![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Thoạt đầu tôi cũng chỉ nghĩ dùng cái bầu để trả thù An, thế nhưng khi cái mầm sống ấy ngày càng lớn dần trong bụng, tôi lại thấy có một sợi dây thiêng liêng đang cột chặt đời mình. Tôi chần chừ, mặc cho An hối thúc phải phá bỏ, mặc cho vợ anh ta ngày càng lồng lộn với những cơn ghen…
Tôi nói với An: “Lẽ ra anh phải vui mừng mới đúng vì em đã làm được điều mà vợ anh bấy lâu nay tốn kém biết bao nhiêu tiền vẫn không làm được. Em sẽ giữ đứa bé, dù trai hay gái thì nó cũng là thừa tự của dòng họ nhà anh”. An đỏ mặt: “Nhưng ban đầu em đã hứa với anh là giữa chúng ta chỉ đơn thuần là quan hệ mua- bán sòng phẳng. Anh đã cho em mọi thứ mà em đòi hỏi, thế mà bây giờ lại để có thai là sao?”. Tôi vênh mặt: “Em thích thế. Đứa con này sẽ cho em một danh phận và em sẽ đàng hoàng bước vào nhà anh, chỉ vào mặt vợ anh và nói rằng bà ấy là đồ không biết đẻ, là cây độc nên không trái…”.
Tôi thấy mặt An chuyển từ đỏ sang trắng bệch rồi tái xanh. Anh ta vung tay lên nhưng sau đó lại buông thỏng: “Đúng là đồ đàn bà thối tha…”. Tôi vẫn không nao núng: “Vậy mà bao nhiêu năm nay anh đã ôm cái đứa thối tha đó mà ngủ, đã có lúc phải van xin để được hôn cái bàn chân của nó. Hừ, đúng là đàn ông bạc bẽo…”.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Đêm đầu tiên chúng tôi hoan lạc bên nhau, tôi đã nói với An: “Em sẽ không làm gì ảnh hưởng đến gia đình anh. Em biết thân phận mình chỉ là con kiến, ngọn cỏ nên không dám đòi hỏi gì đâu…”. Chính sự nhún nhường ấy đã khiến An mềm lòng. Càng ngày anh ta càng mê mẩn tôi.
Thế nhưng khi vợ An phát hiện thì anh lại quay ngoắc 180 độ. Anh bảo tôi buông tha để anh về với bà vợ tuy già nhưng giàu có của anh. Tôi cũng bằng lòng với những điều kiện nằm trong khả năng của An. Vậy mà chỉ được một thời gian ngắn, An lại mò tới năn nỉ, ỉ ôi. Có lẽ bà vợ già không thể nào đáp ứng được đòi hỏi đang sôi sùng sục trong lòng người đàn ông mới ngoài bốn mươi căng tràn nhựa sống.
Lần này tôi tỉnh táo hơn. Tôi không để tình cảm lấn át lý trí. Và tôi đã tính toán kỹ đường đi nước bước. Ván cờ của tôi là cố gắng nhịn nhục một thời gian, thừa lúc An lơ đễnh không phòng ngự, tôi sẽ để cho dính bầu. Khi đó tôi sẽ quậy cho bà vợ già của anh dở sống, dở chết vì cái tội bà ta đã dám đánh ghen, dám chửi mắng tôi, gọi tôi là con đĩ trước mặt bà con lối xóm...
Mọi tính toán của tôi đã vào quỹ đạo. An hứa cho tôi 1 tỉ đồng nếu tôi bỏ cái thai. Tất nhiên là tôi đồng ý bởi thật sự tôi đâu có tha thiết gì với chuyện có một giọt máu lạc loài trong cơ thể mình?
Thế nhưng hôm đến Bệnh viện Từ Dũ, tôi vô tình đi lạc qua chỗ điều trị hiếm muộn. Tôi đã gặp rất nhiều người đến đó với mong ước cháy bỏng là có được một đứa con. Tôi bỗng giật mình. Có con khó như vậy sao? Người ta đã phải tốn kém tiền bạc, công sức, thời gian mà xác suất thành công cũng không phải là cao lắm; còn tôi, không cầu khẩn, không tốn kém, vậy mà tôi vẫn có được một báu vật, vậy thì hà cớ gì tôi lại bỏ nó đi?
Nghĩ vậy rồi tôi ra về. Nhưng mấy hôm sau tôi lại đến vì nếu không bỏ cái thai thì tôi sẽ không có 1 tỉ đồng. Tôi đang rất cần số tiền ấy để trả nợ thay cho thằng em út đang lún vào nợ nần vì bài bạc, cá độ bóng đá. Nếu không có đơn thuốc của bệnh viện thì tôi sẽ không nhận được tiền. Tôi chép miệng, thôi vậy…
Tôi làm xong mọi thủ tục và ngồi chờ. Cái thai đã được 12 tuần. Chắc nó cũng đã ra hình hài một con người. Thôi kệ, đó chẳng phải là thứ tôi cần… Nhưng đúng lúc đó, có điện thoại của An. Anh báo tin: “Vợ anh nộp đơn ly hôn rồi. Bây giờ sẽ không có tiền bạc gì nữa đâu”.
Tôi vốn biết gia sản của An là của nhà vợ nên bao nhiêu năm qua anh mới phải nhún nhường như vậy. Bây giờ vợ anh đòi ly hôn, chắc chắn chị ta sẽ không dễ dàng xì tiền ra để An cho tôi. “Rồi bây giờ anh tính sao?”- tôi run rẩy. “Anh cũng không biết tính sao. Giờ thân anh còn lo không nổi, làm sao mà tính cho em?”- giọng An hụt hửi.
Tôi giận dữ tắt điện thoại rồi lơ đễnh nhìn xuống bụng mình. Giờ tôi cũng không biết là bỏ hay giữ vì cũng như An, thân tôi còn lo chưa xong, vác thêm cái bầu thì chỉ có nước đi ăn mày. Mẹ tôi ở quê không biết chuyện này. Bao nhiêu năm qua bà vẫn tự hào “con Liên học cao hiểu rộng, làm việc cho nước ngoài lương cao lắm”; còn thằng em tôi thì đang trốn chui, trốn nhủi vì bị bọn cho vay nặng lãi dọa xử nếu đến hạn mà không trả tiền.
Tôi không biết phải làm gì để thoát khỏi cái mớ bùi nhùi mà mình lỡ vướng vào. Sao ông trời cay nghiệt vậy, đã cho tôi một nhan sắc, trí tuệ, sao không cho tôi vào một gia đình giàu sang mà lại cho tôi làm con của một bà mẹ quê nghèo khó để giờ này tôi sống dở, chết dở vì cái số kiếp đen đủi của mình…
Giữ hay bỏ, bỏ hay giữ… Trong khi tôi còn chưa thể trả lời câu hỏi này thì cái mầm sống ấy cứ lớn dần lên từng ngày…
Chuyện “bí mật” của Linh không giấu được Duy lâu. Buổi trưa Duy về ăn cơm, nhặt được mấy sợi lông chó trên ghế salon, thế là gầm lên: “Em để con chó vào nhà phải không? Anh đã nói gì hả?”. Linh xanh mặt không dám lên phòng khách, Duy xuống tận bếp, nghiến răng “Em chỉ trông nhà mà làm cũng không xong. Chó thì ở chuồng, sao lại cho nó leo lên ghế của anh ngồi? Thật là quá thể!”.
Duy càng nói, Linh càng ngơ ngác. Chỉ có cái lông chó mà Duy giận dữ đến thế sao? Duy có ở nhà đâu để biết Linh buồn chán thế nào, chỉ có chú chó là nguồn vui. Đến khi Duy buông một câu như chấm hết cho cơn bực bội ích kỷ của mình “Chiều nay anh đem con chó cho người ta” thì Linh chịu hết nổi, òa lên khóc.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Được tắm, được ăn, Pi trông xinh xắn, đáng yêu lên hẳn, Linh nhìn cũng thấy ưng mắt. Cô ngầm đồng tình với ánh mắt năn nỉ của con, giữ Pi lại, cũng là để cô có bầu bạn những khi chồng đi làm, con đi học. Ở một mình trong ngôi nhà giữa khu dân cư mới này, cô thấy như mình đang sống biệt lập. Duy, chồng Linh, trưởng phòng tổ chức sự kiện của một công ty truyền thông, vắng nhà như cơm bữa. Bé Na, học sinh trường tiểu học quốc tế, ở bán trú tại trường, về nhà thì cặm cụi làm bài, học thêm. Linh - người vợ nhận tiền sinh hoạt hằng tháng từ chồng, dùng tiền ấy chăm lo cho con, đôi lúc cảm thấy mình như một “trạm trung chuyển” để chồng con tạt về một chút rồi lại đi, thấy đời mình… cơm nguội thật! Nhưng, Linh lại lo vì biết tính chồng: không bao giờ đụng tay vào một con mèo, làm sao biết xúc động trước đôi mắt ướt của chú chó con này.
Quá trưa, Duy đi làm về, phát hiện ngay ra Pi. Linh hấp tấp giải thích. Bé Na kéo áo bố năn nỉ. Duy lừ mắt liếc Pi đang đứng nép trong góc tường. Rõ là Duy không ấn tượng gì với chú chó đã được tắm sạch sẽ. Nhưng, Duy thương con gái. Bé Na rơm rớm nước mắt từ trưa đến chiều thì Duy chịu hết nổi, đồng ý cho con gái giữ Pi lại, nhưng với điều kiện: con chó không được ở trong nhà, mà phải nhốt trong chuồng ở sau vườn. Linh thở phào, vội giục con gái làm theo lời bố.
Từ ngày có Pi, Linh thấy ngôi nhà như tươi tắn dễ thương hơn. Cô thả Pi chạy nhảy tự do trong vườn, để khi cô đi chợ về, chú chó có thể ra mừng. Dù lệnh chồng đã rõ: không được cho chó vào nhà, nhưng lần này Linh “thây kệ”, cho Pi ở trong bếp với mình cả ngày, Duy có ở nhà mấy đâu mà biết. Cứ thế, Linh cảm thấy như cô đang ở trong cuộc phiêu lưu của riêng mình với Pi, phía bên kia là Duy. Một trò chơi ngầm khiến cô trở nên linh hoạt hẳn lên, khiến cô thấy mình đang làm chủ mọi chuyện…
Linh chưa từng qua mặt chồng bao giờ. Từ ngày yêu rồi lấy Duy, cô đã tự từ bỏ nhiều thứ: bỏ học đại học khi biết mình lỡ có thai, vội vã cưới rồi sinh con, bỏ luôn ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch. Duy nói chờ đến khi con đủ lớn thì Linh học lại nghiệp vụ rồi đi làm, nhưng con gái đến gần ba tuổi vẫn còn ốm vặt mãi, mẹ chẳng dám rời một ngày; rồi bé Na bảy tuổi, Linh nghĩ mọi thứ tạm yên, nhưng không phải, chăm một đứa con đi học vẫn vất vả như ngày nào, cô lại thấy mình đã hơi già cho một bắt đầu mới, Duy còn muốn có thêm đứa con trai… Mẹ Linh nói, chẳng ai hạnh phúc như cô, lấy chồng sớm, yên ổn một đời, chẳng phải lo gì! Duy có công việc tốt, thăng tiến, sống mẫu mực, có nhà cửa đàng hoàng cho vợ con, bé Na dễ thương học giỏi, hai bố con quấn quýt, Linh cứ thế mà nghĩ mình đúng là hạnh phúc thật…
Nhưng, có hạnh phúc thật không? Duy nói xong đã bỏ lên phòng khách, còn Linh lặng lẽ nhìn Pi đang nem nép trong góc tường. Cô chợt nhận ra sao mà mình gắn bó với Pi đến thế! Cô cũng đang ở trong khu vườn nhỏ của Duy thôi mà. Khu vườn xanh tươi và đủ thức đủ món khiến Pi lầm tưởng là mình tự do chạy nhảy, nhưng thật ra, chỉ một bước chân vào trong nhà cũng bị cấm đoán. Cô biết “cái bẫy” mà Pi tưởng là hạnh phúc, nhưng lại không nhận ra cái bẫy hạnh phúc của chính mình…
Những năm tháng thanh xuân qua đi, tôi đã second-hand lúc nào không nhận ra. Vì không có mốc, tính từ lúc tôi thấy tôi thừa ra khỏi tuổi trẻ. Cũng không có dấu hiệu nào cả, chỉ là một hôm sao thấy mình tự do quá, mình đi đâu chả ai hay biết, ai ở đâu mình cũng chẳng hay biết. Rồi thấy mình nhu mì khép nép của tuổi trẻ biến thành mình chua ngoa ghê gớm. Rồi thấy mình vứt bỏ những cảm xúc ngày xưa nâng niu, những ý niệm về thế giới trở nên tan hoang, niềm tin và sự say mê ngày càng khó chia sẻ hơn.
Chắc không mấy ai muốn nhớ lại những vụng dại của mối tình đầu, khi ta chưa đủ chín chắn để hiểu thế nào là tình yêu, nhưng lại nôn nao mong chờ lần yêu đầu tiên. Kết quả là ta đã vội vã đánh mất những khoảnh khắc đầu tiên khi ta chưa kịp chuẩn bị sẵn sàng để yêu, để được yêu, để được giản dị cảm nhận nhau mà không bị ràng buộc bởi những thứ như tự ái, gia giáo, quà tặng, đòi hỏi, so sánh. Mối tình đầu là lúc con trai không biết nói gì còn con gái lại nói quá nhiều về bản thân. Mối tình đầu là lúc chưa đủ tiền để chăm sóc nhau, chưa đủ thời gian để hiểu nhau. Thì đã chia tay.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Thật sự có rất nhiều những cái “lần đầu tiên” mà bạn muốn quên, hoặc muốn sẽ khác đi. Nhưng nó đã xảy ra, bạn không thay đổi được, vì có lần đầu tiên đó, bạn mới có lần thứ hai.
Có lần tôi viết trên trang cá nhân, hồi lâu rồi, rằng tôi muốn làm người đến sau. Để được nâng niu chiều chuộng, trân quý. Tôi muốn nhận lấy những phần thừa, cả linh hồn lẫn tình cảm, bởi tôi sẽ được đáp lại đầy đủ và điềm đạm hơn mà không bị đòi hỏi nhiều. Bởi có những người đau khổ, họ mới thấy cần bình yên, bởi họ đã mất mát, họ mới sợ tôi ra đi. Bởi họ đã bị thương, họ mới muốn tôi ở lại. Tôi cần những người níu kéo tôi lắm đấy.
Rồi một bạn trẻ vào phản hồi lại rằng, chị ạ, em vẫn hay đọc blog của chị cho mẹ em nghe, em đọc cả các comments “muốn làm người đến sau” của chị nữa, vì thấy nó kỳ kỳ. Nhưng mẹ em lại bảo, đấy mới là người hiểu biết đấy con ạ.
Thường ta hay níu giữ, vì ta sợ ta sẽ mất những tháng ngày ta đã có, sợ ta đã mất mấy năm bên nhau, sợ rằng rồi sau này ta còn gặp ai nữa không, còn ai đáng quý, đáng yêu, yêu ta và ta cũng yêu họ, như mối tình đầu không?
Tôi lại biết rằng, càng ngày ta sẽ càng gặp những người đàn ông hiểu biết hơn, những người phụ nữ chín chắn hơn. Càng sống ta sẽ càng có cơ hội đến với người ta yêu quý nhất, hiểu ta nhất, những người ta gặp càng về sau càng tuyệt vời hơn. Chỉ cần ta chấp nhận chờ đợi, và trong lúc chờ đợi ấy, phấn đấu và sống xứng đáng để được nhận hạnh phúc đó.
Tất nhiên rồi, những người con trai bạn quen ở trường khi bạn mới đôi mươi và những người đàn ông trưởng thành bạn gặp tại công sở khi bạn đã có vị trí trong xã hội, tất nhiên khác xa nhau. Không phải họ khác nhau mà vì chính bạn đã trưởng thành, bạn thuộc về đẳng cấp khác, bạn có những giá trị mới thực sự là giá trị. Vì thế nên cuộc sống của bạn thay đổi, giao tiếp của bạn đã trưởng thành, và cơ hội của một tình cảm bền vững nghiêm túc đã nhiều hơn.
Đừng oán trách mối tình đầu đã tan vỡ. Hãy nghĩ rằng, tôi trưởng thành từ trong nỗi đau đó!
Lần đầu tiên chỉ có giá trị như một cột cây số trên đường đời của mình. Sau đó mình phải đi tiếp, chứ mình không dừng lại để mãi mãi tưởng niệm cái cột mốc ấy. Nếu cột mốc đó đánh dấu hạnh phúc của mình, ví dụ như tình yêu ấy từ đó ở bên ta mãi mãi, người đầu tiên ấy trở thành người cuối cùng, thì tuyệt vời biết bao. Tôi cũng mơ ước tôi chỉ cưới một lần rồi sống suốt đời. Nhưng nếu không được như thế, phía trước vẫn là hành trình, dài dằng dặc, và bao nhiêu con đường mới chờ ta rẽ, chờ ta đi tới, chờ ta trân trọng ta, bởi chính họ cũng đã bỏ lại sau lưng mối tình đầu, họ hiểu rằng cái gì mới được gọi là bền bỉ và tin yêu.
Cho đến khi không cần tặng hoa, gọi điện, những nghi thức thuộc về tình yêu, ta vẫn tin vào tình cảm của nhau; Không cần lời hứa hẹn ta vẫn tin chúng ta sẽ thực hiện những gì ta mong muốn cho nhau; Không cần phải có một lễ cầu hôn có nhẫn, có hoa, ta vẫn tin sẽ là một cuộc hôn nhân nghiêm túc, thì khi đó có thể yên tâm là sẽ ở bên nhau trọn đời.
Trước kia tôi vẫn tự nhủ, kiếm lấy một chiếc xe second-hand để rong ruổi một mình, rồi sẽ kiếm lấy một người đàn ông second-hand để yêu.
Dường như mạo hiểm quá phải không bạn, trao cả sinh mệnh của mình cho những second-hand. Nhưng hạnh phúc là được rồi, đúng không?
Vì tôi cũng là một người phụ nữ second-hand đấy thôi. Nhưng tôi không buồn, mà tự tại.