Thủ tục xin phúc khảo bài thi THPT Quốc gia 2015

Thí sinh sẽ có 10 ngày để xin phúc khảo bài thi THPT Quốc gia, tính từ ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi, ngày 22/7.

Thu tuc xin phuc khao bai thi THPT Quoc gia 2015
Thí sinh làm thủ tục dự thi THPT Quốc gia 2015. (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+) 
Thí sinh sẽ có 10 ngày để xin phúc khảo bài thi THPT Quốc gia 2015, tính từ ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi, ngày 22/7.
Theo quy định, thi sinh nộp đơn xin phúc khảo tại các sở giáo dục và đào tạo. Các sở sẽ chuyển đơn và dữ liệu thí sinh xin phúc khảo bài thi đến hội đồng thi. Lệ phí xét tuyển là 30.000 đồng/môn.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, hội đồng thi phải công bố kết quả phúc khảo.
Với bài thi tự luận, việc phúc khảo mỗi bài thi do hai cán bộ chấm thi thực hiện và phải chấm bằng mực có màu khác với màu mực được dùng chấm trước đó trên bài làm của thí sinh.
Thu tuc xin phuc khao bai thi THPT Quoc gia 2015-Hinh-2
Mẫu đơn xin phúc khảo (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
Nếu kết quả hai lần chấm phúc khảo giống nhau thì giao bài thi cho trưởng ban phúc khảo ký xác nhận điểm chính thức.
Nếu kết quả hai lần chấm phúc khảo có sự chênh lệch thì rút bài thi giao cho trưởng ban phúc khảo tổ chức chấm lần thứ ba trực tiếp trên bài làm của thí sinh bằng mực màu khác.
Nếu kết quả của hai trong ba lần phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức. Nếu kết quả của cả ba lần chấm lệch nhau thì trưởng ban phúc khảo lấy điểm trung bình cộng của ba lần chấm làm điểm chính thức rồi ký tên xác nhận.
Trong trường hợp điểm phúc khảo bài thi lệch nhau từ 0,5 điểm trở lên đối với môn khoa học tự nhiên và từ 1 điểm trở lên đối với môn khoa học xã hội thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ chấm phúc khảo (có ghi biên bản) đối với các bài thi của thí sinh có sự điều chỉnh điểm. Nếu thấy có biểu hiện tiêu cực thì xử lý theo quy định.
Điểm phúc khảo sau khi đối thoại giữa hai cặp chấm và được trưởng ban phúc khảo trình chủ tịch hội đồng thi ký duyệt là điểm chính thức của bài thi.
Với bài thi trắc nghiệm, điểm chấm lại của tổ phúc khảo bài thi trắc nghiệm là điểm thi chính thức của thí sinh trong kỳ thi.

Bị điểm liệt vẫn có thể đăng ký xét tuyển

Nhiều lời khuyên hữu ích từ Bộ GD&ĐT sẽ giúp thí sinh định hướng trước khi nộp hồ sơ, đảm bảo khả năng trúng tuyển cao nhất.

Do năm nay thí sinh được thi nhiều môn theo tự chọn nên trường hợp bị điểm liệt 1, 2 môn không có nghĩa đã hết hy vọng. 
Một thí sinh gửi thắc mắc tới Bộ GD&ĐT: “Em đăng ký thi môn Vật lý là môn thứ tư để xét tốt nghiệp và đăng ký thêm 2 môn Hóa học, Sinh học để xét tuyển đại học (ĐH). Vậy nếu như kết quả thi 1 trong 2 môn này của em dưới 1 điểm (điểm liệt), em có được xét tuyển ĐH không?”. 

Mạng tra cứu điểm thi: Tính toán kỹ vẫn liệt

(Kiến Thức) - Vừa chính thức hoạt động, mạng tra cứu điểm thi đã bị tê liệt nhiều giờ sau đó. Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga lên tiếng giải thích điều này.

Trao đổi với báo chí về nguyên nhân gây quá tải nghẽn mạng tra cứu điểm thi, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Trước khi công bố điểm thi, tất cả những giải pháp kỹ thuật đều được Bộ GD&ĐT tính toán rất kỹ. Trong đó, chúng tôi đã phân tán và cắt nhỏ cơ sở dữ liệu cho 8 trường đại học có cơ sở vật chất tốt để phục vụ thí sinh.
Tuy nhiên, việc thí sinh khắp nơi háo hức cùng tra cứu điểm thi lúc bắt đầu công bố dẫn đến việc hệ thống làm việc quá tải, không thể truy cập được. Điều này có thể dễ hiểu. Ví dụ, Đại học Đà Nẵng có lúc lên tới 50.000-60.000 người cùng truy cập.