Học sinh tiểu học Hà Nội được hỗ trợ mức ăn 30.000 đồng/ngày

Dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ bữa ăn bán trú cho 100% học sinh tiểu học Hà Nội năm học 2025 - 2026 khoảng 3.063 tỷ đồng.

Chiều 9/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học trên địa bàn năm học 2025 - 2026.

Đối tượng áp dụng Nghị quyết gồm học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục (không bao gồm các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài) trên địa bàn TP Hà Nội, tự nguyện tham gia sử dụng dịch vụ bán trú tại cơ sở giáo dục. Các cơ sở giáo dục (không bao gồm các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài) trên địa bàn TP Hà Nội có đối tượng được hỗ trợ.

Nghị quyết quy định mức hỗ trợ gồm học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn các xã miền núi và các xã thuộc bãi giữa sông Hồng, mức hỗ trợ là 30.000 đồng/học sinh/ngày (hỗ trợ bữa ăn chính).

Đối với học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục còn lại tại Hà Nội, mức hỗ trợ là 20.000 đồng/học sinh/ngày (hỗ trợ bữa ăn chính).

Trường hợp phụ huynh học sinh và nhà trường thống nhất mức tiền ăn cao hơn so với mức Nhà nước hỗ trợ thì phần chênh lệch sẽ thu của người học (đảm bảo mức ăn tối thiểu là 30.000 đồng/học sinh/ngày).

Thời gian hỗ trợ trong năm học 2025-2026 (theo số ngày ăn thực tế, không quá 9 tháng/năm học).

Dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ bữa ăn bán trú cho 100% học sinh tiểu học năm học 2025-2026 khoảng 3.063 tỉ đồng.

Sau một năm triển khai, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tổng kết, đánh giá hiệu quả và tham mưu UBND thành phố mở rộng chính sách hỗ trợ sang các cấp học khác nếu điều kiện ngân sách cho phép.

Hiện toàn thành phố có hơn 763.000 học sinh tiểu học, trong đó có hơn 502.000 em đang tham gia ăn bán trú, chiếm khoảng 65,8%. Việc hỗ trợ kinh phí được kỳ vọng sẽ nâng tỷ lệ này lên 99,17%, góp phần giảm gánh nặng cho phụ huynh, đồng thời cải thiện chất lượng chăm sóc học sinh trong ngày học hai buổi.

Ảnh minh hoạ/PLXH

Thống kê cho thấy, 703 trong tổng số 778 trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội đang tổ chức ăn bán trú, đạt tỷ lệ gần 90,4%. Tỷ lệ này tại các khu vực miền núi, bãi giữa sông Hồng là 86,36%; ở khu vực còn lại là 90,48%. Về cơ sở vật chất, khoảng 90% trường có đủ điều kiện tổ chức bán trú cho toàn bộ học sinh.

Các bữa ăn hiện được tổ chức theo hai hình thức: Trường tự nấu hoặc liên kết với đơn vị cung cấp suất ăn. Đối với khu vực miền núi và các xã thuộc bãi giữa sông Hồng, tất cả các trường công lập đều liên kết với bên ngoài để cung cấp bữa ăn. Ở khu vực nội thành, 90,58% trường công lập sử dụng dịch vụ cung cấp suất ăn, trong khi các trường tư thục có tỷ lệ tự tổ chức nấu cao hơn, lên tới 64,58%.

Theo UBND TP Hà Nội, mức thu tiền ăn hiện nay dao động từ 19.000–50.000 đồng/ngày tại các trường công lập và từ 25.000 - 125.000 đồng/ngày tại các trường tư thục. Mức thu bình quân lần lượt là 30.062 đồng và 50.827 đồng. Tổng kinh phí chi cho ăn bán trú trong năm học 2024 - 2025 ước tính là 3.074 tỷ đồng, trong đó khối công lập chiếm hơn 2.520 tỷ đồng.

Học sinh cần xác nhận nhập học sau khi trúng tuyển lớp 10

Sau khi trúng tuyển, xác nhận nhập học là thủ tục bắt buộc đối với tất cả các học sinh nếu có nguyện vọng học tiếp tục theo học lớp 10 THPT.

Sở GD&ĐT Hà Nội quy định, sau khi công bố kết quả thi và điểm chuẩn, xác nhận nhập học là thủ tục bắt buộc đối với tất cả các học sinh.

Từ ngày 10/7 đến ngày 12/7, học sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học. Việc xác nhận này phải thực hiện từ 13h 30 ngày 10/7 đến 24h ngày 12/7, theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội.

Đề thi tiếng Anh THPT thách thức về sự công bằng

Chuyên gia cho rằng, đề thi tiếng Anh THPT có nhiều đổi mới tích cực nhưng không phù hợp với học sinh cả nước với những điều kiện học tập khác nhau.

Đề thi môn Tiếng Anh, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo đánh giá của nhiều thí sinh là “khó nhất trong lịch sử” vẫn đang “nóng” dư luận với những quan điểm trái chiều. Trao đổi với Tri thức và Cuộc sống, ông Lê Hoàng Phong, Giám đốc học thuật Tổ chức giáo dục YOUREORG cho rằng, đề thi có những điểm sáng đáng ghi nhận, nhưng cùng với đó, đặt ra những suy ngẫm về sự công bằng trong giáo dục.

z6740982339519-274c78a9fc22e1e6c81ecfd06a1f25c5.jpg
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Tiếng Anh và khoảng cách cơ hội trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Đề thi tốt nghiệp môn tiếng Anh ngày càng học thuật, học sinh vùng khó liệu còn dám chọn môn này? Cô Phạm Thị Liên chia sẻ trăn trở từ thực tế dạy học miền núi.

Định hướng đổi mới đề thi Tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 được đánh giá là tích cực, nhưng độ khó mang tính học thuật lại đang dấy lên lo ngại về sự công bằng.

Từ kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy tại miền núi, cô giáo Phạm Thị Liên (Trường THPT Vị Xuyên, Tuyên Quang) đã thẳng thắn chỉ ra những điểm “lệch pha” trong đề thi, giữa mục tiêu đổi mới và khả năng tiếp cận của học sinh.