Doanh nghiệp dính án... tài sản không có lỗi

Bên cạnh việc bảo đảm giá trị tài sản, phải đảm bảo được quyền của tài sản đó bởi trong các vụ án, tài sản không có lỗi.

Liên quan đến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, ngày 16/5, bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, ông rất quan tâm về nguyên tắc xử lý các vi phạm và giải quyết các vụ việc trong hoạt động kinh doanh.

z6607680612738efcffbf852f189ad6f7282b36f36226b-174738358414965490910.jpg
ĐBQH Phan Đức Hiếu.

Theo ông, dự thảo Nghị quyết đã quy định bảo đảm việc niêm phong, kê biên tạm giữ, phong tỏa tài sản liên quan đến vụ việc, vụ án phải theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phạm vi, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; sử dụng hợp lý các biện pháp cần thiết để bảo đảm giá trị tài sản liên quan đến vụ án, là chưa đủ.

Bên cạnh việc bảo đảm giá trị tài sản, phải đảm bảo được quyền của tài sản đó bởi trong các vụ án, tài sản không có lỗi.

"Tức là cho tài sản tiếp tục được vận hành, khai thác hợp lý để mang lại lợi ích chung cho xã hội, cho doanh nghiệp, tiếp tục tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nếu kê biên một dây chuyền sản xuất khiến dây chuyền này ngừng hoạt động sẽ không tạo ra được giá trị; hay kê biên một ngôi nhà, sau này thực hiện thi hành án lại phải tổ chức bán đấu giá. Vậy tại sao không để chủ sở hữu tự thanh lý tài sản đó với giá tốt hơn và khắc phục sau?", đại biểu Phan Đức Hiếu nêu quan điểm.

22afbaf7aef01bae42e1.jpg
ĐBQH Nguyễn Anh Trí.

Thống nhất nguyên tắc xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động kinh doanh, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà Nội) cũng cho rằng quá trình xử lý cần lưu ý không làm ảnh hưởng đến sản xuất, hoạt động kinh doanh, không làm đình trệ và chấm dứt việc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

"Không dễ dãi gắn mác tang vật vụ án lên công cụ sản xuất, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp. Nếu có, phải nhanh chóng giải quyết để sớm đưa lại vật tư, thiết bị máy móc vào hoạt động sản xuất", ông Trí nhấn mạnh.

Phát triển kinh tế tư nhân... băn khoăn “công ty ma” lợi dụng

Nếu không có cơ chế hậu kiểm đủ mạnh, minh bạch và hiệu quả thì chính sách này rất dễ trở thành kẽ hở để các “công ty ma” lợi dụng.

Sáng 16/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.

Cẩn trọng với "công ty ma

Với doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế, phải có chính sách rất đặc biệt

ĐBQH Phan Xuân Dũng cho rằng, để doanh nghiệp làm được và tin tưởng doanh nghiệp làm được thì phải có cơ chế, chính sách rõ ràng và cụ thể.

Trong khuôn khổ chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, chiều 15/5, tham gia thảo luận ở tổ về các nội dung: Dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, đại biểu Quốc hội Phan Xuân Dũng, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã có những đóng góp ý kiến mang tính tổng thể và chiến lược đối với các dự án luật trên.

Trao cho doanh nghiệp lớn của Việt Nam cơ hội