Khám phá kỹ thuật mới khoa học dùng phân loại hành tinh

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu đã phát triển một kỹ thuật mới sử dụng trí thông minh nhân tạo để phân loại hành tinh và từ đó xác định xem cuộc sống có thể tồn tại trên các hành tinh đó hay không. 

Kỹ thuật mới này sử dụng cái gọi là mạng nơ ron nhân tạo, được gọi là ANN, để phân loại hành tinh dựa trên kỹ thuật so sánh liệu chúng có giống với Trái đất ngày nay hay không.
Các nhà nghiên cứu cho biết trong khi Trái đất vẫn là thế giới duy nhất được biết đến để hỗ trợ cuộc sống, nhưng các dữ liệu mới này có thể giúp các nhà thiên văn lên kế hoạch cho các chuyến thăm dò sao chổi trong tương lai tới các hành tinh có nhiều khả năng hơn có cuộc sống ngoài hành tinh.
Nguồn ảnh: Space.
 Nguồn ảnh: Space.
Christopher Bishop, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Robotics và Hệ thần kinh học tại Đại học Plymouth, cho biết: "Chúng tôi hiện đang quan tâm đến các ANN này để ưu tiên thăm dò cho một phi thuyền giả tưởng, thông minh, giữa các tàu vũ trụ để quét toàn bộ hệ thống tìm kiếm hành tinh ngoại lai”.

Mời quý vị xem video: Du hành vũ trụ và 8 sự thật khiến bạn "không thốt nên lời"

ANN là hệ thống máy tính cơ bản bắt chước quá trình học tập của con người. Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã chứng minh được tính năng đặc biệt hữu ích của nó để phân loại và xác định các mẫu với số lượng lớn dữ liệu, sẽ không quá phức tạp và tốn thời gian cho các nhà khoa học để xử lý.
Trong trường hợp này, ANN được cung cấp các dữ liệu quan sát khí quyển, còn được gọi là quang phổ từ Trái đất, sao Hỏa, sao Kim, Titan. Tất cả hành tinh này đều là những hành tinh đá có đặc điểm đặc thù có thể đề xuất các điều kiện thích hợp để hỗ trợ cuộc sống mới.

NASA có kế hoạch khám phá ngôi sao gần hệ Mặt Trời nhất

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang chuẩn bị cho nhiệm vụ liên sao đầu tiên - chuyến bay đến hệ thống sao gần Trái đất nhất Alpha Centauri.

Các nhà khoa học tại Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đang lên kế hoạch sơ bộ cho nhiệm vụ du hành liên sao lần đầu tiên. Họ muốn phóng một tàu thăm dò vũ trụ không người lái tới những hành tinh ở hệ thống sao gần Trái Đất nhất mang tên Alpha Centauri vào năm 2069, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày tàu Apollo 11 hạ cánh xuống Mặt Trăng.

Nước trên sao Hỏa có thể uống và chuyển thành khí ô xy

Căn cứ vào những bức ảnh chụp về sao Hỏa, ngày 11/1, các nhà khoa học công bố, nước trên sao Hỏa có thể uống và chuyển thành khí ô xy.

Những hình ảnh trên sao Hỏa cho thấy, nhiều khối băng nước có thể cho nước uống và biến nó thành khí ô xy để thở.
 Những hình ảnh trên sao Hỏa cho thấy, nhiều khối băng nước có thể cho nước uống và biến nó thành khí ô xy để thở.
Các nhà khoa học sử dụng hình ảnh từ một tàu vũ trụ NASA và cho biết, họ đã phát hiện 8 địa điểm có mỏ băng khổng lồ gần bề mặt sao Hỏa lộ ra trên các sườn dốc, nguồn nước tiềm năng này có thể giúp duy trì cuộc sống con người trên sao Hỏa trong tương lai.

Trong khi các nhà khoa học đã biết rằng 1/3 bề mặt của sao Hoả có  các khối băng khổng lồ và các cực của nó chứa các lớp trầm tích băng lớn, nghiên cứu đã công bố vào 11/1 mô tả các lớp băng ngầm dày đặc lộ ra dọc theo dốc cao 100 mét giữa của hành tinh này.

Phát hiện 200 hố nghi dẫn nước trên Mặt Trăng

Hơn 200 hố vốn là ống dung nham cổ trên mặt trăng có thể là đường vào thế giới của băng và nước trên mặt trăng.

Các thông tin mới nhất được thiết bị thăm dò Lunar Reconnaissance Orbiter của NASA gửi về cho thấy có một mạng lưới các ống dung nham dưới bề mặt mặt trăng.