Thảo mộc diệt côn trùng không hiệu quả

(Kiến Thức) - Không ít gia đình mắc phải sai lầm trong việc diệt côn trùng khiến hiệu quả kém và nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ chực chờ.

Chỉ đuổi muỗi
Lo sợ việc dùng hóa chất, nhiều chị em bảo nhau dùng thảo mộc để tiêu diệt côn trùng, như gián, muỗi... Trên những trang mạng xã hội, các chị em dẫn một vài nghiên cứu cho thấy, muỗi không thích mùi rau bạc hà, mùi vỏ quýt, mùi hoa đinh hương, bồ kết. Vì thế, nhiều người đã cắt vỏ cam, vỏ bưởi để khô rồi bỏ vào túi lưới cho vào các góc nhà. Thậm chí có người còn đun lá bưởi, đun bồ kết, cây hương nhu để xua đuổi muỗi, gián, kiến... bay ra khỏi nhà. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng tinh dầu sả hoặc tinh dầu bạch đàn xanh pha loãng với nước để phun.
Bà Nguyễn Thuý Hiền, Viện Sinh thái & Bảo vệ công trình cho biết, một số biện pháp truyền thống có hiệu quả trước đây như dùng vỏ bưởi, vỏ cam phơi khô cho vào góc nhà hoặc đun nước hương nhu, bồ kết để hương thơm xua đuổi côn trùng xâm hại gồm muỗi, gián, kiến... chỉ có tác dụng trong môi trường thông thoáng, với điều kiện vệ sinh tốt và mật độ quần thể nhỏ. 
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan làm cho các loại côn trùng này phát triển tính kháng thuốc, do vậy các biện pháp truyền thống ngày nay ít có hiệu quả. Những cách làm này có thể giúp mang lại hương thơm tự nhiên, dễ chịu cho không gian sống, nhưng chỉ cần lơ là để quên một vài ngày, gây nấm mốc thì chính là nguồn thu hút ruồi, muỗi, kiến... tìm đến. 
Không sử dụng thảo mộc, nhiều gia đình lại sử dụng hóa chất để xịt, phun nhưng không ít người bị cay mắt, chóng mặt bởi hơi xịt xộc lên mũi. Cũng để xử lý côn trùng, nhiều người phun thuốc, đóng kín cửa nhằm ủ thuốc rồi đi làm, khi về ngửi thấy bát đũa, xoong chảo không có mùi tưởng hóa chất đã bay hết nên không vệ sinh lại. 
Bà Nguyễn Thúy Hiền cho biết, việc xử lý côn trùng trong gia đình bằng các loại bình xịt có thể áp dụng trong trường hợp phạm vi bị xâm hại nhỏ, mật độ quần thể côn trùng chưa cao. Cần lưu ý chọn những thương hiệu của các công ty có uy tín và tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Có một thực tế là bình xịt cầm tay, dạng bán cho hộ gia đình tự dùng, phần lớn không có hiệu quả đối với muỗi.
Nên sử dụng các loại thuốc chính hãng, có nhãn mác sẽ giảm được nguy cơ nhiễm độc không mong muốn.
Nên sử dụng các loại thuốc chính hãng, có nhãn mác sẽ giảm được nguy cơ nhiễm độc không mong muốn. 
Xông hơi, ủ thuốc để tránh phơi nhiễm
Trên thị trường hiện có những sản phẩm thuốc diệt côn trùng dạng dung dịch đậm đặc, để người sử dụng mua về tự pha và phun theo hướng dẫn. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Yến, Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư đã đưa ra cảnh báo về những loại thuốc diệt côn trùng không rõ nguồn gốc: Tuyệt đối chỉ nên sử dụng các loại thuốc chính hãng, có nhãn mác đàng hoàng sẽ giảm được nguy cơ nhiễm độc không mong muốn. Khi phun thuốc cũng cần hết sức lưu ý cách bảo vệ như đeo găng tay, bịt khẩu trang để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Tốt nhất sau khi phun thuốc nên ra ngoài, đóng kín cửa để ủ thuốc, tránh hít phải mùi thuốc quá nhiều. 
Ở quy mô lớn hơn, bà Nguyễn Thúy Hiền cho hay, việc xử lý bằng biện pháp xông hơi, hoặc phun ủ thuốc trong một thời gian nhất định đã được áp dụng nhiều trong xử lý côn trùng và khá hiệu quả. Tuy nhiên, nếu sử dụng biện pháp này tại các khu vực dân cư, trước khi xử lý cần sơ tán người, vật nuôi, dùng nilon bọc kín bát đũa, đồ dùng ăn uống để tránh việc phơi nhiễm thuốc. Sau thời gian ủ thuốc, đủ để diệt côn trùng, cần làm thoáng khu vực xử lý để giảm lượng thuốc tồn dư có thể ảnh hưởng đến con người.
Để phòng trừ côn trùng xâm hại, việc đầu tiên các gia đình nên thực hiện là giữ cho môi trường sống của mình sạch sẽ, hạn chế tạo ra những môi trường thuận lợi cho côn trùng cư trú, phát triển. Thường xuyên kiểm tra và làm sạch, kín các khu vực thông với bên ngoài như đường thoát nước của nhà vệ sinh, phòng tắm, tủ bếp, máy giặt, hộp ống kỹ thuật, tủ lạnh, nhà kho... 
GS.TS Bùi Công Hiển (Trung tâm Ứng dụng côn trùng học)

Kinh hoàng ưng biển không chiến cá nóc độc

(Kiến Thức) - Ngay khi bị tóm, cá nóc độc ngay lập tức thay đổi hình dạng và nổ tung như một quả bóng với gai độc khiến ưng biển hoảng hốt.

Ưng biển hí hửng vì kiếm được bữa ăn nhẹ khi dùng chân tóm được cá nóc độc, thì phải hốt hoảng vì không ngờ vớ phải con mồi khá khó nhằn tại Công viên tiểu bang DeSoto, Florida, Mỹ.
Ưng biển hí hửng vì kiếm được bữa ăn nhẹ khi dùng chân tóm được cá nóc độc, thì phải hốt hoảng vì không ngờ vớ phải con mồi khá khó nhằn tại Công viên tiểu bang DeSoto, Florida, Mỹ. 

Con cá nóc bị chim ưng tóm đã bất ngờ căng phồng cơ thể giống như quả bóng với nhiều gai độc.
Con cá nóc bị chim ưng tóm đã bất ngờ căng phồng cơ thể giống như quả bóng với nhiều gai độc. 

Ngay khi bị chộp lấy ra khỏi nước, cá nóc ngay lập tức thay đổi hình dạng và nổ tung như một quả bóng.
Ngay khi bị chộp lấy ra khỏi nước, cá nóc ngay lập tức thay đổi hình dạng và nổ tung như một quả bóng. 

Cuộc chạm chán với con mồi khó nhằn khiến ưng biển hoảng hốt.
Cuộc chạm chán với con mồi khó nhằn khiến ưng biển hoảng hốt. 

Ưng biển nhanh chóng nhận ra sai lầm của nó và chuyển con mồi có độc tính cao trở lại đại dương chỉ trong một vài giây.
Ưng biển nhanh chóng nhận ra sai lầm của nó và chuyển con mồi có độc tính cao trở lại đại dương chỉ trong một vài giây. 

Cá nóc gai là động vật có xương sống độc thứ hai trên thế giới, chỉ sau chất độc ếch vàng. Một số cơ quan nội tạng như gan, và da có chứa chất tetrodotoxin có độc tính cao so với hầu hết các loài động vật khác.
Cá nóc gai là động vật có xương sống độc thứ hai trên thế giới, chỉ sau chất độc ếch vàng. Một số cơ quan nội tạng như gan, và da có chứa chất tetrodotoxin có độc tính cao so với hầu hết các loài động vật khác. 

Mặc dù chim ưng biển là loài săn cá từ trên không rất chuyên nghiệp, thế nhưng khi gặp phải đối thủ như cá nóc độc, nó cũng phải chịu thua trong đau đớn.
Mặc dù chim ưng biển là loài săn cá từ trên không rất chuyên nghiệp, thế nhưng khi gặp phải đối thủ như cá nóc độc, nó cũng phải chịu thua trong đau đớn. 

Chết lặng với nội tạng chim biển chết

(Kiến Thức) - Tận mục phần nội tạng của những con chim biển chết, người ta không khỏi lặng người khi chứng kiến rất nhiều đồ nhựa trong dạ dày con vật.

Nhiếp ảnh gia Chris Jordan ghi lại những hình ảnh khiến người ta phải lặng người khi chứng kiến, cảnh các loài chim chết do ăn phải đồ nhựa con người thải ra một cách bừa bãi.
Nhiếp ảnh gia Chris Jordan ghi lại những hình ảnh khiến người ta phải lặng người khi chứng kiến, cảnh các loài chim chết do ăn phải đồ nhựa con người thải ra một cách bừa bãi. 

Trong suốt ba năm, nhiếp ảnh gia Chris và một nhóm nhỏ các nhà quay phim theo chân các loài chim hải âu và chim biển trên đảo Midway Atoll, ở Thái Bình Dương và ghi nhận được những hình ảnh gây sốc này.
Trong suốt ba năm, nhiếp ảnh gia Chris và một nhóm nhỏ các nhà quay phim theo chân các loài chim hải âu và chim biển trên đảo Midway Atoll, ở Thái Bình Dương và ghi nhận được những hình ảnh gây sốc này. 

Những con chim biển này thường chỉ ăn mực và các động vật biển bơi gần mặt nước vào ban đêm, nhưng đã vô tình nuốt phải những miếng nhựa nổi do nhầm lẫn là thức ăn.
Những con chim biển này thường chỉ ăn mực và các động vật biển bơi gần mặt nước vào ban đêm, nhưng đã vô tình nuốt phải những miếng nhựa nổi do nhầm lẫn là thức ăn. 

Những đồ nhựa được tìm thấy trong nội tạng của những con chim biển chết chính là rác thải do con người xả trên khắp các đại dương trên thế giới.
Những đồ nhựa được tìm thấy trong nội tạng của những con chim biển chết chính là rác thải do con người xả trên khắp các đại dương trên thế giới. 

Những con chim kiếm thức ăn trở về đảo, nôn ra nhựa và “nhựa” lại trở thành thức ăn cho những con chim non.
Những con chim kiếm thức ăn trở về đảo, nôn ra nhựa và “nhựa” lại trở thành thức ăn cho những con chim non. 

Cứ khoảng 500.000 con chim hải âu được sinh ra mỗi năm thì có khoảng 200.000 con chết, chủ yếu là do mất nước hoặc đói, nguyên nhân đa phần cũng vì có quá nhiều nhựa trong dạ dày của chúng.
Cứ khoảng 500.000 con chim hải âu được sinh ra mỗi năm thì có khoảng 200.000 con chết, chủ yếu là do mất nước hoặc đói, nguyên nhân đa phần cũng vì có quá nhiều nhựa trong dạ dày của chúng. 

Các đồ nhựa vào trong dạ dày chim thường tạo ra các chấn thương đe dọa tính mạng, gây nghẹt thở, mất nước hay đói vì nhựa không tiêu đã chiếm chỗ cho nước hoặc đồ ăn.
 Các đồ nhựa vào trong dạ dày chim thường tạo ra các chấn thương đe dọa tính mạng, gây nghẹt thở, mất nước hay đói vì nhựa không tiêu đã chiếm chỗ cho nước hoặc đồ ăn.

Các nghiên cứu cho thấy có tới 1 triệu con chim biển bị nghẹt thở hoặc bị rối loạn tiêu hóa vì nhựa hoặc các mảnh vỡ mỗi năm. Khoảng 100 nghìn con hải cẩu, sư tử biển, cá voi, cá heo, loài động vật biển khác và rùa biển chịu chung số phận.
Các nghiên cứu cho thấy có tới 1 triệu con chim biển bị nghẹt thở hoặc bị rối loạn tiêu hóa vì nhựa hoặc các mảnh vỡ mỗi năm. Khoảng 100 nghìn con hải cẩu, sư tử biển, cá voi, cá heo, loài động vật biển khác và rùa biển chịu chung số phận. 

Hình ảnh gây ám ảnh về cái chết của loài chim biển.
Hình ảnh gây ám ảnh về cái chết của loài chim biển. 

Cồn khô: tiện và độc không ngờ

(Kiến Thức) - Cồn khô chứa chất methanol có thể ảnh hưởng thần kinh hoặc làm kém thị lực, chọn mua loại an toàn và dùng đúng cách sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe. 

1. Cồn khô tiện lợi nhưng độc hại Trên thị trường hiện có bán nhiều loại cồn đun bếp, được các gia đình ưa chuộng vì an toàn hơn bình gas mini. Nhiều bạn trẻ cũng chọn sản phẩm này khi đi phượt. Bạn Phương Thảo (sinh viên đại học KHXHNV) chia sẻ: “Mang cồn khô nhẹ mà bắt lửa rất nhanh nên tiện lợi lắm. Mỗi viên cồn cháy từ 20 – 30p, có thể nhóm lửa đun nước ở bất cứ đâu”.
1. Cồn khô tiện lợi nhưng độc hại
Trên thị trường hiện có bán nhiều loại cồn đun bếp, được các gia đình ưa chuộng vì an toàn hơn bình gas mini. Nhiều bạn trẻ cũng chọn sản phẩm này khi đi phượt. Bạn Phương Thảo (sinh viên đại học KHXHNV) chia sẻ: “Mang cồn khô nhẹ mà bắt lửa rất nhanh nên tiện lợi lắm. Mỗi viên cồn cháy từ 20 – 30p, có thể nhóm lửa đun nước ở bất cứ đâu”. 
Tại các sạp chợ, hàng quán hoặc siêu thị, cồn khô được bọc trong túi nilon khá sơ sài, giá khoảng 15 nghìn/vỉ cồn thạch, một số loại không có nhãn mác. Các hãng Gia Phát, Vĩnh Thái, Việt Mỹ… sản phẩm cao giá hơn (khoảng 20 – 25 nghìn/ vỉ), khi cháy cồn không chảy nhiều nước, ít sáp.
Tại các sạp chợ, hàng quán hoặc siêu thị, cồn khô được bọc trong túi nilon khá sơ sài, giá khoảng 15 nghìn/vỉ cồn thạch, một số loại không có nhãn mác. Các hãng Gia Phát, Vĩnh Thái, Việt Mỹ… sản phẩm cao giá hơn (khoảng 20 – 25 nghìn/ vỉ), khi cháy cồn không chảy nhiều nước, ít sáp.