Cổ phiếu TNS của Thép Thống Nhất tiếp tục bị hạn chế giao dịch

(Vietnamdaily) - Lý do là tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến với Báo cáo tài chính năm 2022 và đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần đối với BCTC năm 2023, 2024.

Ngày 24/02, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo vẫn duy trì trong diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu của CTCP Thép tấm lá Thống Nhất (UPCoM: TNS).
Lý do là tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến với Báo cáo tài chính năm 2022 và đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần đối với BCTC năm 2023, 2024.
Thực tế, TNS đã bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa vào diện hạn chế giao dịch theo quyết định ngày 13/03/2023, do BCTC kiểm toán 2022 bị tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến. Cổ phiếu TNS vì thế chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.
Trong BCTC kiểm toán 2024, tổ chức kiếm toán độc lập là AASC cho rằng Công ty chưa ghi nhận đầy đủ chi phí lãi vay phải trả cho Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP (Vnsteel, UPCoM: TVN) cùng chi phí lãi chậm trả với Công ty TNHH MTV Thép tấm lá Phú Mỹ - Vnsteel (PFS), lũy kế đến ngày 31/12/2024 gần 55 tỷ đồng. Điều này dẫn đến bảng cân đối kế toán ghi nhận thiếu số tiền ở khoản mục Chi phí phải trả ngắn hạn, trong khi phản ánh thừa số tiền ở mục Lợi nhuận sau thuế và “Phải thu ngắn hạn khác”
Đồng thời, báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy chỉ tiêu Chi phí tài chính 2023 đang phản ánh thiếu tiền, dẫn đến lợi nhuận trước thuế ghi nhận dư.
Bên cạnh đó, thời điểm cuối năm 2024, tổng nợ phải trả quá hạn gần 154 tỷ đồng (đầu năm gần 219 tỷ đồng). Nợ ngắn hạn cũng vượt quá tài sản ngắn hạn, số tiền 113.5 tỷ đồng (đầu năm gần 148 tỷ đồng). Chỉ số thanh toán nhanh chỉ 0.1 lần (thấp hơn mức 0.18 lần vào đầu năm). Doanh nghiệp lỗ lũy kế 122 tỷ đồng, nợ phải trả cao gấp 4.7 lần vốn chủ. Theo AASC, Công ty chưa đạt được thỏa thuận đáng kể về việc giãn nợ, nên sẽ chưa thể thu xếp nguồn tài chính để thanh toán cho các khoản nợ tới hạn. Tuy nhiên, BCTC 2024 vẫn được trình bày trên giả định hoạt động liên tục.
Co phieu TNS cua Thep Thong Nhat tiep tuc bi han che giao dich
Ảnh minh họa 
Thực tế, 2 ý kiến trên đều đã được nêu ở các BCTC trước đó, như BCTC kiểm toán 2022 và 2023. Trong văn bản giải trình, TNS cho biết từng giải trình về các vấn đề này trong các báo cáo trước, và đây chỉ là vấn đề kiểm toán nhắc lại.
Đối với chi phí lãi bảo lãnh của TVN và PFS, TNS cho biết do tình hình khó khăn, Doanh nghiệp đã làm việc với 2 đơn vị trên về kế hoạch trả nợ và không tính lãi các khoản dư nợ vào BCTC 2016-2023.
Về các khoản vay đến hạn phải thanh toán trước 31/12/2024, Doanh nghiệp cho rằng tình hình tài chính đang rất khó khăn, đã nhiều lần làm công văn để khoanh nợ, giảm lãi suất, giãn thời hạn trả. Doanh nghiệp vẫn đang cố gắng duy trì trả nợ đúng kế hoạch.
Nhìn lại cả năm 2024, TNS ghi nhận sự hồi phục tích cực. Thép tấm lá Thống Nhất mang về doanh thu thuần đạt 2.555 tỷ đồng, tăng 130% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế thu về gần 48 tỷ đồng, cao thứ 2 trong lịch sử và gấp gần 12 lần cùng kỳ.
Kết quả này giúp công ty vượt xa mục tiêu cả năm 2024, được biết trong năm 2024, Thép tấm lá Thống Nhất đặt ra mức doanh thu 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 800 triệu đồng.
Theo giải trình của doanh nghiệp, thị trường thép năm 2024 đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và đang dần ổn định trở lại. Dù chưa thể khẳng định ngành thép đã hoàn toàn hồi phục do vẫn chịu ảnh hưởng từ biến động kinh tế toàn cầu, nhưng nhờ nỗ lực mở rộng thị trường và tìm kiếm nguồn hàng với giá hợp lý, Thép tấm lá Thống Nhất đã ghi nhận kết quả khả quan.
Dù vẫn còn lỗ lũy kế hơn 122 tỷ đồng do kết quả kinh doanh yếu kém trong nhiều năm trước, năm 2024 vẫn là bước ngoặt khi công ty thu hẹp đáng kể khoản lỗ lũy kế, từ mức 170 tỷ đồng ở thời điểm điểm cuối năm 2023. 

Xây dựng Hòa Bình thoát lỗ quý 4 nhờ khoản thu nhập khác

(Vietnamdaily) - Nhờ vào khoản thu nhập khác hơn 45 tỷ đồng, chủ yếu do thanh lý, nhượng bán tài sản, Xây dựng Hòa Bình ghi nhận lãi sau thuế 9 tỷ đồng quý 4/2024.
 

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) công bố kết quả kinh doanh quý 4/2024 với doanh thu thuần hợp nhất đạt 1.587 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp được cải thiện, đạt 136 tỷ đồng, tăng 154% so với cùng kỳ.

Dược phẩm Imexpharm lãi lớn nhưng không cán đích kế hoạch

(Vietnamdaily) - Dù báo lãi lớn trong năm 2024 nhưng so với kế hoạch năm, Imexpharm chỉ hoàn thành 93% chỉ tiêu doanh thu và gần 96% mục tiêu lợi nhuận sau thuế.

Công ty CP Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 4/2024 với doanh thu thuần đạt 652 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Trừ đi giá vốn giảm 4%, IMP báo lãi gộp đạt 265,7 tỷ đồng, tăng trưởng 29%. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện từ 34% lên gần 41%.

Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 25% lên mức 4,9 tỷ đồng, trong khi đó chi phí tài chính 'sụt' 13% lùi về mức 7,5 tỷ đồng. Các chỉ tiêu khác như chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp gần như đi ngang so với cùng kỳ.

Vĩnh Hoàn báo doanh thu 2024 vượt mức 10.000 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp doanh thu công ty vượt mức 10.000 tỷ đồng.

CTCP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần 3.206 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán đạt 2.628 tỷ đồng, tăng 22% tuy nhiên chậm hơn tốc độ tăng doanh thu giúp cho lợi nhuận gộp trong kỳ của Vĩnh Hoàn đạt 577 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Công ty cho biết nhờ giá bán nhóm sản phẩm cá tra và sản lượng tăng giúp lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (lợi nhuận ròng) đạt 425 tỷ, gấp 6 lần cùng kỳ năm 2023 và cao nhất trong 6 quý gần đây.