaza…nhất là vào mùa “seo”. Các anh muốn lập gia đình, chắc phải biết các địa chỉ mua sắm để đến chọn vợ.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Ông chợt liếc mắt sang bà vợ đang nằm dài theo dõi bộ phim hình sự Mỹ, thỉnh thoảng nhấn like trên FB. Thằng con 4 tuổi cũng đang say sưa với game, nên mẹ nó rất rảnh. Để có một chuyến đi nghỉ chất lượng cao, vợ ông “sợt” trên mạng từ mấy tháng, mới lấy được dịch vụ giảm giá. Như vậy bà cũng được coi là có chữ “công”, coi như là đảm đang, tiết kiệm kinh phí cho gia đình, dù bà làm biếng nấu ăn, tuyên bố ngày tết vào bếp thà chết còn hơn. Vợ ông còn đi làm thu nhập cũng khá, nên lại càng có “công”. Còn chữ “dung” thì khỏi nói, vợ ông sắm quần áo, giày dép mặc mang không hết, có khi mua về rồi chê liền, nước hoa cũng đầy bàn…nhờ nhiều công cụ hổ trợ nên ngoại hình của vợ trông cũng được.
Còn “ngôn” thì… mức độ “gầm gừ” của bà vợ ông với chồng con tăng hơn cùng kỳ năm ngoái, độ ngọt ngào cứ giảm dần…Tới chữ “hạnh”, thì chắc chắn vợ ông có đạo đức rồi, nhưng bà hay dọa: “Ông mà có bồ, thì đừng có trách tui tàn ác nghen”. Nói tóm lại, bà vợ ông là người phụ nữ hiện đại, mạnh mẽ, mãnh liệt chứ không nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ như má ông. Đang mơ về nơi xa lắm, thì ông giật bắn mình bởi điện thoại reo. Đầu dây bên kia, giọng bà vợ đầy quyền lực: “Có đi ăn tối không, anh bị sao mà từ trưa đến giờ, nằm dài như con nai, trông chán như con gián thế…”. Ôi, đúng là “ngôn” có vấn đề…ông chồng lẩm bẩm…
Ngày đầu tiên về nhà cô bạn gái, ông Lâm Thái Sinh, bị ấn tượng mạnh bởi… bà mẹ của cô. Bữa cơm trưa hôm đó thật tươm tất, nóng sốt…từ tay bà mẹ đảm đang. Vào mâm cơm, bà không nói nhiều, lặng lẽ tiếp thức ăn, biết ý từng người, chăm sóc tỉ mỉ…Anh cảm động quá, quyết định phải cưới cô con gái, vì nghĩ thế nào cô cũng giống mẹ, nét văn hóa sống vì người khác chắc chắn sẽ truyền từ mẹ sang con. Đúng là cái bếp thường gắn với người phụ nữ.
Thế nhưng, từ lúc vợ ông sinh nở, bà mẹ vợ phải chuyển đến ở cùng vợ chồng ông. Bởi cô con gái từ việc gọt cái bưởi, bổ cái dưa hấu…đến luộc con gà, nấu nồi chè…đều không biết, chuyện tắm em bé, bé bị sốt…lại càng mù tịt. Bà má vợ lại tiếp tục “thầm lặng một tình yêu” lo cho cháu. “Công, dung, ngôn hạnh” của người đàn bà đã ngoài 60 khiến cho bà vẫn đẹp, một cái đẹp không có nếp nhăn.
Thế còn cô con gái, vợ của ông thì sao? Nếu có ai ca ngợi vẻ đẹp của phụ nữ truyền thống vun vén gia đình, hy sinh cho chồng con thì bị cô “ném đá” liền: Đừng có lấy lý lẽ cũ rích để giam hãm phụ nữ trong xó bếp. Cô cũng nói thẳng với chồng: “Má em thiệt thòi lắm, cả đời chẳng bước chân đi đâu cả, cứ từ Sài Gòn về quê, bảo đi nước ngoài không đi, sợ tốn tiền. May mà tư duy của em không giống má”.
Thì vợ ông đang hết sức nổ lực để tiến bộ theo chồng, còn phải chăm chút đến ngoại hình, đổi mới suy nghĩ để chồng khỏi dòm ngó đến “chân dài”. Thế nhưng, cô đâu biết, ngày đó, chồng yêu cô và cưới cô vì tưởng cô giống má cô. Ông có nên nói với vợ không nhỉ?
Mỗi thời mỗi khác, các cô vợ bây giờ cũng phải “hai-tec” mới không bị chồng chê, cũng còn phải cập nhật mọi thông tin để khỏi bị lạc hậu, viết được “status” trên FB thì càng tốt, nhưng thời nào thì các ông cũng thích phụ nữ dịu dàng, ngọt ngào công dung ngôn hạnh, Không tin cứ hỏi thì biết!
Nhà hàng xóm mới chuyển đến, cửa sổ gần ban công dường như rất ít khi đóng. Ngoài ban công có mấy chậu hoa nho nhỏ, xinh xinh.
Buổi tối, hai vợ chồng trẻ thường ngồi đó uống trà. Họ trò chuyện, cười đùa, có khi còn hôn nhau đắm đuối.
Ngày nghỉ, cô vợ mang quần áo lên phơi, anh chồng đứng bên cạnh. Ngày lễ, anh chồng đi làm về ôm một bó hoa nhìn đã thấy mê. Cô vợ đón chồng ở cổng ngất ngây với hoa và những nụ hôn.
Trước đây thì ít nghĩ, nhưng từ khi nhà hàng xóm dọn đến, nhìn sang chị bỗng cảm thấy chạnh lòng.
Chồng người chu đáo, ga-lăng, lãng mạn là thế, ai lại dùi đục như chồng mình. Không còn là vợ chồng son nhưng cũng đâu đã già, vậy mà nhiều khi muốn nhõng nhẽo hay bày đặt hẹn hò với chồng cho cuộc sống bớt nhàm chán, đơn điệu, chị lại bị mắng là vẽ chuyện, rỗi hơi. Bật ti vi thấy bộ phim hay rủ chồng xem cùng thì chồng chẳng thèm ngó, phán luôn: Mấy cái phim Hàn sến hết chỗ nói, coi làm chi cho mất thời gian. Rồi chồng bỏ vào phòng trong bật ti vi xem bóng đá. Ngày thì mải miết với công việc, tối về mỗi người ôm một cái ti vi, cứ như thể chẳng liên quan gì đến nhau.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Chán! Từ đấy cũng chẳng muốn thay đổi chồng nữa, mỗi ngày cứ để cuộc sống nhạt nhẽo tự trôi qua. Nhưng, từ ngày nhà hàng xóm dọn đến, cứ mỗi lần mở cửa trông sang, trong lòng lại trỗi dậy những ao ước...
Bẵng đi mấy hôm, không thấy cửa sổ nhà hàng xóm mở. Cổng ngoài cũng khóa lạnh tanh. Nghĩ chắc vợ chồng họ đưa nhau đi du lịch rồi. Trong đầu lại nảy ra so sánh: Cũng là phụ nữ, sao người ta an nhàn, sung sướng thế kia? Cách nhau có một bức tường mà sao cuộc sống khác nhau nhiều đến thế?
Chiều muộn đi làm về thấy nhà hàng xóm treo biển bán nhà. Không hiểu sao có chút hụt hẫng. Bác hàng xóm cạnh nhà chạy sang mượn cái bật lửa, tiện thể đứng lại buôn mấy câu: Đúng là đời chả biết thế nào. Hôm trước thấy vợ chồng vẫn ríu rít bên nhau mà hôm nay đã đưa nhau ra tòa. Nghe phong thanh anh này có bồ nhí, còn có cả con riêng.
Đứng lặng người lúc lâu. Hình ảnh ông chồng hàng xóm đẹp trai, lịch lãm, chiều vợ… lướt qua nhưng không còn long lanh trong tâm trí chị nữa. Lại nhớ đến lời nhắc khéo của chị đồng nghiệp cùng phòng: Gỗ sơn trông bóng loáng nhưng chắc gì đã bền. Đừng có trông sang cái ban công nhà hàng xóm rồi mơ nọ, ước kia. Hãy nhìn vào nhà mình xem, cái gì dùng lâu mà chẳng cũ, có khi còn bám đầy bụi bặm. Lo mà lau dọn và tân trang lại đi, chỗ nào tối và lạnh thì thắp đèn và treo tranh lên cho nó ấm áp, sẽ thấy nhà mình cũng đẹp lung linh đấy.