Tình hình của ba bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng ra sao?

(Kiến Thức) - Ngoài 2 bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng gồm nam bệnh nhân người Anh (69 tuổi), bệnh nhân nữ người Việt (64 tuổi), tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương còn có thêm nam bệnh nhân 54 tuổi diễn biến nặng, phải thở máy.

Thứ trưởng Bộ Y tế PGS.TS Nguyễn Trường Sơn cho biết, tính đến sáng ngày 24/3, tình trạng 3 bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng ổn định, một số bệnh nhân có thể chuyển biến nặng hơn. Ngành y tế đang sẵn sàng, chủ động nếu diễn biến của các bệnh nhân xấu hơn, sẽ hạn chế tối đa tình trạng tử vong do Covid-19.
Chia sẻ về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân nhiễm Covid-19 có diễn biến nặng, Thứ trưởng Bộ Y tế PGS.TS Nguyễn Trường Sơn cho biết, 1 người phải chạy hệ thống ECMO, 2 người phải thở máy, cả 3 bệnh nhân đều suy hô hấp và phải lọc máu liên tục. Đây là những chỉ định điều trị hiện đại nhất hiện nay, Thứ trưởng Y tế thông tin.
Ngoài 2 bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng gồm nam bệnh nhân người Anh (69 tuổi), bệnh nhân nữ người Việt 64 tuổi, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương còn có thêm nam bệnh nhân 54 tuổi diễn biến nặng, phải thở máy. Ngoài ra, có thêm 7 bệnh nhân có diễn biến nặng.
Tinh hinh cua ba benh nhan Covid-19 dien bien nang ra sao?
Tình trạng 3 bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng ổn định, một số bệnh nhân có thể chuyển biến nặng hơn. Ảnh minh họa. 
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn nói: "Chúng tôi xác định đây là những bệnh nhân nguy kịch, khả năng tử vong hoàn toàn có thể xảy ra. Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, chúng tôi đang tập trung nguồn lực là các bác sĩ giỏi nhất, hệ thống máy móc hiện đại nhất, tiên tiến nhất để phục vụ cứu chữa người bệnh. Đến sáng nay (24/3), tình hình bệnh nhân chưa cải thiện nhưng vẫn ổn định, so với mức thở máy. Một số bệnh nhân có thể có diễn biến nặng hơn”.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, Bộ Y tế đã đề nghị tất cả các cơ sở y tế tổ chức theo dõi bệnh nhân kỹ hơn, đặc biệt là ở thời điểm từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 - theo y văn là thời điểm dễ suy hô hấp ở người bệnh. "Ngành Y tế sẵn sàng chủ động có diễn biến xấu ở bệnh nhân khác xảy ra", PGS.TS Nguyễn Trường Sơn cho biết.

Video "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, ngành Y tế Việt Nam dồn tất cả nguồn nhân lực và các trang thiết bị tốt nhất vào phục vụ cho người bệnh. Tuy nhiên, trước diễn biến của bệnh Covid-19 trên thế giới, chắc chắn sẽ có một số bệnh nhân diễn biến nặng hơn, việc tử vong nằm trong tiên lượng với các bệnh nhân có tình trạng trở nặng, suy hô hấp không thể phục hồi được.
“Chúng ta cố gắng tập trung hết sức vào điều trị cho người bệnh. Ngành Y tế cố gắng hạn chế tối đa tử vong nếu có ở Việt Nam. Đây là cam kết của Bộ Y tế với Đảng, Chính phủ và nhân dân, chúng tôi tập trung tất cả mọi nguồn lực để cố gắng không xảy ra tử vong và nếu tử vong cũng hạn chế ở mức thấp nhất”,Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.
Bộ Y tế hướng dẫn việc cách ly y tế tại nhà
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cách ly y tế, bao gồm: cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Việc cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú được áp dụng đối với những người đã tiếp xúc với người có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 (đối tượng F2), những người tiếp xúc gián tiếp (đối tượng F3, F4). Thời gian cách ly được quy định là 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
Người được cách ly cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân sau đây:
- Thường xuyên đeo khẩu trang; thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng có nắp đậy và mang đi xử lý hàng ngày.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn.
- Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt... Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.
- Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ. Việc người dân nâng cao ý thức cộng đồng, thực hiện tốt các quy định cách ly, vệ sinh phòng dịch là góp phần chiến thắng giặc dịch Covid-19.

Bệnh nhân Covid-19 thứ 97 và 98 đi bar Buddha, đến PK FV Sài Gòn... các “F” cần làm gì?

(Kiến Thức) - Hai ca bệnh Covid-19 thứ 97 và 98 từng đi Bar Buddha, và khi biết thông tin BN 91 đã chủ động đến khám tại Phòng khám FV Sài Gòn. Các “F” từng tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp cần làm gì lúc này?

Bệnh nhân Covid-19 thứ 35 tiếp xúc với bao nhiêu người trước khi cách ly?

Ngay sau khi BYT công bố bệnh nhân Covid-19 thứ 35 là một nhân viên siêu thị Điện máy Xanh (Đà Nẵng), thành phố đã vào cuộc giám sát xác định thời gian làm việc, địa điểm và bước đầu xác định những người tiếp xúc với bệnh nhân này.

Theo đó, ngành y tế xác định, khoảng 18-19h ngày 4/3, bệnh nhân N. tiếp xúc trực tiếp với 2 người Anh tại siêu thị Điện máy Xanh (đến mua sim điện thoại) trong thời gian 10 phút, sau đó bệnh nhân tiếp tục làm việc tại đây đến 22h rồi về nhà chồng (phường Bình Thuận, quận Hải Châu).

Thêm 3 bệnh nhân Covid-19 mới đều trú tại TP HCM, nâng tổng số 121 ca

(Kiến Thức) - Viện Pasteur TP HCM kết luận các mẫu bệnh phẩm của 3 bệnh nhân Covid-19 mới từ 119-121.

Viện Pasteur TPHCM kết luận các mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân Covid-19 sau dương tính với SARS-CoV-2, cụ thể:

- Ca bệnh 119 (BN119): Bệnh nhân nam, 29 tuổi, quốc tịch Mỹ, trú tại Quận Bình Thạnh, TPHCM. Bệnh nhân làm việc tại công ty tư vấn tài chính BCG, tầng 13 Mplaza Saigon, số 39, đường Lê Duẩn, phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM.

Từ ngày 01/3/2020 đến ngày 15/3/2020, bệnh nhân thường xuyên di chuyển giữa Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và về lại Việt Nam ngày 15/3/2020, không nhớ số hiệu và ngày giờ chuyến bay vào Việt Nam. Sau đó, bệnh nhân đi làm và có tới một số địa điểm ăn uống, giải trí, tập thể thao.

Ngày 19/3/2020, bệnh nhân có sốt, ho, đau họng. Ngày 20/3/2020, bệnh nhân đến Bệnh viện FV khám và được nhập viện, cách ly, điều trị, lấy mẫu.

- Ca bệnh 120 (BN120): Bệnh nhân nam, quốc tịch Canada, 27 tuổi, trú tại Quận 2, TPHCM. Nghề nghiệp là giáo viên ngoại ngữ. Bệnh nhân là người tiếp xúc gần với BN91.

Bệnh nhân từ Canada vào Việt Nam từ ngày 11/2/2020 đến nay. Trong quá trình lưu trú tại Việt Nam, bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với BN91 từ ngày 14/3/2020 tại một số quán ăn, nơi vui chơi, trong đó có quán Bar Buddha. Sau khi phát hiện BN91, bệnh nhân được đưa cách ly tập trung tại Quận 2 chiều ngày 19/3/2020 và lấy mẫu bệnh phẩm ngày 20/3/2020 - khi chưa có triệu chứng bệnh.

Ngày 21/3/2020, bệnh nhân có sốt, ho khan, chuyển Bệnh viện Dã chiến Củ Chi cách ly, điều trị.

Them 3 benh nhan Covid-19 moi deu tru tai TP HCM, nang tong so 121 ca
Ảnh minh họa.  
- Ca bệnh 121 (BN121): Bệnh nhân nam, 58 tuổi, trú tại Quận Tân Bình, TPHCM.
Ngày 18/3/2020, bệnh nhân cùng vợ từ New York- Hoa Kỳ về Việt Nam, quá cảnh tại Narita - Nhật Bản trên chuyến bay của hãng hàng không ANA số hiệu NH831, số ghế 3H (chồng), 3K (vợ) và nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ngày 19/3/2020.
Bệnh nhân cùng vợ được chuyển về cách ly tại huyện Cần Giờ. Ngày 20/3/2020, bệnh nhân có sốt, không ho, không khó thở và được lấy mẫu. Hiện bệnh nhân tiếp tục được cách ly theo dõi tại Trung tâm y tế huyện Cần Giờ.

Video "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.

Như vậy, tới thời điểm này, tổng số ca bệnh Covid-19 tại Việt Nam là 121 trường hợp, trong đó 17 người đã được điều trị khỏi.