Thông tin "phát hiện người nhiễm biến chủng Omicron" ở TP.HCM là tin giả

Đại diện Bệnh viện FV (TP.HCM) khẳng định thông tin phát hiện người nhiễm biến chủng Omicron tại bệnh viện đang lan truyền trên mạng xã hội là tin giả.

Trưa 27/12, bà Lệ Thu, Giám đốc Truyền thông Bệnh viện FV khẳng định, thông tin phiếu kết quả xét nghiệm PCR, xác định người nhiễm biến chủng Omicron có đóng mộc đỏ của Bệnh viện FV là giả mạo.
Theo bà Lệ Thu, Bệnh viện FV không cấp giấy xác nhận khi một bệnh nhân đến xét nghiệm và có kết quả dương tính với COVID-19.
Khi có một bệnh nhân có kết quả dương tính với COVID-19, Bệnh viện sẽ thực hiện theo quy trình sau: Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thông báo ngay cho bệnh nhân (trực tiếp hoặc qua điện thoại, và sau đó là email). Sau đó, Bệnh viện báo cáo chi tiết cho HCDC TP.HCM.
"Bệnh viện FV không có bệnh nhân có tên, ngày tháng năm sinh và địa chỉ trong tờ giấy giả mạo này", bà Lệ Thu khẳng định.
Thong tin
Ảnh chụp phiếu kết quả xét nghiệm giả mạo. 
Trước đó, trên trang mạng xã hội Facebook xuất hiện hình ảnh một giấy xét nghiệm COVID-19 có đóng dấu của Công ty TNHH Y tế Viễn Đông Việt Nam (Bệnh viện FV) với nội dung "xác nhận" bệnh nhân tên K. (ngụ quận 5, TP.HCM) dương tính với biến chủng Omicron.
Ngay khi xuất hiện, thông tin này đã gây xôn xao dư luận với hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận trên các mạng xã hội.
Trả lời PV, một lãnh đạo Bệnh viện FV khẳng định, bệnh viện "không có bệnh nhân này và giấy xét nghiệm hoàn toàn là giả".
Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cũng cho biết, Bệnh viện FV đã báo cáo nhanh về vụ việc. Trong báo cáo, Bệnh viện FV khẳng định thông tin trên giấy xét nghiệm là hoàn toàn thất thiệt.

Người nhiễm biến chủng Omicron có triệu chứng gì khác với Delta?

Đến thời điểm hiện tại, biến chủng Omicron gây ra các triệu chứng nhẹ nhưng được cho là có tốc độ lây lan nhanh hơn so với Delta.

Ngày 26/11, biến chủng Omicron được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại là biến chủng Covid-19 đáng lo ngại trên toàn cầu và có mức độ nguy cơ rất cao. Mới đây, tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết Omicron hiện là biến chủng phổ biến nhất ở nước này khi nó chiếm gần 3/4, tương đương 73%, trong tổng số các trường hợp Covid-19 được báo cáo vào tuần trước.

Mặc dù có rất nhiều điều chúng ta vẫn chưa biết về Omicron, các nhà khoa học trên toàn thế giới đang chạy đua để giải mã loại biến chủng mới được cho là có tốc độ lây lan nhanh này. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện được vài điểm khác biệt của triệu chứng bệnh và tốc độ lây lan giữa biến chủng Omicron và Delta.

Tín hiệu khả quan về "vũ khí" vắc xin đối phó biến chủng Omicron

Giới chức châu Âu cho biết các loại vắc xin đặc hiệu dành cho biến chủng Omicron có thể được phê duyệt sau 3-4 tháng khi chủng virus này ngày càng lan rộng.

Giám đốc điều hành Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu Emer Cooke ngày 30/11 cho biết các loại vắc xin được bào chế đặc biệt cho biến chủng Omicron mới có thể được phê duyệt trong 3-4 tháng nếu cần thiết.

Uống sữa đậu nành mỗi sáng, nữ sinh bàng hoàng khi mắc ung thư gan

Tiểu Lý ngày qua ngày uống sữa đậu nành làm từ hạt đậu mốc, cuối cùng khiến bệnh viêm gan B trở thành ung thư gan, không cứu được.

Uong sua dau nanh moi sang, nu sinh bang hoang khi mac ung thu gan
 Cô gái trẻ Tiểu Lý, 20 tuổi, ở Quảng Đông, Trung Quốc, hiện đang là sinh viên năm thứ 2. Với thành tích học tập xuất sắc, Tiểu Lý muốn ôn thi lên nghiên cứu sinh, cô nỗ lực hết mình cho kỳ thi tuyển sinh sau đại học. Hàng ngày, Tiểu Lý học rất khuya. (Ảnh minh họa)