Đề xuất phạt gấp đôi với hành vi làm giả thực phẩm, thuốc

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự quy định phạt tiền gấp đôi với tội sản xuất, buôn bán thuốc, thực phẩm giả.

Nội dung này nằm trong dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự mà Chính phủ trình Quốc hội sáng 20/5.

Dự thảo luật nâng mức hình phạt tù, phạt tiền đối với một số tội danh để đảm bảo tính răn đe, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân, phù hợp với các quy định pháp luật quốc tế, như tội phạm về môi trường, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, ma tuý.

Cụ thể, tăng mức hình phạt tù đối với một số tội: Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235): Tăng mức hình phạt tù thành từ 2-3 năm tại khoản 1; tăng mức hình phạt khởi điểm thành từ 3 năm tại khoản 2; tăng mức hình phạt khởi điểm thành từ 5 năm tại khoản 3; Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 236): Tăng mức hình phạt tù thành từ 2-3 năm tại khoản 1; tăng mức hình phạt khởi điểm thành từ 3 năm tại khoản 2.

Hạ mức định lượng trong cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235): Hạ mức thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn quốc gia về môi trường từ 5 lần đến dưới 10 lần xuống từ 3-5 lần; hạ mức thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn quốc gia về môi trường từ 3-5 lần xuống từ 2-3 lần tại các khung, khoản trong tội này. Tăng mức hình phạt tiền gấp 2 lần so với quy định hiện hành với các tội thuộc Chương các tội phạm về môi trường.

Đối với tội phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, an toàn thực phẩm, nâng mức phạt tiền lên gấp 2 lần so với quy định hiện hành đối với Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi (Điều 195), Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (Điều 317).

1-3194.jpg
Số tang vật thuốc giả bị thu giữ. Ảnh: Công an Thanh Hoá

Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (Điều 317): Tăng mức khởi điểm hình phạt tù tại khoản 1 từ 1 năm thành 2 năm.

Theo Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang, một số quy định của Bộ luật Hình sự chưa phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong đó, một số quy định về hình phạt tù, phạt tiền chưa đảm bảo tính răn đe, nhất là đối với các loại tội phạm đang có nhiều diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong thời gian qua như ma túy, môi trường, hàng giả, vệ sinh, an toàn thực phẩm. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự là yêu cầu cấp thiết, khách quan.

Cận cảnh thực phẩm chức năng giả của vợ chồng dược sĩ Hà Nội

Công an TP Hà Nội thu giữ hơn 100.000 hộp, lọ, vỉ thực phẩm chức năng giả do cặp vợ chồng dược sĩ ở Hà Nội sản xuất.

Mới đây, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP Hà Nội triệt phá ổ nhóm sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế giả do vợ chồng Phạm Ngọc Tiến và Đoàn Thị Nguyệt (cùng sinh năm 1988, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) cầm đầu.

thuc-pham.jpg
Cơ quan chức năng kiểm đếm thực phẩm chức năng giả. Ảnh: CACC

Một hộ kinh doanh ở Vĩnh Phúc bị phạt do bán mỹ phẩm giả mạo

Do buôn bán mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu, một hộ kinh doanh ở Vĩnh Phúc vừa bị cơ quan chức năng xử phạt 50 triệu đồng, buộc tiêu huỷ sản phẩm vi phạm.

Mới đây, Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh (tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

Lý do xử phạt do Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu.

Xử phạt hộ kinh doanh buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu

Cơ quan chức năng Nghệ An vừa xử phạt hành chính đối với Hộ kinh doanh N.T.N ở huyện Đô Lương số tiền 6 triệu đồng do buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục QLTT tỉnh Nghệ An về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường, sau khi thẩm tra, xác minh, ngày 15/5/2025, Đội QLTT số 5, Chi cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh N.T.N có địa chỉ tại xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương với số tiền 6 triệu đồng. Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu với trị giá hàng gần 2,6 triệu đồng.