“Thư tuyệt mệnh” của bảo vệ trường tiểu học

(Kiến Thức) - Người đàn ông treo cổ tự vẫn để lại một di thư tâm sự với đồng nghiệp về lý do tìm đến cái chết và nhờ thông báo tới gia đình.

Ngày 28/7, tại trường Tiểu học Điện Biên 1, thuộc phường Điện Biên, TP. Thanh Hóa, người bán bánh mỳ tá hỏa khi mở cửa phòng bảo vệ thấy một người đàn ông đang treo cổ lơ lửng trong phòng.
Phòng bảo vệ - nơi phát hiện ông Quyết treo cổ tự vẫn.
Phòng bảo vệ - nơi phát hiện ông Quyết treo cổ tự vẫn. 
Nạn nhân sau đó được xác định là ông Trần Văn Quyết (SN 1960)- Bảo vệ trường Tiểu học Điện Biên 1. 
Khi ông Quyết treo cổ tự vẫn đã để lại một “thư tuyệt mệnh” cho người đồng nghiệp của mình rằng: "Chứng mất ngủ của tôi mấy tháng nay cứ theo tôi mãi không sao mà dứt được, ban ngày khó chịu, mệt mỏi… Sức khỏe giảm sút, mấy hôm nay tôi ê đầu rồi buốt dữ dội không làm sao chịu nổi… Tôi và ông sống với nhau gần 1 năm rồi. Có điều gì không phải với ông mong ông bỏ qua. Nhờ ông điện hộ số điện thoại này báo tin cho gia đình tôi biết”.
Bác Lê Văn Huy, nhân chứng cũng là đồng nghiệp ông Quyết cho biết, mọi khi cứ sáng ra là bác lại tới trường để thay ca cho ông Quyết. Nhưng sáng nay đến gọi cửa mãi, gọi điện thoại cũng không thấy ông Quyết trả lời. "Nghi có chuyện chẳng lành, tôi và chị bán bánh mì cạnh đó liền trèo qua cổng vào trong. Phòng đóng kín, chị bán bánh mì liền xô cửa nhìn vào thì thấy ông Quyết đang treo lơ lửng trên trần nhà. Tôi tri hô mọi người đến cứu, nhưng ông Quyết đã chết".
Cũng theo ông Huy, thời gian qua ông Quyết mắc chứng mất ngủ, nhiều lần ông đã tâm sự chuyện này với ông Huy, có thể đây là lý do khiến ông Quyết làm chuyện dại dột.
Hiện vụ việc đang được cơ quan công an điều tra, làm rõ.

Một phút không kìm được lòng tham, gia đình tan nát

(Kiến Thức) - Bản thân chịu án tù, gia đình tan nát, hai con thơ bơ vơ thiếu đi sự dạy dỗ của cả cha lẫn mẹ, liên lụy tới danh dự gia đình, người thân. 

Nguyễn Thị Thủy (quê ở Hà Nội) bán hàng mỹ phẩm tại chợ Tam Bình, Thủ Đức, TP.HCM. Thỉnh thoảng Thủy đi siêu thị mua hàng và tìm hiểu thị trường. 

Hôm đó, Thủy cho cả con trai đi metro (quận 12, TP.HCM) mua hàng cùng. Sau khi thanh toán tiền, vừa đẩy xe hàng ra tới bãi xe thì bị bảo vệ metro bắt giữ, khám xét túi hàng phát hiện một số loại mỹ phẩm, dầu gội, quần áo... chưa thanh toán tiền, có dấu hiệu của hành vi trộm cắp.

Từ “hôi của” đến "hợm của", nhà văn hóa nói gì?

(Kiến Thức) - Chuyện con cháu rút dao đâm ông bà, cha mẹ; "hôi của" từ người bị tai nạn; thấy việc xấu nhưng làm ngơ... là biểu hiện sinh động của "văn hóa bị xuống cấp", nhân cách bị suy đồi.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Giang Quân, ông "chẳng lấy làm lạ" vì những chuyện đó...
Đọc báo bây giờ tôi phát sợ!