Thuê bạn bóp cổ mình, biết nguyên nhân ai cũng đau lòng

Vốn là một cô gái xinh đẹp bỗng nhiên một ngày lại mắc căn bệnh nan y khó chữa, cô gái tuyệt vọng đến nỗi trả tiền cho bạn để mong bạn giúp mình kết liễu cuộc đời mình.

Câu chuyện đáng thương của cô gái tên Li Xiaozhong, 52 tuổi, đến từ tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc, được chẩn đoán mắc một loại bệnh thần kinh hiếm gặp – bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS) – vào tháng 1/2019.

Li mắc bệnh và rồi phải ngồi xe lăn, tất cả những sinh hoạt ngày thường bỗng chốc mất đi, cô chỉ có thể cử động mắt để giao tiếp với mọi người.

Sinh hoạt ngày thường của Li phải phụ thuộc vào chồng mình, anh Shen Shijun. Anh Shen đã chăm sóc vợ mình từ tháng 10/2020, đảm nhận các việc như cho vợ uống nước, giúp vợ súc miệng và cho vợ ăn. Trong mỗi bữa ăn, anh đều phải bón thức ăn vào miệng và đặt dưới răng để cô Li nhai vì lưỡi cô không thể cử động được nữa. Sau bữa ăn anh giúp vợ xoa bóp tay chân.

Thuê bạn bóp cổ mình, biết nguyên nhân ai cũng đau lòng ảnh 1

Người phụ nữ xinh đẹp bỗng chốc gặp bệnh nặng phải ngồi một chỗ. Ảnh: SCMP

Tuy nhiên thời gian trôi qua anh không khỏi chán nản với hoàn cảnh khó khăn hiện tại. Chia sẻ với tờ ThePaper.cn anh Shen cho biết: “Hoàn cảnh của Li đã đẩy gia đình chúng tôi đến bờ vực đổ vỡ”.

Căn bệnh quái ác đã khiến cô Li phải cố gắng tự kết liễu đời mình bằng cách nhịn ăn, uống thuốc ngủ và thậm chí thuê người khác giúp cô làm điều đó. Nỗ lực cuối cùng của cô là vào tháng 5 vừa qua khi cô nhờ đến sự giúp đỡ của một người bạn và đồng ý trả cho anh ta 34.000 nhân dân tệ (hơn 110 triệu VNĐ) để bóp cổ mình tới chết.

Tuy nhiên, người bạn của cô đã không thể thực hiện hành vi đó mà chỉ bịt nhẹ vào miệng khiến cô tạm thời bất tỉnh. “Tôi thực sự không thể ép mình làm điều này. Nếu tôi và Li là kẻ thù thì mọi chuyện có thể khác nhưng chúng tôi là bạn. Tôi không thể làm được điều đó”, người bạn của Li chia sẻ.

Được biết bệnh ALS, hay còn được gọi là bệnh Lou Gehrig, là một căn bệnh teo cơ thần kinh kéo dài. Nó tấn công tế bào của hệ thần kinh và các liên kết của tế bào trong não và tuỷ sống. Từ đó dẫn đến teo cơ tiến triển và suy hô hấp, cuối cùng dẫn đến cái chết của hầu hết bệnh nhân trong vòng 3-5 năm.

Ngay sau khi câu chuyện của cô Li được đăng tải đã khơi dậy những cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội Trung Quốc về biện pháp trợ tử. Phần lớn cho rằng các nhà lập pháp Trung Quốc nên cân nhắc việc hợp pháp hoá trợ tử cho những người mắc bệnh hiểm nghèo và không có biện pháp chữa trị.

“Chúng ta nên hợp pháp hóa biện pháp trợ tử để những bệnh nhân bị bệnh nặng có quyền lựa chọn ra đi một cách nhẹ nhàng, không tạo thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội”

“Nhiều người bệnh thực sự trải qua quá nhiều đau đớn và luật pháp nên xem xét một giải pháp để giải thoát cho những người như vậy”

Tuy nhiên, nhiều người cũng chỉ ra những cạm bẫy tiềm ẩn của việc hợp pháp hóa việc trở tử. “Nếu trợ tử được hợp pháp hóa, một số người bệnh không muốn chết nhưng có thể bị gia đình ép buộc sử dụng trợ tử để giảm bớt gánh nặng”, một người dùng mạng xã hội cho biết.

Thậm chí, ngay cả khi biện pháp trợ tử được hợp pháp hóa, có khả năng nhiều gia đình vẫn không thể chi trả cho chi phí này bởi hầu hết những gia đình có người thân mắc bệnh hiểm nghèo đều thuộc diện khó khăn hoặc đã dốc hết tiền bạc vào việc chữa trị, thuốc men.

Tại Trung Quốc, luật pháp nước này không cho phép sử dụng trợ tử. Điều này khiến các bệnh nhân giai đoạn cuối phải dùng đến các biện pháp cực đoan khi không thể chịu đựng thêm sự đau khổ về thể xác và trở thành gánh nặng lên gia đình.

Năm 2017, một người phụ nữ ở tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc nằm liệt giường do mắc quá nhiều nhiều bệnh nan y, đã tự tử bằng cách uống thuốc chuột với sự giúp đỡ của chồng, con gái và con rể.

Thuê bạn bóp cổ mình, biết nguyên nhân ai cũng đau lòng ảnh 2

Tất cả sinh hoạt của cô đều hoàn toàn phụ thuộc vào chồng. Ảnh: SCMP

Theo các thủ tục pháp lý sau đó, người chồng và con rể của bà bị kết án ba năm tù với thời gian quản chế năm năm, còn người con gái bị kết án hai năm tù treo trong ba năm.

Khác với Trung Quốc các nước như Thụy Sĩ, Hà Lan, Bỉ nằm trong số những nước cho phép hỗ trợ y tế để bệnh nhân được chết êm ái.

Chết không đau đớn, hay còn gọi là an tử, đề cập đến một trường hợp mà trong đó, các biện pháp tích cực được thực hiện để kết thúc đời sống của một ai đó, nhưng hành động này phải do người khác thực hiện, chẳng hạn một bác sĩ.

Khái niệm này khác với tự tử có hỗ trợ, trong đó một người tự kết thúc đời mình với sự hỗ trợ từ một ai đó, nhưng không phải bác sĩ.

Quyền được hỗ trợ để chết không đau đớn là vấn đề gây tranh cãi ở nhiều quốc gia, trong đó những người ủng hộ cho rằng ở xã hội văn minh, mọi người nên được lựa chọn khi nào họ sẵn sàng để chết và nên được giúp đỡ nếu không thể tự chấm dứt cuộc sống của mình.

Tuy nhiên, những người phản đối đưa ra quan điểm đạo đức chống lại việc được chết êm ái và trợ tử, cho rằng mạng sống là do Chúa Trời ban cho con người và và chỉ có Chúa Trời mới có thể lấy đi. Những người khác cũng lo ngại luật cho phép chết không đau đớn có thể bị lạm dụng và những người không muốn chết có thể bị giết.

Dùng điện thoại thấy tê tay, coi chừng teo cơ mất cảm giác

Dùng điện thoại lâu cảm thấy tê tay, coi chừng bạn mắc hội chứng ống cổ tay. Hội chứng này nhẹ thì gây đau, cản trở, nặng thì teo cơ, mất cảm giác, khó thực hiện động tác đơn giản.

Đột nhiên cảm thấy tê tay khi chơi điện thoại trong một thời gian dài hoặc cảm thấy tê sau khi bế trẻ con, cầm vật nặng là hiện tượng khá nhiều người mắc phải nhưng không mấy ai để ý, cho rằng đây là hiện tượng sinh lý bình thường.
Trên thực tế còn có một nguyên nhân gây tê tay phổ biến khác, đó là hội chứng ống cổ tay. Hội chứng này nhẹ thì gây đau, cản trở, nặng thì teo cơ, mất cảm giác, khó thực hiện động tác đơn giản.

Thường xuyên mất tiền sau khi đưa mẹ kế về chăm sóc và sự thật

Khi tôi 10 tuổi, bố mẹ tôi ly hôn. Bố tôi đưa tôi lên thành phố tìm việc làm, sau đó ông tái hôn với một người phụ nữ khá giả hơn ông 10 tuổi.

Mẹ kế đối xử khá tốt với tôi, khi bố tôi bị bệnh nan y bà cũng chăm sóc tận tình và chi không ít tiền để chữa bệnh cho ông, đến tận khi ông qua đời mới thôi. Dù không thích mẹ kế nhưng tôi vẫn biết ơn bà vì điều đó. Sau này tôi kết hôn, mặc dù không ở cùng mẹ kế nữa nhưng thấy bà ngày càng già yếu mà kinh tế lại sa sút nghèo khó, nên tôi đã đưa bà về chăm sóc, lúc đó bà đã gần 70 tuổi. 

Sức khỏe mẹ kế không được như trước, bà ốm đau liên tục và tôi cũng đã chi gần như cùng một khoản tiền mà trước đây bà đã dùng để chữa trị cho bố tôi. Tôi cho rằng đó là trách nhiệm mình phải làm và cũng không nghĩ ngợi nhiều. Chỉ có một điều khiến tôi bối rối là từ khi mẹ kế đến ở cùng, gia đình tôi mất tiền hết lần này đến lần khác, có khi vài răm, có khi vài triệu. Tôi có thói quen giữ một ít tiền mặt ở nhà, khi nhiều khi ít nhưng lúc nào cũng phải cất tầm 5 triệu trong một ngăn tủ kín đáo để chủ động chi tiêu. Điều này chỉ có vợ chồng tôi biết.

Cầu Nam Ô - điểm ngắm hoàng hôn cực hot dưới chân đèo Hải Vân

Bên cạnh cầu Rồng "phun mưa thổi lửa", cầu Vàng - tọa độ "sống ảo" nổi tiếng muôn phương...,Đà Nẵng còn sở hữu một cây cầu độc đáo khác - cầu Nam Ô.

Cau Nam O - diem ngam hoang hon cuc hot duoi chan deo Hai Van
Cầu Nam Ô bắc qua sông Cu Đê, nối liền tuyến đường sắt Bắc – Nam qua địa phận Thành phố Đà Nẵng.