Thông tin thú vị về cụm sao bầy vịt hoang dã

(Kiến Thức) - Một cụm sao Wild Duck Cluster tạm dịch là bầy vịt hoang dã bất ngờ được Kính viễn vọng Hubble, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ ( NASA) quan sát, cung cấp nhiều thông tin thú vị.

Theo đó, cụm sao bầy vịt hoang dã là một cụm sao lâu đời của vũ trụ, quy tụ tới 2.900 ngôi sao hoạt động dạng quây quần như đàn vịt. Đông nhất là ở phần trung tâm của cụm sao.
Các cụm sao nhỏ trong cụm sao bầy vịt hoang dã này chứa hàng ngàn ngôi sao, mà các nhà thiên văn học đưa ra giả thuyết rằng, chúng được hình thành từ những đám mây phân tử khổng lồ.
Thong tin thu vi ve cum sao bay vit hoang da
Nguồn ảnh: Phys. 
Những ngôi sao này có đủ mọi kích thước, từ những ngôi sao màu xanh khổng lồ, lớn gấp hàng chục lần so với mặt trời của chúng ta, nhưng cũng có những sao lùn trắng đạt 10 tỷ năm tuổi trở lên.
Độ sáng và màu sắc của mỗi ngôi sao thay đổi khi chúng lớn lên, cho phép các nhà khoa học xác định tuổi của chúng.
Chuyên gia Lim tại NASA nói: "Khi một ngôi sao ngày càng già đi, chúng trở nên sáng hơn và sau đó hóa đỏ. Các ngôi sao lùn trắng, xanh dương phần lớn là các ngôi sao trẻ và tập trung nhiều ở trung tâm cụm sao".

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Tuyệt mỹ diện mạo mới cụm sao hình cầu NGC 1866

(Kiến Thức) - Cụm sao hình cầu NGC 1866, một trong những vật thể lâu đời nhất được biết đến trong vũ trụ trở thành đối tượng thiên văn mới nhất bất ngờ lọt vào tầm ngắm của các nhà khoa học.

Mới đây, đài quan sát ALMA, Chi Lê có dịp khám sát không gian thì bất ngờ tìm thấy một cụm sao hình cầu có tên là NGC 1866.

Cụm sao hình cầu này chứa hàng trăm nghìn ngôi sao. Chúng là một trong những vật thể lâu đời nhất được biết đến trong vũ trụ và là di vật đầu tiên chứng kiến thiên hà Milky Way hình thành.

Tiết lộ nguồn gốc mùi như trứng thối trên mây sao Thiên Vương

(Kiến Thức) - Những đám mây của sao Thiên Vương bao gồm hydrogen sulfide, có mùi giống như trứng thối, nghiên cứu mới của các nhà khoa học khi phân tích ánh sáng hồng ngoại của hành tinh băng khổng lồ này đã chỉ ra.

Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ những đám mây trên sao Thiên Vương có chứa hydrogen sulfide, nhưng đã không thể xác nhận điều này bởi vì phần lớn không khí bị mắc kẹt trong nội địa của hành tinh và khó phát hiện.
Thiên vương tinh cũng được bao bọc bởi một lớp sương mù, khiến cho hành tinh băng khổng lồ màu xanh khó nhìn xuyên qua. Tàu Voyager 2 của NASA bay quanh Thiên vương tinh vào năm 1986, nhưng không thể xác định thành phần của đám mây, khiến các nhà khoa học tranh luận xem liệu chúng có được tạo thành từ hydrogen sulfide hay amoniac hay không.