Thủ tướng: Tại sao xảy ra thao túng thị trường chứng khoán, vi phạm về phát hành trái phiếu?

(Vietnamdaily) - Để thị trường phát triển ổn định, an toàn, hiệu quả và bền vững chúng ta cần phải làm gì? Đây là câu hỏi mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra để thảo luận.

Tại Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị mỗi đại biểu phát biểu không quá 7 phút với nội dung tập trung vào một số vấn đề trọng tâm sau đây:
Một là, đánh giá thực trạng tình hình và xu thế vận động, phát triển của thị trường. Nhận diện những vấn đề chính sách chủ yếu đặt ra là gì? Các biện pháp cụ thể khắc phục trong ngắn hạn và định hướng chiến lược, giải pháp trong trung hạn và dài hạn? Môi trường vĩ mô cần làm gì? Thể chế cần làm gì? Hạ tầng, công nghệ cần làm gì?... Để thị trường phát triển ổn định, an toàn, hiệu quả và bền vững chúng ta cần phải làm gì?
Thứ hai, về cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát thị trường, cần trả lời những câu hỏi: Tại sao vẫn còn và vẫn để xảy ra các trường hợp thao túng thị trường, vi phạm quy định pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN)? Phải chăng do công tác kiểm tra, giám sát còn yếu, chưa nghiêm hay sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn chưa chặt chẽ? Hay do hành vi vi phạm quá tinh vi, phức tạp khó phát hiện? Giải pháp cụ thể nào, thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào để thị trường phát triển lành mạnh, bền vững, hiệu quả?
Thu tuong: Tai sao xay ra thao tung thi truong chung khoan, vi pham ve phat hanh trai phieu?
 
Ba là, về thông tin thị trường, tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. Vì sao các chủ thể tham gia thị trường vẫn chưa tuân thủ tốt các quy định về công bố, bảo đảm tính chính xác của thông tin? Trách nhiệm của cơ quan quản lý, kiểm tra, giám sát, kiểm toán ở đâu? Cần giải pháp cụ thể là gì để sớm khắc phục được tình trạng này?
Bốn là, cần có cơ chế, chính sách, biện pháp gì để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia thị trường?
Năm là, về công tác thông tin, truyền thông. Chúng ta đã thực sự làm tốt công tác này chưa? Còn yếu kém ở khâu nào? Cấp nào? Ngành nào? Cân đối hàm lượng thông tin tốt chưa? Tại sao vẫn còn tình trạng tràn lan tin đồn sai sự thật, gây hoang mang dư luận làm giảm lòng tin của nhà đầu tư? Phương pháp tiếp cận, cách giải quyết vấn đề và giải pháp truyền thông hiệu quả là gì?
Sáu là, ngay sau hội nghị này, Chính phủ cần ban hành văn bản gì để triển khai các nhiệm vụ và giải pháp để ổn định và phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập sâu rộng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan ghi chép đầy đủ, tổng hợp toàn diện, tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện báo cáo và hoàn thiện văn bản dự thảo và trình ban hành sau hội nghị này.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự hội nghị toàn quốc về phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng Sông Cửu Long là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển; là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước...

Sáng 22/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức tổ Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2-4-2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đồng chủ trì Hội nghị.

PV Drilling ước lỗ 75 tỷ đồng quý 1, cổ phiếu PVD bị bán tháo 2 phiên liên tiếp

(Vietnamdaily) - Đà bán tháo nhiều khả năng xuất phát từ thông tin lỗ trong quý đầu năm được ông Nguyễn Xuân Cường - Tổng Giám đốc công ty chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 diễn ra ngày 21/4.
 

Tạm kết phiên sáng 22/4, cổ phiếu PVD của PV Drilling ghi nhận phiên thứ 2 giảm sàn về mức 23.350 đồng/cp, với dư bán 607.500 đơn vị. So với đỉnh đạt được vào đầu tháng 3, thị giá PVD đã giảm 43% xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tháng.

PV Drilling uoc lo 75 ty dong quy 1, co phieu PVD bi ban thao 2 phien lien tiep
 PVD ghi nhận 2 phiên giảm sàn liên tiếp.

Soi 'sức khoẻ' của Bóng đèn Điện Quang trước cáo buộc xả trộm chất thải nguy hại ra môi trường

(Vietnamdaily) - Bóng đèn Điện Quang của cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa từng là một trong những doanh nghiệp thuộc top đầu của ngành thiết bị chiếu sáng, tuy nhiên kết sức khoẻ tài chính hiện nay ngày càng sa sút.

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp các ngành chức năng khai quật hệ thống thoát nước và hầm chứa nước (sử dụng chôn lấp chất thải nguy hại) trong khuôn viên Xí nghiệp Đèn ống của CTCP Bóng đèn Điện Quang (khu công nghiệp Biên Hòa 1) để làm rõ hành vi xả chất thải công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường.

Bước đầu lực lượng chức năng xác định doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường như: không thu gom chất thải nguy hại theo quy định; tự xử lý các loại chất thải không được cơ quan chức năng cho phép và chôn lấp chất thải trái quy định của pháp luật.

Được biết, vụ việc được phát hiện từ chiều 20/4, khi cảnh sát bắt quả tang công nhân công ty trên đang thực hiện hành vi tiêu hủy chất thải nguy hại không đúng quy định.

Soi 'suc khoe' cua Bong den Dien Quang truoc cao buoc xa trom chat thai nguy hai ra moi truong
 

Tài chính đi xuống

Bóng đèn Điện Quang của cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa từng là một trong những doanh nghiệp thuộc top đầu của ngành thiết bị chiếu sáng.

Tại thời điểm mới lên sàn chứng khoán vào năm 2008, hoạt động kinh doanh của Bóng đèn Điện Quang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, doanh nghiệp sau đó đã từng bước phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đến năm 2010 (năm cuối cùng bà Hồ Thị Kim Thoa lãnh đạo), lợi nhuận đạt 45 tỷ đồng. Hơn nữa, Bóng đèn Điện Quang còn xuất khẩu bóng đèn đi hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Đỉnh cao vào năm 2014, Bóng đèn Điện Quang ghi nhận doanh thu 1.223 tỷ đồng (gấp 3 lần) và 242 tỷ đồng lãi sau thuế (gấp 121 lần kể từ khi niêm yết).

Tuy nhiên, cũng kể từ đó, kết quả kinh doanh của Điện Quang không ngừng lao đốc. Trong báo cáo tài chính tự lập, Điện Quang báo lãi sau thuế năm 2021 gần 25 tỷ đồng tuy nhiên sau kiểm toán phần lãi này chỉ còn 22,75 tỷ đồng, giảm gần 8% so với báo cáo tự lập ra.