Thực phẩm kiêng kỵ ăn cùng tỏi kẻo rước bệnh vào người

Tuy tỏi mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, nhưng cần cẩn trọng khi kết hợp tỏi với các loại thực phẩm khác để tránh phản tác dụng, gây hại cho cơ thể.

Thịt gà
Đây là là loại thực phẩm có tính ấm (ôn), tính ngọt (cam) vì vậy khi kết hợp với tỏi là tính đại nhiệt (nóng) sẽ khiến món ăn trở nên nóng, khó tiêu và dễ sinh ra táo bón, kiết lị. Nếu bạn bị táo bón vì đã ăn gà với tỏi, để mau khỏi, bạn có thể nấu nước lá dâu uống.
Trứng
Sai lầm rất nhiều người hay mắc phải là ăn trứng cùng với tỏi, đây là sự kết hợp có thể biến thành chất độc gây hại cho cơ thể. Theo BS An Thị Kim Cúc, nguyên Phó chủ nhiệm Khoa sức khoẻ cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, cho biết khi tỏi được chiên quá cháy sém sẽ tạo ra một chất rất độc, vì vậy chúng ta không nên ăn trứng cùng với tỏi.
Thuc pham kieng ky an cung toi keo ruoc benh vao nguoi
Ảnh minh họa. 
Cá diếc
Loại cá này rất hấp dẫn khi thực hiện các món ăn như kho mặn, rán giòn, nấu canh chua… Thực phẩm này có tác dụng thông huyết mạch, bổ thể nhược, bổ âm huyết, ích khí tiện tì, thanh nhiệt giải độc, thông mạch hạ sữa, lợi tiểu tiêu sưng, khử phong thấp, tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên nấu cá diếc với tỏi, vì chúng kiêng kỵ lẫn nhau. Nếu ăn chung cá diếc và tỏi có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa.
Cá trắm
Loài cá này cũng là một trong những thực phẩm không nên kết hợp với tỏi, vì vậy bạn không nên dùng tỏi kết hợp với cá trắm. Mặc dù cá trắm là thực phẩm bổ dưỡng, rất ngon, thịt chắc song trong quá trình chế biến, bạn chỉ nên ướp cá trắm với thì là và gừng, mà không nên sử dụng tỏi. Bởi vì, cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, nếu cho tỏi vào dễ dẫn đến thức ăn gây chướng bụng và dễ sinh ra giun sán…
Thịt chó
Thịt chó không nên ăn với tỏi vì sẽ gây khó tiêu. Bạn có thể ăn thịt chó với riềng, sả, gừng, nhưng tuyệt đối không thể ăn với tỏi. Bởi tỏi có tính cay và nóng rất kị với thịt chó nhiều đạm, dễ gây chướng bụng, tả lị.
Các thực phẩm khác kỵ với tỏi:
Ngoài ra, tỏi không nên kết hợp hoặc dùng chung với các thực phẩm như:
- Tỏi kết hợp với hành gây hại thận và dạ dày
- Tỏi ăn với xoài (gỏi xoài) có thể làm vàng da
- Tỏi ăn với các loại thịt như thịt dê, thịt gà, thịt chó thường sinh nhiệt, gây nóng, chướng bụng, khó tiêu…
- Tỏi ăn chung với mật ong dễ dẫn đến tiêu chảy
- Tỏi không nên kết hợp với các loại thuốc bổ hoặc dùng với hà thủ ô, đan bì (mẫu đơn bì), địa hoàng…
- Mỗi buổi sáng, các bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 nhánh (tép) tỏi nhỏ là đủ, tuyệt đối không nên ăn quá nhiều bởi nó sẽ gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Nên cắt thành miếng nhỏ, để ngoài không khí từ 10 – 15 phút rồi mới ăn sẽ mang lại tác dụng tốt hơn.
- Nếu bạn mắc một số vấn đề sức khỏe như viêm loét, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.
- Với những người đang sử dụng thuốc, chúng ta nên tránh dùng tỏi vì nó có thể gây phản ứng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, khiến việc điều trị kéo dài hơn.
Những lưu ý khi chế biến tỏi
Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10g tỏi là tốt nhất và tỏi sẽ phát huy công dụng trị bệnh hữu hiệu. Nhưng ăn tỏi cho đúng cách không phải ai cũng biết.
Lương y Đinh Công Bảy hướng dẫn: "Tỏi có thể ăn tươi hoặc nấu chín. Ăn đúng cách là băm tỏi thật nhuyễn, đặt trong không khí 10-15 phút mới ăn hoặc chế biến. Vì trong tỏi không có allycin tự do, chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra chất allycin. Tỏi băm nhuyễn, dù nấu chín vẫn bảo tồn được 60% tác dụng dược lý.
Nhiều người do không biết đã chế biến tỏi ngay sau khi đập dập hoặc xắt nhỏ. Nhưng để tận dụng tối đa lợi ích của tỏi, chúng ta nên đập tỏi ở nhiệt độ phòng trước khi chế biến 15 phút. Khi đó, các enzyme có thời gian để tăng cường hiệu quả của các hợp chất có lợi cho sức khỏe trong tỏi".
Mời quý độc giả xem video Top thực phẩm bảo vệ thận tốt nhất:
 

Thực phẩm phổ biến giúp quý ông tránh nguy cơ ung thư tinh hoàn

(Kiến Thức) - Ung thư tinh hoàn nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ không nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng nhất định đến đời sống chăn gối phái mạnh. Loại thực phẩm phổ biến này có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Thuc pham pho bien giup quy ong tranh nguy co ung thu tinh hoan
Ung thư tinh hoàn không phổ biến và nguyên nhân chính xác hiện vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, ung thư tinh hoàn thường xảy ra ở đàn ông có tinh hoàn chưa xuống tới bìu, hoặc chỉ xuống một phần. 

Top thực phẩm ăn không lo béo, đánh bay mặc cảm tăng cân

Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM đã chỉ ra 7 thực phẩm hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.

Một thân hình quá khổ luôn khiến chúng ta mất tự tin về hình thể vừa gây nhiều hậu quả xấu đến sức khỏe. Giảm cân sẽ giúp tăng chất lượng cuộc sống và tuổi thọ. Theo Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, muốn giảm cân thành công luôn cần thực hành đồng bộ các giải pháp: ăn chế độ thấp năng lượng nhưng vẫn cân đối và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, vận động thể lực hàng ngày. Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM đã chỉ ra 7 thực phẩm hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.

Thực phẩm đông lạnh cũng rất tốt, nhưng loại nào nên tránh?

(Kiến Thức) - Thực phẩm đông lạnh đã trở thành một trong những sản phẩm thực phẩm phổ biến nhất trên thị trường. Bên cạnh một số thực phẩm đông lạnh tốt, bạn nên tránh ăn một số thức ăn cấp đông không tốt cho sức khỏe.

Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?

Thực phẩm bị cháy trong tủ lạnh không an toàn: Nếu bạn thấy thực phẩm đông lạnh bị cháy thì bạn hãy quăng nó vào thùng rác. Vết cháy chính là dấu hiệu của thực phẩm không được bảo quản đúng cách. Điều này khiến thực phẩm mất đi hương vị, giá trị dinh dưỡng.

Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?-Hinh-2
Cá tẩm bột cũng là thực phẩm đông lạnh không nên ăn bởi chúng được sản xuất hàng loạt chứa nhiều dầu cọ, muối và đường.
Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?-Hinh-3
Thực phẩm không chứa gluten: Những loại thực phẩm này khi đông lạnh, có vô số các chất phụ gia khác nhau, chưa kể đến hàm lượng muối và đường cao. Do vậy, bạn không nên ăn thực phẩm không chứa gluten đông lạnh.
Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?-Hinh-4
Trong tất cả các loại thịt, thịt gà có thể có vẻ ít gây hại nhất, tuy nhiên, các nhà sản xuất có thể làm tăng trọng lượng của gà đông lạnh cao gấp 5 lần với nước và phụ gia. Nước khi đông lạnh sẽ tạo thành tinh thể, tách rời cấu trúc của thịt gà.
Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?-Hinh-5
Mì ống được nấu sẵn: Thực phẩm đông lạnh này chứa rất nhiều dầu cọ, chất béo không lành mạnh và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe của bạn. 
Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?-Hinh-6

Bên cạnh những thực phẩm đông lạnh không tốt trên, cũng có những món ăn khá an toàn như bông cải xanh cấp đông. Loại rau đông lạnh này vẫn giàu axit ascorbic, vitamin B6, vitamin E và phốt pho, chưa kể đến giá trị protein của nó. Hơn nữa, bông cải xanh cấp đông còn rẻ hơn nhiều loại tươi.

Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?-Hinh-7
Đậu Hà Lan đông lạnh: Loại đậu này vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng trong quá trình đông lạnh. Nó rất tiện lợi trong quá trình nấu nướng.
Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?-Hinh-8
Rau bina (cải bó xôi): Rau bina nếu lưu trữ nó ở nhiệt độ phòng, nó sẽ mất tất cả axit ascorbic, một chất dinh dưỡng quan trọng. Để khắc phục điều này, chỉ cần đông lạnh rau bina.
Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?-Hinh-9
Quả mâm xôi: Trong quá trình đông lạnh, quả mâm xôi vẫn giữ được nhiều hợp chất phenol: một nguyên tố, có lợi cho những người mắc bệnh mãn tính. 
Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?-Hinh-10
Ngô: Ngô đông lạnh có hàm lượng kali và canxi cao hơn so với các loại ngô tươi. Ảnh: BS. 

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.