Tìm thấy Helium dày đặc trong khí quyển hành tinh lạ

(Kiến Thức) - Cho đến nay, nghiên cứu về không khí ngoại hành tinh trong vũ trụ rất được quan tâm. Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học phát hiện helium trong bầu khí quyển của một hành tinh lạ, một nghiên cứu mới cho hay.

Các mô hình lý thuyết ban đầu dự đoán rằng helium phải là một trong những nguyên tố dễ phát hiện nhất trong bầu khí quyển ngoại hành tinh, nhưng cho đến bây giờ, nó vẫn chưa được nhìn thấy.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 
Nhưng mới đây, khi các nhà nghiên cứu khám phá hành tinh lạ có tên WASP-107b, được mệnh danh là Sao Mộc nóng nằm cách Trái đất 200 năm ánh sáng trong chòm sao Xử Nữ, được phát hiện vào năm 2017, có đường kính ngang sao Mộc nhưng chỉ bằng 1/8 khối lượng Sao Mộc, họ bất ngờ tìm thấy lượng lớn Helium trong khí quyển hành tinh này.
Hành tinh WASP-107b nằm gần ngôi sao chủ của nó, lớn gấp 8 lần so với sao Thủy, hoàn thành một quỹ đạo mỗi 5,7 ngày Trái đất. Với nhiệt độ cao 932 độ F (500 độ C), bầu khí quyển của hành tinh này là một trong những bầu không khí nóng nhất trong số những hành tinh ngoại lai đã biết.

Mời quý vị xem video: Khám phá bí ẩn của Mặt trời 

Spake và đồng nghiệp đã dùng Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA để nghiên cứu nó trong môi trường bước sóng hồng ngoại. Bằng cách phân tích ánh sáng truyền qua bầu khí quyển của WASP-107b, các nhà nghiên cứu đã có thể xác định helium ở trạng thái kích thích nhờ xác định dao động cơ học lượng tử giữ electron của nguyên tử ở trạng thái năng lượng cao hơn 2 giờ.

Khám phá kỹ thuật mới khoa học dùng phân loại hành tinh

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu đã phát triển một kỹ thuật mới sử dụng trí thông minh nhân tạo để phân loại hành tinh và từ đó xác định xem cuộc sống có thể tồn tại trên các hành tinh đó hay không. 

Kỹ thuật mới này sử dụng cái gọi là mạng nơ ron nhân tạo, được gọi là ANN, để phân loại hành tinh dựa trên kỹ thuật so sánh liệu chúng có giống với Trái đất ngày nay hay không.

Thú vị kế hoạch khảo sát ngoại hành tinh mới của NASA

(Kiến Thức) - NASA đưa ra một sứ mệnh mới, hy vọng khám phá ra hàng ngàn ngoại hành tinh bên ngoài hệ mặt trời. Vệ tinh TESS đã được phóng bởi một tên lửa SpaceX Falcon 9 nhắm đến một quỹ đạo bất thường sẽ kéo dài tới tận mặt trăng.

Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh (TESS) đã được phóng từ Mũi Canaveral. Nó sử dụng bốn camera để săn lùng các hành tinh xung quanh một số ngôi sao gần nhất và sáng nhất trên bầu trời.
Tiếp tục sứ mệnh khám phá ra nhiều ngoại hành tinh mới nối gót tàu Kepler đã tìm thấy hơn 2600 hành tinh ngoại lai cho tới hiện tại dành cho giới khoa học, vệ tinh TESS đã được phóng bởi một tên lửa SpaceX Falcon 9 nhắm đến một quỹ đạo bất thường sẽ kéo dài tới tận mặt trăng.