Tín hiệu khả quan về "vũ khí" vắc xin đối phó biến chủng Omicron

Giới chức châu Âu cho biết các loại vắc xin đặc hiệu dành cho biến chủng Omicron có thể được phê duyệt sau 3-4 tháng khi chủng virus này ngày càng lan rộng.

Giám đốc điều hành Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu Emer Cooke ngày 30/11 cho biết các loại vắc xin được bào chế đặc biệt cho biến chủng Omicron mới có thể được phê duyệt trong 3-4 tháng nếu cần thiết.
"Nếu có nhu cầu thay đổi các loại vắc xin hiện có, chúng tôi có thể sẵn sàng phê duyệt vắc xin đó trong vòng 3-4 tháng", bà Cooke phát biểu trước một ủy ban của Nghị viện châu Âu.
Tin hieu kha quan ve
 Các hãng dược đang vào cuộc để bào chế vắc xin phòng ngừa biến chủng Omicron mới (Ảnh minh họa: EPA).
Bà Cooke cho biết các nhà chức trách EU vẫn chưa thể khẳng định liệu các loại vắc xin hiện tại có hiệu quả trong việc phòng ngừa biến chủng Omicron hay không, hay liệu vắc xin mới có cần thiết hay không. Bà Cooke dự tính sẽ mất khoảng 2 tuần để xác định mức độ hiệu quả của các loại vắc xin hiện tại đối với biến chủng mới.
"Cần phải đưa ra quyết định trước về việc liệu vắc xin có cần thiết hay không, nhưng đó không phải là quyết định của Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu", bà Cooke nói thêm.
Cho đến nay, Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu đã phê duyệt 4 loại vắc xin để sử dụng cho người trưởng thành ở Liên minh châu Âu (EU) gồm Pfizer-BioNTech, Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson.
Ugur Sahin, giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập hãng BioNTech, cho biết vắc xin Covid-19 của Pfizer và BioNTech có thể cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào do biến chủng Omicron mới gây ra.
Các thí nghiệm đang được tiến hành trong vài tuần tới để xác định vắc xin ngừa Covid-19 của hãng có hiệu quả trước biến chủng mới hay không. BioNTech đang nhanh chóng phát triển phiên bản nâng cấp của vắc xin để đối phó với biến chủng mới dù vẫn chưa rõ việc này có cần thiết không.
Ông Sahin cho biết việc tiêm mũi vắc xin thứ 3 có thể tạo ra lớp bảo vệ chống lại biến chủng Omicron so với việc chỉ tiêm 2 mũi. "Đối với tôi, không có lý do gì phải quá lo lắng. Điều duy nhất khiến tôi lo lắng lúc này là có những người chưa được tiêm phòng", ông Sahin nói.
Ông Sahin không khẳng định liệu Omicron có trở thành biến chủng vượt trội như Delta hay không. "Nhưng ngay cả khi xảy ra điều đó, cũng không có lý do gì phải hoảng sợ", giám đốc điều hành BioNTech nhận định.
Hãng dược Moderna cũng thông báo đang nghiên cứu vắc xin đặc hiệu để đối phó với biến chủng Omicron. Tuy nhiên, giám đốc điều hành Moderna Stéphane Bancel vẫn cảnh báo khả năng vắc xin Covid-19 có thể không hiệu quả với biến chủng Omicron nếu so sánh với chủng Delta trước đó.
Ông Bancel cho biết sẽ cần phải làm rõ thêm về hiệu quả của vắc xin Covid-19 đối với biến chủng Omicron trong 2 tuần và có thể mất vài tháng để bắt đầu phân phối loại vắc xin chống lại được biến chủng mới.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một số nhà khoa học cho biết, sẽ phải mất vài tuần để hiểu được mức độ nghiêm trọng của biến chủng mới và khả năng nó có thể "vượt mặt" kháng thể do vắc xin tạo ra.
Được phát hiện lần đầu vào giữa tháng 11 ở châu Phi, Omicron hiện lây lan tới ít nhất 20 quốc gia trên toàn thế giới. WHO xếp hạng Omicron là "biến chủng gây lo ngại" vì sở hữu số đột biến nhiều chưa từng có.

Triệu chứng ban đầu ở người nhiễm biến chủng Omicron ra sao?

Hầu hết các bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron đều có biểu hiện mệt mỏi, tim đập nhanh, nhẹ nhưng không mất khứu giác và vị giác.

Biến chủng Omicron (B.1.1.529), một biến thể mới của SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19đã nhanh chóng lây lan sang một số quốc gia, khiến dư luận hoang mang.
Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Nam Phi, Angelique Coetzee, người đầu tiên phát hiện ra sự khác biệt ở Omicron, cảnh báo rằng nhiều bệnh nhân bị nhiễm biến thể mới có các triệu chứng khác với trước đây.

Loại rau bán đầy chợ Việt được người Nhật coi là "món ăn trường thọ"

Đó là những loại rau rẻ tiền bán đầy ở chợ Việt Nam nhưng đối với người dân Nhật Bản, chúng lại là những “món ăn trường thọ” vô cùng tốt cho sức khỏe.

Loai rau ban day cho Viet duoc nguoi Nhat coi la

Rau dền: Ở Việt Nam, rau dền vừa nhiều vừa rẻ bán đầy chợ nhưng người Nhật đặc biệt yêu thích loại rau này. (Ảnh minh họa: IT) 

Loai rau ban day cho Viet duoc nguoi Nhat coi la
Sở dĩ rau dền được gọi là "món ăn trường thọ" là vì nó chứa rất nhiều chất xơ, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ ruột và dạ dày, giữ ẩm cho ruột và đảm bảo nhu động ruột diễn ra trơn tru.
Loai rau ban day cho Viet duoc nguoi Nhat coi la
Thứ hai là rau dền chứa rất ít calo, ăn nhiều cũng sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng. Hơn nữa, lượng magie trong nó còn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, rất tốt cho sức khỏe.
Loai rau ban day cho Viet duoc nguoi Nhat coi la
Do chứa lượng sắt tương đối lớn nên rau dền còn được bào chế thành dịch truyền vào máu để thanh lọc máu tại Nigeria. 
Loai rau ban day cho Viet duoc nguoi Nhat coi la
Rau khoai lang: Loại rau này ở nhiều vùng quê Việt được bán với giá rất rẻ, có nơi còn đem làm thức ăn nuôi heo. Nhưng ở Nhật, đây là một loại rau ngon, đáng giá.
Loai rau ban day cho Viet duoc nguoi Nhat coi la
Tờ Ettoday của Đài Loan từng đưa ra nhiều nghiên cứu cho thấy trong lá khoai lang có hàm lượng vitamin B6 cao gấp 3 lần, vitamin C 5 lần, vitamin B2 10 lần so với củ khoai lang thông thường. Do vậy, xét về độ dinh dưỡng, rau khoai lang còn vượt qua cả củ khoai.
Loai rau ban day cho Viet duoc nguoi Nhat coi la
Rau khoai lang có thể trì hoãn sự lão hóa, chữa viêm khớp, thấp khớp, giúp nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, ngừa bệnh ung thư... do đó xứng đáng được mệnh danh là "thứ rau trường thọ".
Loai rau ban day cho Viet duoc nguoi Nhat coi la
Cà tím: Trong khẩu phần ăn của người Nhật Bản, có một loại rau vô cùng quen thuộc chính là cà tím. Người dân nước này luôn ưa chuộng những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như cà tím.
Loai rau ban day cho Viet duoc nguoi Nhat coi la
Nghiên cứu cho thấy, trong mỗi 100g cà tím, hàm lượng calo rất thấp, chỉ 25 calo. Nhưng chứa tới 1g protein, 0,2 gam chất béo, 6 gam carbohydrate, 3 gam chất xơ. Ngoài ra, cà tím cũng rất giàu axit folic, kali, vitamin K, vitamin C…
Loai rau ban day cho Viet duoc nguoi Nhat coi la
Đặc biệt, trong một quả cà tím còn chứa 13 loại hợp chất phenolic có khả năng chống lại ung thư và hỗ trợ điều trị ung thư. Cà tím có khả năng phòng ngừa những căn bệnh ung thư vì nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
Loai rau ban day cho Viet duoc nguoi Nhat coi la
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy cà tím có chứa các chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm mức độ cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính. Chính vì những lợi ích sức khỏe tuyệt vời trên mà người Nhật rất yêu thích món cà tím.

4 việc TP.HCM chuẩn bị để ứng phó với biến chủng mới Omicron

Kêu gọi người dân thực hiện nghiêm 5K, củng cố hệ thống y tế, tăng cường độ phủ vắc xin... là những biện pháp được TP.HCM thực hiện

Chiều 29/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về tình hình dịch trên địa bàn.

Đại diện các sở, ngành đã chia sẻ về nhiều nội dung người dân quan tâm như việc đối phó với biến chủng COVID-19 mới, tiêm vắc xin cho trẻ em, tình hình phạm pháp hình sự...

Đeo khẩu trang thường xuyên hơn, giảm tụ tập, la cà

Tại họp báo, Zing đặt câu hỏi cho Sở Y tế TP.HCM về việc sở đã tham mưu thế nào cho UBND TP.HCM để chuẩn bị ứng phó với biến chủng Omicron.

Trả lời vấn đề này, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết việc thực hiện phòng chống dịch sẽ thống nhất từ Trung ương tới địa phương. Ban Chỉ đạo liên ngành đã chỉ đạo vẫn theo nguyên tắc vắc xin và 5K.

“Thời gian tới, nếu có sự chỉ đạo của Trung ương, TP sẽ tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên. Báo chí nên tuyên truyền người dân thực hiện 5K. Mong rằng dịch sẽ được đẩy lùi”, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM kêu gọi.

Nói thêm về vấn đề này, ông Phạm Đức Hải (Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM) đề cập 4 nội dung được TP.HCM chuẩn bị để đối phó với biến chủng Omicron.

Ông Hải cho biết dù là biến chủng gì cũng lây qua đường hô hấp nên một trong những điều phải thực hiện nghiêm là đeo khẩu trang. “Bất tiện nhưng phải thay đổi thói quen, thường xuyên đeo hơn nữa. Mở rộng ra là 5K, trong đó, giảm tối đa tụ tập, la cà. Đây là khuyến cáo, sự chuẩn bị rất lớn của TP”, ông Hải nói.

4 viec TP.HCM chuan bi de ung pho voi bien chung moi Omicron
Ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM. Ảnh: Chí Hùng.