Hòa Phát lần đầu bán hơn 1,1 triệu tấn HRC trong một quý

Hòa Phát lập kỷ lục mới với hơn 1,1 triệu tấn HRC bán ra trong quý 2, đưa tổng sản lượng thép lên 2,6 triệu tấn, tăng mạnh so với cùng kỳ.

Mới đây, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đã công bố tình hình sản xuất trong quý 2/2025. Theo đó, Tập đoàn ghi nhận sản lượng bán hàng thép các loại đạt 2,6 triệu tấn trong quý 2/2025, tăng 9% so với quý trước và tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, thép cuộn cán nóng (HRC) lần đầu vượt mốc 1,1 triệu tấn trong một quý, tăng 18% so với quý 1. Sản lượng thép xây dựng và thép chất lượng cao đạt 1,3 triệu tấn, tăng 7%.

Ở mảng sản phẩm hạ nguồn, tiêu thụ tôn mạ và ống thép đạt lần lượt 110.000 tấn và 216.000 tấn, cải thiện đáng kể so với quý trước.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 5,1 triệu tấn thép thô, tăng 17% so với 6 tháng đầu năm 2024. Bán hàng HRC, thép xây dựng, thép chất lượng cao và phôi thép đạt 5 triệu tấn, tăng 23% so với nửa đầu năm ngoái.

Trong đó, thép cuộn cán nóng đóng góp 2,2 triệu tấn, tăng 42% so với nửa đầu năm 2024. Thép xây dựng, thép chất lượng cao của Tập đoàn ghi nhận 2,5 triệu tấn, tăng 11% so với 6 tháng đầu năm ngoái. Doanh nghiệp hiện giữ 38% thị phần thép xây dựng tại Việt Nam, tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu.

z6786096839764-41bfb01ff9e562e12425e807d5a51339.jpg
Ảnh minh họa

Ở một diễn biến đáng chú ý, ngày 4/7, Bộ Công Thương đã chính thức ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá từ 23,1% đến 27,83% đối với thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc, có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày 6/7/2025.

Việc áp thuế chính thức mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt là Hòa Phát và Formosa – hai đơn vị duy nhất hiện có khả năng sản xuất HRC tại Việt Nam, với tổng công suất khoảng 8,6 triệu tấn/năm.

Trước đây, giá HRC nội địa thường cao hơn giá nhập khẩu, gây khó khăn cho tiêu thụ. Tuy nhiên, mức thuế chống bán phá giá lên tới gần 28% dự kiến sẽ xóa bỏ lợi thế giá của thép Trung Quốc, mở ra dư địa tăng trưởng doanh thu và biên lợi nhuận cho các nhà sản xuất trong nước.

Đặc biệt, Hòa Phát được dự báo hưởng lợi nhiều nhất, khi dự án Dung Quất 2 sắp đi vào hoạt động, nâng tổng công suất thép của Tập đoàn lên 16 triệu tấn mỗi năm, trong đó riêng công suất HRC đạt 8,5 triệu tấn, đủ khả năng đáp ứng toàn bộ nhu cầu nội địa.

Tập đoàn cho biết hiện đang gấp rút hoàn thiện lò cao số 6 thuộc dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 9/2025.

Đức Long Gia Lai lãi kỷ lục vẫn "khất nợ" trái phiếu suốt 8 năm

Đức Long Gia Lai lại tiếp tục chậm thanh toán lô trái phiếu đã quá hạn nhiều năm, bất chấp việc vừa báo lãi cao nhất lịch sử trong năm 2024.

CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG) vừa công bố thông tin bất thường liên quan đến việc chậm thanh toán trái phiếu, làm dấy lên nghi ngại về năng lực tài chính thực chất của doanh nghiệp này, bất chấp kết quả kinh doanh báo lãi.

Cụ thể, DLG có một lô trái phiếu phát hành ngày 30/12/2017, kỳ hạn 5 năm, đã đáo hạn từ ngày 30/12/2022. Tuy nhiên, đến cuối tháng 6/2025, doanh nghiệp vẫn chưa hoàn tất thanh toán.

Chủ tịch Nam Long sang tay 2 triệu cổ phiếu cho hai con trai?

Chủ tịch Nam Long – ông Nguyễn Xuân Quang đã đăng ký bán ra 2 triệu cổ phiếu NLG cùng với thời điểm hai người con trai của ông mua vào lượng cổ phiếu tương tự.

CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) vừa công bố loạt thông tin giao dịch cổ phiếu đáng chú ý liên quan đến Chủ tịch HĐQT Nguyễn Xuân Quang, các cổ đông liên quan và nhóm cổ đông tổ chức lớn.

Cụ thể, ông Nguyễn Xuân Quang – Chủ tịch HĐQT của Nam Long – đã đăng ký bán ra 2 triệu cổ phiếu NLG theo phương thức thỏa thuận, với mục đích cơ cấu tài chính cá nhân. Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ ngày 10/7 đến 8/8/2025.