Thêm 1 bệnh viện lớn ở TP HCM xuất hiện cúm A/H1N1

(Kiến Thức) - 12 bệnh nhân tại các khoa nội thận, cấp cứu… và một nhân viên y tế của bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM được xác định dương tính với A/H1N1. Đây là BV thứ 2 (sau BV Từ Dũ) xuất hiện chùm ca nhiễm cúm A/H1N1.

Sáng sớm nay 23/6, trao đổi với PV Kiến Thức, Khoa bệnh nhiệt đới, bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) cho biết vừa phát hiện có 12 bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1.
Them 1 benh vien lon o TP HCM xuat hien cum A/H1N1
Khoa bệnh nhiệt đới, bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) vừa phát hiện có 12 bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1. 
“Trong 12 bệnh nhân này có 8 bệnh nhân của khoa nội thận, 3 bệnh nhân của khoa khám bệnh và 1 của khoa cấp cứu. Hiện tất cả những bệnh nhân này đang được điều trị tại khu cách ly của khoa bệnh nhiệt đới. Ngoài ra, có một nhân viên y tế của bệnh viện cũng có triệu chứng mắc cúm A/H1N1 và người này đã được bệnh viện cho nghỉ ở nhà cho đến khi khỏi bệnh”, đại diện khoa bệnh nhiệt đới thông tin.
Lãnh đạo bệnh viện Chợ Rẫy cho biết đây là chùm ca bệnh cúm A/H1N1 đầu tiên xảy ra tại bệnh viện từ trước đến nay. Trước vụ việc nói trên, bệnh viện Chợ Rẫy đã triển khai công tác phòng chống dịch, truyền thông, tư vấn cho bệnh nhân, thân nhân và cả nhân viên bệnh viện phòng ngừa cúm...
Them 1 benh vien lon o TP HCM xuat hien cum A/H1N1-Hinh-2
Ổ cúm A/H1N1 tại Bệnh viện Từ Dũ đã khiến nhiều người bị nhiễm 
Trước đó đầu tháng 6 vừa qua, tại Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) cũng đã xuất hiện một chùm ca cúm A/H1N1 với 28 bệnh nhân.

Cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm cúm A/H1N1

Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn vải hoặc khăn giấy, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay. Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính hoặc giảm tối đa thời gian tiếp xúc; giữ khoảng cách ít nhất 1m; đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc gần.

Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao. Thường xuyên súc miệng bằng nước sát khuẩn miệng. Tăng cường thông khí trong phòng bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.

Nếu thấy cơ thể có biểu hiện của hội chứng cúm, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời. Tiêm phòng vắc xin là biện pháp quan trọng để phòng bệnh cúm và giảm ảnh hưởng của dịch cúm.

Một phụ nữ 29 tuổi ở TP HCM tử vong do cúm A/H1N1

Tối 8/6, theo thông tin chính thức từ Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) TP HCM đã cho biết 1 phụ nữ (29 tuổi) ngụ tại quận Thủ Đức, đã bị tử vong và 1 nam bệnh nhân trong tình trạng suy hô hấp nặng, đều có kết quả dương tính với cúm A/H1N1.

Cả hai bệnh nhân trên đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM.

Tuyệt chiêu hiệu quả phòng cảm cúm mùa Đông

(Kiến Thức) - Cảm cúm là căn bệnh rất phổ biến vào mùa Đông. Vậy làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.
 

Cảm cúm là do virút truyền nhiễm tấn công vào đường hô hấp. Khi bị cảm cúm thường có những triệu chứng như đau nhức ở các khớp, cơ và vùng quanh mắt, mệt mỏi toàn thân, da nóng và ửng đỏ, chảy nước mắt, đau đầu, ho khan, đau họng và sổ mũi… Làm thế nào có thể giúp phòng chống hiệu quả căn bệnh này? Ảnh: baidu.
 Cảm cúm là do virút truyền nhiễm tấn công vào đường hô hấp. Khi bị cảm cúm thường có những triệu chứng như đau nhức ở các khớp, cơ và vùng quanh mắt, mệt mỏi toàn thân, da nóng và ửng đỏ, chảy nước mắt, đau đầu, ho khan, đau họng và sổ mũi… Làm thế nào có thể giúp phòng chống hiệu quả căn bệnh này? Ảnh: baidu.

Tiêm vacxin cúm: Đây là phương pháp phòng bệnh hiệu quả có thể bảo vệ và phóng tránh được bệnh cúm lến đến 70% -90%. Kể cả sau khi tiêm phòng vẫn mắc cúm thì chúng ta sẽ giảm bớt đáng kể các triệu chứng và nguy cơ biến chứng do căn bệnh này đem đến. Ảnh: baidu.
 Tiêm vacxin cúm:  Đây là phương pháp phòng bệnh hiệu quả có thể bảo vệ  và phóng tránh được bệnh  cúm lến đến 70% -90%. Kể cả sau khi tiêm phòng vẫn mắc cúm thì chúng ta sẽ giảm bớt đáng kể các triệu chứng và nguy cơ biến chứng do căn bệnh này đem đến. Ảnh: baidu. 

Các chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên, bắt đầu vào tháng 10 hoặc tháng 11 bạn nên tiêm vacxin cúm. Đối với người già trên 50 tuổi và trẻ nhỏ từ 06 tháng tuổi đến 5 tuổi nên tiêm vacxin phòng cúm. Ảnh: baidu.
 Các chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên, bắt đầu vào tháng 10 hoặc tháng 11 bạn nên tiêm vacxin cúm. Đối với người già trên 50 tuổi và trẻ nhỏ từ 06 tháng tuổi đến 5 tuổi nên tiêm vacxin phòng cúm. Ảnh: baidu.

Lây nhiễm cảm cúm là do vi rút truyền nhiễm tấn công, vì thế cần phải chú ý vấn đề vệ sinh ở những nơi công cộng. Hạn chế dùng chung đồ công cộng như bút viết nơi công cộng, điện thoại công cộng, tay nắm cửa, nên đeo khẩu trang ... cũng là cách giảm được vài lần nguy cơ mắc cảm cúm. Ảnh: baidu.
 Lây nhiễm cảm cúm là do vi rút truyền nhiễm tấn công, vì thế cần phải chú ý vấn đề vệ sinh ở những nơi công cộng. Hạn chế dùng chung đồ công cộng như bút viết nơi công cộng, điện thoại công cộng, tay nắm cửa, nên đeo khẩu trang ... cũng là cách giảm được vài lần nguy cơ mắc cảm cúm. Ảnh: baidu.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn: Tuy xà phòng có chứa kháng chất diệt khuẩn nhưng rửa tay cũng cần phải đúng cách mới có tác dụng. Tay sau khi được chà với xà phòng diệt khuẩn trong vòng 15 giây mà vẫn ẩm ướt thì lượng xà phòng này mới đủ để diệt khuẩn. Ảnh: baidu.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn: Tuy xà phòng có chứa kháng chất diệt khuẩn nhưng rửa tay cũng cần phải đúng cách mới có tác dụng. Tay sau khi được chà với xà phòng diệt khuẩn trong vòng 15 giây mà vẫn ẩm ướt thì lượng xà phòng này mới đủ để diệt khuẩn. Ảnh: baidu. 

Mùa Đông khí hậu hanh khô, dễ khiến mọi người cảm thấy khô cổ họng. Vì thế, hãy cho thêm vài hạt muối vào cốc nước buổi sáng sẽ giúp bạn bù nước đơn giản nhất. Ảnh: baidu.
Mùa Đông khí hậu hanh khô, dễ khiến mọi người cảm thấy khô cổ họng. Vì thế, hãy cho thêm vài hạt muối vào cốc nước buổi sáng sẽ giúp bạn bù nước đơn giản nhất. Ảnh: baidu. 

Buổi tối cũng thường bị khô miệng, khô cổ lúc này hãy uống chút nước ấm pha với mật ong, có thể giúp giảm được triệu chứng này và phòng chống cảm cúm hiệu quả. Ảnh: baidu.
 Buổi tối cũng thường bị khô miệng, khô cổ lúc này hãy uống chút nước ấm pha với mật ong, có thể giúp giảm được triệu chứng này và phòng chống cảm cúm hiệu quả. Ảnh: baidu.

Buổi tối nên ngâm chân bằng nước gừng nóng sẽ giúp làm ấm toàn bộ cơ thể, mà gừng còn có tác dụng giải hàn trong cơ thể từ đó có tác dụng chống cảm cúm.
 Buổi tối nên ngâm chân bằng nước gừng nóng sẽ giúp làm ấm toàn bộ cơ thể, mà gừng còn có tác dụng giải hàn trong cơ thể từ đó có tác dụng chống cảm cúm.

Chăm chỉ tập thể dục nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu không có điều kiện hoặc thời tiết không cho phép thì có thể vận động trong nhà. Ảnh: baidu.
 Chăm chỉ tập thể dục nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu không có điều kiện hoặc thời tiết không cho phép thì có thể vận động trong nhà. Ảnh: baidu.