Tôi biết phải làm sao với một người mẹ chồng khó tính đây?

Ngay khoảnh khắc đó tôi thấy thương bố mẹ và tủi hổ về bản thân vô cùng...

Mẹ của người yêu tôi là một mẫu phụ nữ không đơn giản chút nào. Bà ấy vừa có tiếng nói trong gia đình mà cách thể hiện cảm xúc, cử chỉ cũng rất cương quyết, mãnh liệt. Nói không ngoa thì mẹ người yêu như "bắt vía" cả gia đình vậy.

Ngay từ buổi đầu tiên ra mắt nhà người yêu, tôi đã phải khiếp tới mức rúm ró vì ánh nhìn đằng đằng sát khí của mẹ anh ấy. Mọi người biết không, lúc tôi đang lấy bát đũa sắp ra mâm, bỗng bà ấy đứng từ đằng sau quát rống lên là "Đã tráng qua nước nóng rồi lau khô chưa mà đã xếp lên mâm như thế?" Tôi chỉ chột dạ cúi đầu rồi ngoan ngoãn làm theo không một lời than vãn. Dù rất ngại nhưng vì tình cảm với người yêu, tôi nhẫn nhịn để mọi chuyện được êm đẹp.

Tôi quen anh ấy hơn một năm rưỡi mà chẳng mấy khi được người yêu kể về bố mẹ. Mỗi lần tôi hỏi, anh chỉ ậm ừ rồi bảo "Bố anh thì bình thường nhưng mẹ anh khó tính lắm!". Tôi gặng hỏi sâu hơn nhưng người yêu trả lời hời hợt: "Em cứ yêu anh hết lòng đi rồi mẹ anh dù khó tính đến mấy cũng hài lòng thôi, chẳng ai làm gì được."

Lần khác tôi hỏi tiêu chuẩn con dâu của mẹ anh thì người yêu nói "Mẹ anh muốn con dâu có hộ khẩu cùng thành phố để sau này đón dâu cho đỡ vất vả!" Nghe tới đây thôi tôi rùng mình vì tôi ở một vùng quê khá xa so với thủ đô. Chắc chắn nếu muốn bước chân vào gia đình anh thì sẽ phải trải qua nhiều chông gai đây...

Toi biet phai lam sao voi mot nguoi me chong kho tinh day?

Sau lần đầu đến nhà người yêu ra mắt hai bác, tôi bắt đầu để ý mẹ anh ấy hơn. Tôi tin rằng dù một người phụ nữ có lạnh lùng và dữ dằn đến đâu nhưng nếu biết điểm yếu thì vẫn có thể "chiếu tướng" bà ta. Tôi không nói năng nhiều mà cố gắng để ý quan sát để tìm hiểu kỹ tính cách mẹ người yêu.

Sau một vài lần tới nhà ăn cơm hoặc ra ngoài hàng quán tổ chức sinh nhật cho người yêu, tôi nhận ra rằng bác gái rất thích được nịnh, mà phải nịnh đúng về khoản quần áo. Đặc biệt, bác ấy còn rất ghét gia đình bên nhà chồng, lúc mà không có bác trai thường sẽ nói xấu mẹ chồng, bố chồng, các anh em...

Nhờ bạn trai làm cầu nối, tôi dần dần tiếp cận mẹ anh ấy dễ dàng hơn. Bác ấy không còn ác cảm với tôi và thể hiện gay gắt như buổi đầu. Tuy nhiên, để bước một chân vào gia đình anh vẫn chưa hết thử thách.

Người yêu tôi quá tuyệt vời, ở anh hội tụ đầy đủ yếu tố để trở thành một người chồng tốt. Vậy nên tôi mới kiên quyết bám lấy anh. Tôi tin anh cũng yêu tôi và hi vọng vào tương lai hai đứa về chung một nhà.

Tôi hiểu rằng nếu trói buộc người yêu bằng một đứa con sẽ làm tăng lên sự thù ghét trong mắt của mẹ anh. Sau này dù có bước chân vào nhà tôi cũng sẽ bị gây nhiều khó dễ. Tôi cứ kiên trì, cứng rắn... Cho tới một ngày tôi hoan hỉ vui mừng khôn nguôi khi bạn trai nói mẹ anh đồng ý sang nhà tôi bàn chuyện đại sự.

Bố mẹ và anh chị em trong họ hàng cũng vui mừng thay cho tôi vì làm quen được một người đàn ông quá đỗi tuyệt vời. Nào ngờ đến đúng hôm nhà anh tới nhà tôi bàn chuyện cưới xin mới xảy ra một chuyện khiến tôi ngượng ngùng và khó xử vô cùng.

Toi biet phai lam sao voi mot nguoi me chong kho tinh day?-Hinh-2

Từ nhà anh về nhà tôi đi hết nửa ngày trời. Đường vào nhà tôi còn bé, khó đi cho ô tô nên phải mãi giữa buổi chiều thì bố mẹ bạn trai mới đến nơi. Lúc ấy, bố mẹ tôi đứng ở cửa chờ sẵn, trang phục chỉn chu và mâm cỗ cũng được chuẩn bị đầy đủ.

Còn tôi thì đi ra ngoài cổng để đón tiếp. Nào ngờ, vừa bước chân xuống xe, mẹ anh đã mặt cau có, bà nhìn một vòng xung quanh rồi buông lời cay đắng:

"Gớm nhà gì ở mãi cái chỗ hẻo lánh này mai mốt đón dâu có mà chết mệt. Thương cái thằng lái xe nó cứ phải vòng vòng quanh đi quẩn lại. Biết thế này đã nói chuyện qua điện thoại chứ chẳng phải mất công."

Ngay khoảnh khắc ấy, tôi tủi thân tới mức xém khóc òa lên. Đúng là gia cảnh nhà tôi bình thường, lại còn ở một vùng quê nghèo nữa nên di chuyển tới gặp nhiều khó khăn. Nhưng mẹ bạn trai nói thế như xát muối lên những tổn thương tôi chôn chặt trong lòng vậy.

Đến lúc dùng bữa, bà ấy cũng chẳng ăn uống gì nhiều mà mặt lạnh đăm đăm. Tôi sợ rằng sau buổi đầu nói chuyện bà sẽ đổi ý và không đồng tình để con trai lấy tôi làm vợ.

Chiêu giảng hòa mâu thuẫn mẹ chồng và em gái chồng

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng “ưu ái” chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.
 

 Cuộc sống với gia đình chồng không bao giờ giống như tưởng tượng của chị em trước khi xuất giá, có lúc xảy ra những vấn đề khiến bạn thật khó có thể xử lý như việc phải đứng giữa chiến tuyến giữa mẹ chồng và em gái chồng.

Tại sao mẹ con ruột lại cãi nhau?

Theo chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh (Học viện Vera), trên thực tế không chỉ mẹ chồng nàng dâu mới có mâu thuẫn mà chuyện đó cũng diễn ra ngay cả với mẹ chồng và em gái, hoặc chị gái chồng. Bởi, cho dù là mẹ con ruột đi chăng nữa, đã là người của hai thế hệ, khó lòng tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn về tư duy.

Mẹ luôn là người luôn muốn dành toàn bộ những điều tốt đẹp nhất bà có cho đứa con thân yêu của mình, bao gồm cả kho kiến thức dân gian, kinh nghiệm bà góp nhặt từ bao đời. Còn con gái, phần ỷ lại vào mẹ mình, phần có tầm nhìn rộng rãi hơn về thế giới quan thông qua các phương tiện đại chúng hiện đại, sẽ có lúc không đồng ý với mẹ mà đưa ra lời phản bác. Dĩ nhiên, vì cô là con ruột nên dù nói gì làm gì đi nữa cũng sẽ dễ dàng thẳng thắn và trực tiếp hơn so với cuộc tranh đấu truyền kỳ giữa mẹ chồng và nàng dâu.

Khi làm dâu, gặp cảnh mẹ chồng và em chồng hoặc chị chồng có mâu thuẫn, bỗng dưng chị em bị đẩy và tình thế khó xử. Không ít người cũng bị cuốn vào cuộc tranh cãi của hai mẹ con nhà chồng và họ luôn phải đặt ra câu hỏi cần phải ứng xử ra sao cho đúng.

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng "ưu ái" chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.

Tại sao lại cần bạn vào lúc này?

Thật ra trong vấn đề này, chuyện bạn là người đứng giữa, chịu trách nhiệm hòa giải cho hai mẹ con họ và là tấm bia đỡ đạn mà cả hai trưng dụng cũng là có lý do. Bởi trong gia đình, bạn là người duy nhất để mẹ và em chồng có thể nhờ cậy bởi những lý do sau:

Đầu tiên, bạn là người phụ nữ duy nhất còn lại trong nhà để họ nhờ cậy. Bởi lúc này, chồng bạn đã "trốn" đi, bởi đàn ông rất sợ bị lôi vào cuộc chiến của những người phụ nữ.

Chieu giang hoa mau thuan me chong va em gai chong
Ảnh minh họa 

Mẹ chồng cay nghiệt bỗng quý con dâu hơn vàng, lặng người biết bí mật phía sau

Đúng là tôi muốn nghe xem sau lưng mình mẹ chồng với chị chồng nói với nhau những gì. Và thật sự tôi đã nghe được một bí mật không hề nhỏ.

Ngay từ khi yêu nhau, tôi đã không được mẹ chồng quý mến. Bà chê nhà tôi nghèo, sống ở cái chỗ “khỉ ho cò gáy”. Sau này chồng tôi sẽ chẳng nhờ vả được gì nhà vợ hết. Nhưng vì chồng đòi lấy tôi bằng được, cuối cùng bà phải đồng ý trong ấm ức.

“Tháo kíp” hai trái lựu đạn mẹ chồng - nàng dâu

Nhún nhường mẹ chồng thật ra cũng chẳng mất mát gì, mà còn để chồng vui vẻ, sống hạnh phúc bên hai… quả lựu đạn chực nổ bất cứ lúc nào.

Chồng Thảo là “con một”, mẹ chồng yêu cầu sau cưới, vợ chồng Thảo phải sống chung với bà, chớ không được ra riêng. Bà nói, nhà rộng cớ gì phải ra riêng cho phí tiền mua đất làm nhà, mà các con ở chung còn để mắt tới mẹ, vì mẹ lớn tuổi rồi. Thảo bảo, mẹ chồng nói nghe có vẻ có lý, chớ bà khá khó tính.