Tòa giảm án 1 năm tù cho ông Lưu Bình Nhưỡng

Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng được tòa phúc thẩm giảm từ 13 năm tù xuống còn 12 năm tù, bị cáo Lê Thanh Vân bị bác kháng cáo, y án 7 năm tù.

Ngày 16/5, sau hơn 1 ngày xét xử, TAND cấp cao tại Hà Nội đã tuyên phạt các bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963), Lê Thanh Vân (SN 1964) và Nguyễn Văn Vương (SN 1976, cựu chuyên viên Văn phòng Chủ tịch nước).

90.jpg
Hình ảnh tại phiên tòa.

Theo đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định, không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo Lê Thanh Vân, Nguyễn Văn Vương, giữ nguyên án sơ thẩm; chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, sửa án sơ thẩm.

Cụ thể, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội quyết định, tuyên bị cáo Lưu Bình Nhưỡng phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”; các bị cáo Lê Thanh Vân, Nguyễn Văn Vương phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Về hình phạt, tuyên phạt bị cáo Lưu Bình Nhưỡng 3 năm tù tội “Cưỡng đoạt tài sản”, 9 năm tù cho tội danh còn lại, tổng hình phạt buộc bị cáo phải thi hành là 12 năm tù. Tuyên phạt bị cáo Lê Thanh Vân 7 năm tù; Nguyễn Văn Vương 14 năm tù, tổng hình phạt với bản án khác của Vương, buộc người này phải thi hành mức án 20 năm 6 tháng tù.

\Tại phiên tòa phúc thẩm, căn cứ vào chứng cứ, tài liệu cũng như diễn biến xét xử tại phiên toà, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy, các quyết định của cơ quan tố tụng, người tố tụng trong quá trình thực hiện có sai sót, nhưng không ảnh hưởng đến bản chất vụ án.

Đối với 2 bị cáo Lê Thanh Vân và Nguyễn Văn Vương kháng cáo kêu oan, Hội đồng xét xử nhận thấy không có căn cứ chấp nhận lời kêu oan của 2 bị cáo này.

Theo Hội đồng xét xử, những hành động của 2 bị cáo đã đủ thỏa mãn cấu thành tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”. Các bị cáo đều là người có chức vụ quyền hạn, đã tác động đến một số cơ quan để nhằm trục lợi cá nhân. Xét chủ quan, động cơ là vụ lợi. Có vụ việc đã hưởng lợi, có vụ việc nhằm, sẽ hưởng lợi trong tương lai.

Với bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, bị cáo này đã thành khẩn khai báo, nhận thức được hành vi vi phạm của mình. Tại phiên tòa phúc thẩm đã xuất trình thêm một số tình tiết mới, Hội đồng xét xử chấp nhận đề nghị giảm án cho bị cáo như đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội.

Tuy nhiên, đối với tội danh Cưỡng đoạt tài sản, Hội đồng xét xử nhận thấy bị cáo Lưu Bình Nhưỡng là đồng phạm, chiếm đoạt số tiền rất lớn, ngay tại bản án sơ thẩm đã xét đến các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo nên ở phiên tòa phúc thẩm, không thể giảm nhẹ thêm cho tội danh này.

Tại phiên tòa, HĐXX cho hay bị cáo Nhưỡng được vợ nộp 29 triệu đồng, được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre xác nhận có công kêu gọi 18 tỷ đồng cho hoạt động thiện nguyện; nhóm thiện nguyện Văn phòng Quốc hội xác nhận ông tích cực tham gia hoạt động hiến máu, từ thiện vì người nghèo. Ngoài ra, chính quyền quê ông Nhưỡng ở Thái Bình cũng có đơn gửi HĐXX xin giảm nhẹ cho "người con quê hương" do tích cực đóng góp hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tu bổ di tích lịch sử.

Trước đó, hồi tháng 1/2025, TAND tỉnh Thái Bình đã tuyên phạt bị cáo Lưu Bình Nhưỡng 3 năm tù về tội "Cưỡng đoạt tài sản" và 10 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi". Tổng hợp hình phạt đối với 2 tội danh nêu trên là 13 năm tù.

Bị cáo Lê Thanh Vân bị tuyên phạt 7 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi". Bị cáo Nguyễn Văn Vương - cựu chuyên viên Vụ Pháp Luật - Văn phòng Chủ tịch nước nhận mức án 14 năm tù về cùng tội danh. HĐXX TAND tỉnh Thái Bình cũng tuyên bị cáo Phạm Minh Cường (SN 1986, còn gọi là Cường "quắt") 7 năm tù và Vũ Đăng Phương (SN 1982, trú huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình) 6 năm tù cùng về tội Cưỡng đoạt tài sản.

Sau phiên tòa sơ thẩm, ông Lê Thanh Vân, Nguyễn Văn Vương kháng cáo kêu oan, trong khi đó ông Lưu Bình Nhưỡng kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

>>> Xem thêm video: Ông Lê Thanh Vân bị bắt vì liên quan vụ ông Lưu Bình Nhưỡng

Nguồn: ĐTHĐT.

Doanh nghiệp dính án... tài sản không có lỗi

Bên cạnh việc bảo đảm giá trị tài sản, phải đảm bảo được quyền của tài sản đó bởi trong các vụ án, tài sản không có lỗi.

Liên quan đến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, ngày 16/5, bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, ông rất quan tâm về nguyên tắc xử lý các vi phạm và giải quyết các vụ việc trong hoạt động kinh doanh.

z6607680612738efcffbf852f189ad6f7282b36f36226b-174738358414965490910.jpg
ĐBQH Phan Đức Hiếu.