Tinh vân Tarantula có nhiều điều thú vị hơn chúng ta nghĩ

(Kiến Thức) - Tinh vân Tarantula có nhiều ngôi sao khổng lồ hơn dự đoán trước giờ... và nhiều thông tin thú vị xoay quanh nó vừa được công bố.

Một khu vực hình thành sao được gọi là tinh vân Tarantula có nhiều ngôi sao khổng lồ hơn dự đoán trước giờ.

Phát hiện này có thể làm thay đổi cách mà các nhà thiên văn học nghĩ đến sự hình thành sao lớn trong vũ trụ.

Các ngôi sao được cho là khổng lồ khi chúng có khối lượng lớn hơn Mặt trời khoảng gấp 10 lần. 

Nguồn ảnh: Phys.
 Nguồn ảnh: Phys.

Tinh vân Tinh hoa Tarantula - nằm cách Trái đất khoảng 180.000 năm ánh sáng - chứa khoảng một ngàn sao các loại.

Khu vực tinh vân này cũng là nơi chứa các ngôi sao khổng lồ, quay nhanh nhất trong lịch sử.

Xem thêm video:Va chạm giữa thiên hà Tiên Nữ và thiên hà của chúng ta - Nguồn video: Lemon Phích.

Nhóm nghiên cứu phân tích 247 ngôi sao nặng gấp 15 lần khối lượng của mặt trời. Trong nhóm đó, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều ngôi sao khổng lồ hơn dự đoán trước giờ.

Dữ liệu cũng cho thấy có khoảng 30% ngôi sao dao động độ nặng từ từ 30 đến 200 lần khối lượng của mặt trời. 

Xôn xao đối tượng lạ xuất hiện trong thiên hà Milky Way

(Kiến Thức) -Thêm nhiều đối tượng thiên văn kỳ lạ tìm thấy trong thiên hà Milky Way gây xôn xao các nhà khoa học. Ở trung tâm thiên hà Milky Way, có bốn triệu lỗ đen khối lượng hơn cả mặt trời, cách Trái đất khoảng 26.000 năm ánh sáng.

Các nhà thiên văn học thuộc NASA phát hiện dấu hiệu của 11 ngôi sao trẻ sơ sinh khối lượng thấp hình thành rất gần một lỗ đen siêu lớn trong thiên hà Milky Way.

Nguồn ảnh: Zeenews.
Nguồn ảnh: Zeenews. 

Xôn xao “dây thần kinh” màu đỏ kỳ lạ ở tinh vân Orion

(Kiến Thức) - Một hiện tượng thiên văn kỳ lạ vừa được tìm thấy ở trung tâm tinh vân Orion gây xôn xao.

 Các nhà khoa học thuộc Đài Quan sát Robert C. Byrd Green Bank ở Tây Virginia vừa có màn khám sát qua trung tâm vườn ươm sao của tinh vân Orion cách Trái đất 1.200 năm ánh sáng và bất ngờ phát hiện ra một hiện tượng lạ. 
Xon xao “day than kinh" mau do ky la o tinh van Orion-Hinh-2

Nguồn ảnh: Phys.