![]() |
![]() |
Tổng cục Thuế tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với CTCP Tiên Sơn Thanh Hóa (AAT).
Cục thuế tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với CTCP Cảng Quảng Ninh (CQN) tổng số tiền gần 673 triệu đồng.
Cảng Quảng Ninh đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp theo quy định. Do đó, CQN bị xử phạt 20% tính trên số thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp thiếu do khai sai (gần 86 triệu đồng) và thu nhập cá nhân thiếu do khai sai (hơn 13 triệu đồng).
Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu gần 494 triệu đồng và hơn 80 triệu đồng tiền chậm nộp thuế. Số tiền chậm nộp thuế tính đến hết ngày 15/11/2021, CQN có trách nhiệm tự tính và nộp số tiền chậm nộp thuế kể từ ngày 15/11 đến thời điểm nộp số tiền thuế truy thu và tiền phạt vào ngân sách theo quy định.
Tổng số tiền khắc phục hậu quả, tiền phạt vi phạm hành chính mà Cảng Quảng Ninh phải nộp gần 673 triệu đồng.
Cảng Quảng Ninh được thành lập từ tháng 8/1977. Đầu năm 2015, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) trình Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phương án chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của Vinalines tại công ty cổ phần Cảng Quảng Ninh.
Theo đó, Vinalines đã chuyển nhượng hơn 49 triệu cổ phần sở hữu tại Cảng Quảng Ninh (chiếm 98,02%) cho CTCP Tập đoàn T&T theo hình thức thỏa thuận trực tiếp.
Hiện Cảng Quảng Ninh thuộc về Tập đoàn T&T Group của ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) với việc nắm đến 98% cổ phần của Cảng Quảng Ninh.
CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC, HoSE: BSI) vừa công bố tờ trình liên quan đến việc chào bán 65,7 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược, nhằm tăng mạnh vốn điều lệ từ 1.220,7 tỷ đồng lên 1.878 tỷ đồng.
Trong đó, nhà đầu tư chiến lược sẽ nắm giữ tối đa 35% vốn điều lệ. Số cổ phiếu phát hành thêm sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm.
Số tiền thu được từ đợt chào bán riêng lẻ sẽ được BSC dùng để bổ sung nguồn vốn cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (bao gồm: cho vay ký quỹ, đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành,…); đầu tư nâng cấp nền tảng giao dịch và bổ sung vốn cho các hoạt động kinh doanh khác.
![]() |
Tờ trình của BSC cho hay, nhà đầu tư chiến lược được xem xét và đang trong quá trình đám phán các điều khoản giao dịch là Công ty TNHH Đầu tư tài chính Hana (Hana Financial Investment).
Trước đó, vào cuối năm 2019, KEB Hana Bank – một thành viên khác thuộc Tập đoàn tài chính Hana, đã trở thành cổ đông chiến lược, nắm giữ 15% vốn của BIDV – ngân hàng mẹ của BSC.
Trên thị trường, cổ phiếu BSI đã trải qua nhiều nhịp tăng mạnh từ đầu năm và có thời điểm đã vượt 52.000 đồng/cp, cao nhất kể từ khi niêm yết. Hiện cổ phiếu này đã điều chỉnh và đang dừng ở mức 49.950 đồng/cp, gấp 4 lần thời điểm đầu năm.