Tin tặc Trung Quốc “chôm” 4,5 triệu hồ sơ bệnh viện Mỹ

(Kiến Thức) - Cuộc tấn công của tin tặc Trung Quốc nhằm vào 206 bệnh viện ở 29 bang (Mỹ). Bạn có thể sẽ ngạc nhiên bởi những gì hacker đang theo đuổi.

Trong tháng này, tin tặc Trung Quốc ăn cắp dữ liệu tại địa điểm khá kì lạ: bệnh viện. Một cơ sở dữ liệu bệnh viện lớn, phục vụ các thị trấn nhỏ và vùng nông thôn tại Mỹ đã báo cáo 4,5 triệu hồ sơ bệnh nhân hồi đầu năm nay đã bị tấn công bởi tin tặc. 
206 bệnh viện ở 29 bang của Mỹ bị tin tặc tấn công cơ sở dữ liệu.
206 bệnh viện ở 29 bang của Mỹ bị tin tặc tấn công cơ sở dữ liệu.
Cuộc tấn công nhằm vào 206 bệnh viện ở 29 bang. Các chuyên gia an ninh Mandiant đã xác định được nhóm tin tặc từ Trung Quốc và mô tả tình trạng là "mối đe dọa liên tục ở cấp độ cao". Thuật ngữ này hoàn toàn hợp lý bởi đây là nhóm từng thực hiện tấn công tương tự vào các bang nhỏ hơn tại Mỹ vào hồi tháng 6 - tờ New York Times đã đưa tin.
Chuyên gia Mandiant đánh giá: trung bình các tin tặc sẽ dành gần một năm truy cập hệ thống của một công ty, tìm kiếm thông tin nhạy cảm để đánh cắp: kế hoạch phát triển sản phẩm, kỹ thuật sản xuất, kế hoạch kinh doanh và email của giám đốc điều hành cấp cao. Mục đích cuối cùng là giúp các công ty Trung Quốc dễ dàng cạnh tranh với đối thủ hơn.
Đánh giá đó có vẻ phù hợp với những cuộc tấn công gần đây nhất vào cơ sở dữ liệu của bệnh viện. Rõ ràng, các tin tặc Trung Quốc không tìm kiếm thông tin y tế mà nhắm vào thông tin cá nhân, nhận diện bệnh nhân hoặc cố gắng nắm được danh tính hoặc tìm ra cách bác sĩ tại Mỹ làm việc.
Cuộc tấn công này được xem là vụ đánh cắp thông tin lớn nhất liên quan đến thông tin bệnh nhân y tế. Trước đây, máy chủ y tế tại Montana đã bị tấn công vào ngày 4/6, với khoảng 1 triệu người bị ăn cắp thông tin cá nhân.
Nhóm hacker Trung Quốc này thường tấn công cơ sở dữ liệu để "chôm" sở hữu trí tuệ hoặc kế hoạch sản xuất, phát triển thị trường để sử dụng trong kinh doanh mục đích về an sinh hoặc chính trị. 

Tin tặc tấn công máy bay như MH370 thế nào?

(Kiến Thức) - Tấn công máy bay, như MH370 thông qua một ứng dụng Android đơn giản được chuyên gia bảo mật cho là sự việc hoàn toàn có cơ sở.

Việc chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích đặt ra dấu hỏi lớn về hàng rào an ninh hàng không. Các chuyên gia khủng bố đặt ra giả thuyết máy bay có thể đã bị tin tặc tấn công, cướp quyền điều khiển. Cùng với đó, các chuyên gia bảo mật cũng khẳng định tin tặc có khả năng bắt cóc máy bay nhờ các mã độc hại thông qua điện thoại di động hoặc USB, hay chỉ một ứng dụng Android đơn giản như PlaneSploit.
Việc chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích đặt ra dấu hỏi lớn về hàng rào an ninh hàng không. Các chuyên gia khủng bố đặt ra giả thuyết máy bay có thể đã bị tin tặc tấn công, cướp quyền điều khiển. Cùng với đó, các chuyên gia bảo mật cũng khẳng định tin tặc có khả năng bắt cóc máy bay nhờ các mã độc hại thông qua điện thoại di động hoặc USB, hay chỉ một ứng dụng Android đơn giản như PlaneSploit. 

Vụ ăn cắp tài khoản internet lớn nhất trong lịch sử

(Kiến Thức) - Nhóm hacker Nga đã đánh cắp tổng cộng 1,2 tỷ dữ liệu internet, gây ra vụ ăn cắp thông tin người dùng internet lớn nhất lịch sử.

Tờ New York Times cho hay, các chuyên gia an ninh mạng Mỹ ngày 5/8 tuyên bố hacker Nga thu thập tổng cộng 1,2 tỷ dữ liệu internet (bao gồm cả user, pass) của các công ty Mỹ và cả những công ty khác trên toàn thế giới. Đây được xem là vụ đánh cắp thông tin người dùng internet lớn nhất lịch sử.

Nhóm tin tặc được đặt tên là CyberVor (tiếng Nga là kẻ trộm), chỉ có vài người ở độ tuổi 20 và các máy chủ được đặt ở Nga. Theo hãng bảo mật Hold Security của Mỹ, thông tin người dùng đã bị đánh cắp từ hơn 42.000 trang web khác nhau, kể cả từ trang web lớn lẫn nhỏ. Ngoài 1,2 tỷ mật khẩu, hacker còn thâu tóm 500 triệu địa chỉ email của nạn nhân.

CyberVor đánh cắp 1,2 tỷ dữ liệu internet từ các công ty trên thế giới, đa số là Mỹ.
CyberVor đánh cắp 1,2 tỷ dữ liệu internet từ các công ty trên thế giới, đa số là Mỹ.
Các chuyên gia an ninh cho biết, nhóm hacker Nga thu mua dữ liệu từ các hacker khác ở chợ đen, sau đó cài virus vào các trang web hay tài khoản mạng xã hội như Facebook, Twitter… chiếm quyền điều khiển. Nhóm hacker Nga chủ yếu tập trung vào đánh cắp dữ liệu thông tin, tuy chúng còn trẻ nhưng đều hết sức chuyên nghiệp. 

Nhóm hacker này tinh vi đến mức dữ liệu người dùng chỉ cần đang nằm đâu đó trên World Wide Web là tài khoản của họ có thể bị đánh cắp. Hãng bảo mật Hold Security cho biết hãng truy được dấu vết của nhóm hacker ở miền trung nước Nga, gần với biên giới Kazakhtan, nhưng từ chối công bố danh tính của các hacker.

Hiện chưa có công bố chính xác khoảng thời gian của các vụ tấn công và đánh cắp thông tin người dùng Internet của CyberVor, cũng không có thông tin chi tiết các trang web và tài khoản email bị CyberVor tấn công, chiếm dụng thông tin.

Mẹo hay “vệ sinh” Android chống hacker, virus

(Kiến Thức) - Trước khi bán thiết bị Andoird, bạn cần quét sạch mọi thông tin cá nhân để hacker không thể khôi phục và sử dụng dữ liệu riêng của bạn.

Bước 1: Mã hóa. Trước khi quét bỏ dữ liệu cũ, đầu tiên bạn cần mã hóa điện thoại. Bạn vào Settings, đến phần Security và chọn Encryption. Nếu các thao tác “quét dọn” dữ liệu không thực sự triệt để, bước này sẽ giúp bạn có thêm một tùy chọn phục hồi.
 Bước 1: Mã hóa. Trước khi quét bỏ dữ liệu cũ, đầu tiên bạn cần mã hóa điện thoại. Bạn vào Settings, đến phần Security và chọn Encryption. Nếu các thao tác “quét dọn” dữ liệu không thực sự triệt để, bước này sẽ giúp bạn có thêm một tùy chọn phục hồi.