Thần thức có mặt trong bào thai khi nào?

Thời khắc thụ thai cũng chính là lúc thần thức có mặt.

HỎI: Xin cho biết, theo Phật giáo thì thần thức có mặt trong bào thai khi nào? Người Phật tử, ăn trứng vịt lộn có phạm giới sát sinh không?
(TRUNG HIẾU, hieucuong15@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Trung Hiếu thân mến!
Thần thức là một trong ba thành tố căn bản hình thành nên bào thai, mầm sống trong giai đoạn nguyên thủy và sơ khai nhất. Theo Phật giáo, bào thai do tinh cha huyết mẹ cùng thần thức hòa hợp mà thành. Đoạn kinh sau đây đã xác chứng điều này: “Này các Tỳ-kheo, có ba sự hòa hợp mà một bào thai thành hình: ở đây, cha mẹ có giao hợp và người mẹ không trong thời có thể thụ thai, và hương ấm (gandhabba) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình. Ở đây, cha và mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, nhưng hương ấm (gandhabba) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình. Và này các Tỳ-kheo, khi nào cha mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, và hương ấm có hiện tiền; có ba sự hòa hợp như vậy, thì bào thai mới thành hình” (Kinh Trung bộ I, Đại kinh Đoạn tận ái, số 38).
Thời khắc thụ thai cũng chính là lúc thần thức có mặt. Ảnh chỉ mang tính minh họa.
 Thời khắc thụ thai cũng chính là lúc thần thức có mặt. Ảnh chỉ mang tính minh họa.
Kết hợp tuệ giác kinh Phật với những khảo nghiệm của khoa học hiện đại, chúng ta có thể xác định, thời khắc thụ thai (lúc tinh trùng xâm nhập vào trứng) cũng chính là lúc thần thức có mặt để hội đủ nhân duyên hình thành bào thai.
Về vấn đề, người Phật tử ăn trứng vịt lộn có phạm giới sát sanh? Như chúng tôi đã từng trình bày, ngoài những ngày ăn chay thì người Phật tử ăn uống bình thường. Tuy nhiên trong những ngày không ăn chay ấy, người Phật tử nên mua các thực phẩm (cá, thịt) đã làm sẵn, không trực tiếp giết hại. Do vậy, nếu người Phật tử luộc trứng vịt lộn (trực tiếp giết) thì mang tội sát sanh nhưng mua trứng mà người ta đã luộc sẵn về ăn thì không phạm giới sát. Nhân đây thiết nghĩ cũng cần nói thêm rằng, ăn trứng vịt lộn ở xứ ta là chuyện bình thường nhưng với đa phần người nước ngoài xem đó là “dã man”. Vì thế, trong những ngày không ăn chay, Phật tử cũng nên tránh các thực phẩm “độc” có thể gây thêm tính ác cho con người.
Chúc bạn tinh tấn!

Trùng tu tu viện nơi khai sinh Lạt ma Tông Khách Ba

Tại khu vực sườn núi của tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc), một ngôi chùa quan trọng của người Tây Tạng đang được đại trùng tu.

Tu viện Kumbum, được xây dựng ở nơi sinh của Lạt ma Tông Khách Ba, người sáng lập tông phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng thuộc phía tây bắc Trung Quốc, thu hút hàng triệu người hành hương và khách du lịch mỗi năm.

Hoài nghi lời Phật, hành giả đi về đâu?

Có một hiện tượng buồn: trong giới tu hành vẫn nhiều người cho kinh Đại thừa không phải Phật thuyết mà do người đời sau thêm vào.

Trong nhà Phật, chữ tín quan trọng nhất. Kinh Hoa nghiêm nói: “Tín là nguồn đạo, mẹ công đức, có thể sanh ra hết thảy các thiện căn”.

Nhà ngoại cảm dưới góc nhìn Phật giáo

Nhà ngoại cảm nào đó nói tôi có thể nói chuyện được với một hương linh chết đã lâu, thì theo Phật giáo, đó là điều không có thật.

Là người quan tâm đến ngoại cảm, thượng toạ – tiến sĩ Thích Nhật Từ, phó viện trưởng học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, đã chia sẻ về những lùm xùm thời gian qua liên quan đến ngoại cảm, dưới góc nhìn của Phật giáo.