Thay tượng Quan Âm ở chùa nghìn tuổi

Độc giả Đ.H.T cho biết, bức tượng cổ Quán Thế Âm Bồ Tát bằng đồng màu đen tại chùa Vạn Niên đã được thay thế bằng bức tượng khác.

Thực hư của sự việc như thế nào?
Bạn đọc thắc mắc: Sao lại thay tượng cổ?
Chùa Vạn Niên thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội được xây dựng từ năm Thuận Thiên thứ hai (năm 1011) sau khi Vua Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long. Tên gọi ban đầu của chùa là Vạn Tuệ.
Năm 1996, chùa được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng di tích nghệ thuật quốc gia. Được biết, chùa còn lưu giữ được nhiều pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần thời Lê, Tây Sơn.
 
Theo phản ánh của độc giả Đ.H.T, đã nhiều năm nay ông đi lễ chùa tại chùa Vạn Niên và thấy có bức tượng Phật Quán Thế Âm Bồ tát trong lầu Quan Âm.
Đến ngày 8/7, khi trở lại chùa ông Đ.H.T đã không còn thấy bức tượng cũ, thay vào đó là bức tượng Phật Quan Âm Bồ tát thiên thủ thiên nhãn khác. Bức tượng cũ ở ngôi chùa nghìn năm tuổi đã được chuyển đi đâu?
Trụ trì chùa: “Tượng đẹp sẽ thay”!
Lầu Quan Âm được xây dựng ngay trong khuôn viên chùa Vạn Niên. Chiều 18/8, khi có mặt tại chùa PV nhận thấy lầu Quan Âm đang được khóa cửa, trong lầu có một bức tượng Quan Âm Bồ tát màu đen. Sau khi đề nghị, phía nhà chùa đã mở cửa để PV tham quan khu vực lầu Quan Âm.
 
Trao đổi với PV, đại đức Thích Minh Tuệ - trụ trì chùa Vạn Niên - cho biết: “Tượng ở lầu Quan Âm được thường xuyên thay đổi, tượng nào đẹp sẽ dùng để thay. Tượng trong đó không phải cổ, cũng không liên quan đến quá khứ”.
Trụ trì Thích Minh Tuệ cho biết, lầu Quan Âm được xây dựng từ năm 1996 sau khi ông về làm trụ trì tại đây. Sau khi xây dựng, lầu Quan Âm cũng đã được chỉnh sửa 4 lần.
Vị trụ trì chùa Vạn Niên cho biết, bức tượng Phật Bà Quan Âm trước đây là tượng đồng lá, có nguồn gốc làm từ Trung Quốc, có dấu hiệu bị xỉn nên đã được thay thế bằng pho tượng Phật Bà Quan Âm thiên thủ thiên nhãn - cũng làm bằng đồng - do các nghệ nhân ở Ngũ Xã tạo nên.

Tại sao các vị tu sĩ lại cài bông hồng vàng?

Vì sao các vị tu sĩ cài bông hồng vàng trong Lễ Vu Lan?

Bông hồng cài áo thực ra là tên một đoạn văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và cũng là tên một ca khúc do nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sáng tác trong thập niên 1960, lấy ý từ bài viết trên.

Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bông hoa hồng trong cách nhìn của người Việt là loài hoa thông dụng và dễ thương, được nhiều người yêu thích nhất. Loài hoa này còn mang quy ước biểu hiện của tình yêu thương của loài người. Chính vì thế Thiền sư đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông hồng cài áo” vào tháng 8 năm 1962.

Và ý nghĩa của việc cài bông hoa hồng, đã được Thiền sư Thích Nhất Hạnh giải thích ngay trong tác phẩm Bông hồng cài áo: “Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhờ thương không quên mẹ, dù đã khuất. Người được hoa màu hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi sẽ khóc than cũng không còn kịp nữa”.

Tuy nhiên, các vị tu sĩ lại cài bông hồng vàng. Tại sao lại vậy?

Các vị tu sĩ đã lìa bỏ đời sống thế tục để sống cuộc sống của người xuất gia. Họ mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để “trên cầu giải thoát, dưới cứu độ chúng sinh”. Cứu cánh đạt đến sự giác ngộ là cách báo ân tuyệt diệu nhất vì báo hiếu cho cha mẹ hiện đời và cha mẹ ở nhiều đời khác.

 

Thay vì cài bông hồng đỏ hoặc trắng để chỉ cho cha mẹ hiện tiền, việc đó rất là đúng, hợp với trời đất nhưng người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn. Đó là tất cả chúng sinh, vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này.

Theo đạo Phật, màu vàng là màu của giải thoát như Vô thượng phước điền y, màu của Đất. Trên đất, chúng ta có thể dẫm, đạp, cày xới, khạc nhổ hay làm bất cứ gì...đất vẫn trơ trơ, vì đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả, chấp nhận tất cả. Vì coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là quyến thuộc, họ hàng và quan trọng nhất là những vị Phật tuơng lai.

Màu vàng còn là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự buông bỏ, xả ly, không chấp thủ và thành tựu giải thoát.

Do vậy, dù hòa mình trong ngày Vu lan thắng hội nhưng nguời tu sĩ cũng muốn mượn màu sắc của hoa màu vàng để nói lên tinh thần đúng nghĩa của mùa Vu lan là sự giải thoát.

Những tướng tốt kỳ lạ của Đức Phật

Đức Phật - con người toàn diện, không chỉ về mặt trí tuệ và đức hạnh mà còn về mặt hình thể.

Các kinh điển Nam truyền cũng như Bắc truyền đều có nói đến 32 tướng tốt của đức Phật một cách đầy đủ, những tướng này được phát hiện lúc mới đản sanh, do các vị tướng sư xác định.