AI tạo ra sơn chống nóng giúp giảm nhiệt mái nhà tới 20 độ C

Sơn phản xạ nhiệt do AI thiết kế có thể làm giảm nhiệt độ bề mặt từ 5 - 20 độ C, góp phần hạ nhiệt đô thị và tiết kiệm điện năng mà không cần thiết bị làm mát.

Một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Texas (Mỹ), Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc), Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Umeå (Thụy Điển) vừa công bố công trình nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thiết kế vật liệu. Kết quả là một loại sơn phản xạ nhiệt thế hệ mới có khả năng làm mát bề mặt mái nhà, phương tiện và thiết bị ngoài trời từ 5 đến 20 độ C so với sơn thông thường.

Sản phẩm được phát triển nhờ mô hình máy học có thể mô phỏng và tối ưu hàng triệu tổ hợp vật liệu chỉ trong vài ngày. Đây được xem là bước tiến đáng kể trong việc sử dụng AI để giải quyết các vấn đề năng lượng và khí hậu ở đô thị nóng bức.

1634080457-image-445-4-960x623.jpg
Lớp sơn phản xạ nhiệt do AI thiết kế giúp giảm nhiệt độ mái nhà trong điều kiện nắng gắt.

Nhờ vào ứng dụng học máy, nhóm đã thiết kế thành công hàng loạt công thức sơn mới có hiệu quả cao trong việc giảm nhiệt, chỉ trong thời gian ngắn mà không cần trải qua quy trình thử – sai phức tạp như trước đây.

Thử nghiệm cho thấy khi sử dụng loại sơn này trên mái của một tòa nhà bốn tầng ở điều kiện nắng nóng như tại Bangkok hoặc Rio de Janeiro, lượng điện tiêu thụ cho điều hòa có thể giảm tới 15.800 kWh mỗi năm. Nếu áp dụng đại trà trên quy mô 1.000 tòa nhà, mức tiết kiệm tương đương đủ để vận hành hơn 10.000 máy lạnh trong một năm. Đây là con số ấn tượng, nhất là trong bối cảnh các thành phố đang đối mặt với tình trạng quá tải điện năng trong mùa nóng kéo dài.

Loại sơn mới được thiết kế dựa trên hai yếu tố cốt lõi: phản xạ bức xạ mặt trời (nhất là vùng ánh sáng khả kiến và cận hồng ngoại), đồng thời có khả năng phát xạ hồng ngoại để tản nhiệt ra ngoài khí quyển. Những tính chất này được tối ưu hóa nhờ các thuật toán máy học, giúp rút ngắn đáng kể thời gian nghiên cứu và tăng hiệu quả sản phẩm.

AI không chỉ giúp mô phỏng hàng triệu tổ hợp vật liệu trong thời gian ngắn, mà còn cho phép các nhà khoa học “đặt hàng” loại vật liệu có tính chất mong muốn. Thay vì tạo vật liệu trước rồi mới đo đạc, giờ đây người dùng có thể yêu cầu AI tìm ra công thức đáp ứng yêu cầu cụ thể như khả năng cách nhiệt, độ bền cao hoặc chi phí thấp.

Không chỉ ứng dụng cho mái nhà, sơn phản xạ nhiệt còn có tiềm năng sử dụng rộng rãi trên ô tô, container, thiết bị viễn thông ngoài trời hay các nhà máy công nghiệp. Đây được xem là hướng đi khả thi trong việc giảm hiện tượng “đảo nhiệt đô thị” và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng ở các thành phố lớn.

Xu hướng dùng AI để phát triển vật liệu mới đang lan rộng. Một số công ty công nghệ lớn như Microsoft đã ra mắt bộ công cụ hỗ trợ thiết kế vật liệu vô cơ dùng trong pin mặt trời và thiết bị y tế. Tại Anh, startup MatNex đã ứng dụng AI để phát triển loại nam châm không dùng đất hiếm, giảm chi phí và ô nhiễm trong sản xuất xe điện. Những đổi mới này cho thấy AI không chỉ phục vụ ngành phần mềm mà còn có vai trò lớn trong các ngành vật lý, hóa học và môi trường.

Loại sơn do AI thiết kế sẽ sớm bước ra thị trường thực tế trong thời gian tới. Việc rút ngắn quy trình nghiên cứu vật liệu từ nhiều tháng xuống vài ngày cũng mở ra khả năng tăng tốc hàng loạt sáng kiến trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Xuất hiện robot bắt muỗi bằng AI

Thiết bị bắt muỗi sử dụng trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng rộng rãi, mang đến giải pháp không hóa chất, hoạt động tự động và an toàn cho gia đình.

Muỗi là tác nhân truyền bệnh nguy hiểm, từ sốt rét, sốt xuất huyết đến virus Zika. Trước đây, các phương pháp kiểm soát muỗi chủ yếu dựa vào đèn UV, nhang xua muỗi, hóa chất diệt côn trùng hoặc lưới chắn. Những phương pháp này dù phổ biến nhưng hiệu quả chưa cao và dễ gây ra ô nhiễm thứ cấp, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi và người có cơ địa nhạy cảm.

Trong những năm gần đây, công nghệ AI đang được ứng dụng mạnh mẽ vào lĩnh vực phòng chống muỗi, tạo ra các thiết bị bắt muỗi thông minh với khả năng nhận diện và tiêu diệt mục tiêu chính xác mà không cần hóa chất. Một trong những thiết bị đáng chú ý hiện nay là Bzigo Iris – sản phẩm do các kỹ sư Israel phát triển, sử dụng trí tuệ nhân tạo để quét không gian trong phòng và phát hiện muỗi khi chúng đang đậu.

Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nguồn lợi măng vót

Những cánh rừng vót (nứa) được chăm sóc theo các quy trình khoa học mang lại nguồn lợi bền vững cho đồng bào Ca Dong huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi.

Nhiều năm qua, măng vót (một loại tre nứa) đã được nhiều người biết đến, trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng cao Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi.

Khách thập phương có thể thưởng thức măng vót một cách dễ dàng nếu đến nơi đây vào mùa thu hoạch. Thế nhưng, do vót mọc tự nhiên và người dân thu hoạch măng vót cũng theo cách... tự nhiên, thoải mái. Ai có sức lao động đều có thể vào rừng hái măng.

Ứng dụng gọi taxi tự lái của Elon Musk gây sốt vì quá lạ

Không vô-lăng, không nhận tiền tip và có cả hướng dẫn mở cửa, Robotaxi của Elon Musk khiến ai cũng phải tò mò ngay từ lần đầu trải nghiệm.

xe-1.png
Tesla Robotaxi bắt đầu đón khách thử nghiệm công khai tại Austin, Texas.
xe-2.png
Người dùng gọi xe qua ứng dụng Tesla với giao diện đơn giản, dễ dùng.