Thần cơ diệu toán Lưu Bá Ôn

Lưu Bá Ôn được xem là một trong "Thập đại quân sư kiệt xuất nhất" trong lịch sử Trung Hoa.

Các câu chuyện dân gian và tác phẩm dã sử Trung Quốc thường khắc họa nhân vật Lưu Bá Ôn là một vị quân sư xuất chúng có khả năng tiên tri thần sầu.

Thậm chí, trong nhiều tích cổ, Lưu Bá Ôn còn được coi như vị thần tái thế, mang sức mạnh siêu nhiên hô mưa gọi gió, nắm rõ lịch sử 500 năm trước và tiên lượng 500 năm sau.

Trên phương diện văn thơ, hậu thế vẫn ưu ái gọi tên ông là "Thần cơ diệu toán". 

Vậy chân tướng về tài trí của Lưu Bá Ôn là như thế nào và điều gì đã khiến ông được trọng vọng tới vậy?

Lưu Bá Ôn (1311 – 1375) tên thật là Lưu Cơ, lấy tự là Bá Ôn. Ông được người đời biết đến với vai trò công thần khai quốc nhà Minh, đi theo phò tá Chu Nguyên Chương (1328-1398) hoàn thành đế nghiệp.

Nhờ có sự phò tá của quân sư họ Lưu, Chu Nguyên Chương từ một thường dân ở tầng lớp tá điền nghèo khổ đã vươn lên trở thành hoàng đế khai quốc nhà Minh.

Theo cuốn "Sử ký Nhà Minh" chương 16, năm Chí Chính thứ 12 (1352), Chu Nguyên Chương tham gia lực lượng khởi nghĩa nông dân có tên là Quân Khăn Đỏ, nhậm chức Tả phó Nguyên soái. Bốn năm sau, Chu Nguyên Chương đánh chiếm Tập Khánh (nay là thành phố Nam Kinh, Trung Quốc), được thủ lĩnh phong trào tiến phong lên chức Ngô Quốc Công.

Vào thời điểm này, nghĩa quân của ông cùng lúc phải đối mặt với hai kình địch: Một là Trần Hữu Lượng đang chiếm cứ vùng Hồ Quảng, vùng đất thượng du sông Trường Giang. Phe còn lại là Trương Sĩ Thành, đang xưng bá tại vùng châu thổ Tô Châu, Hàng Châu phì nhiêu giàu có. 

Vị trí chiếm đóng của hai kẻ này tạo thành "thế gọng kìm" vô cùng nguy hiểm, có thể đánh kẹp Chu Nguyên Chương ở giữa bất kỳ lúc nào.

Sức người và quân lương có hạn, nghĩa quân Hồng Cân không thể cùng lúc đánh bại cả hai kẻ thù. Chu Nguyên Chương lúc này rơi vào thế bí, tìm đến sự giúp đỡ của Lưu Bá Ôn. Quân sư họ Lưu vốn rất thấu hiểu quân địch, nghe vậy mới hiến kế cho chủ soái:

"Trương Sĩ Thành là người thụ động, chỉ bo bo giữ lấy lãnh địa của mình nên sẽ không phạm đến chúng ta. Hắn không đáng để bận tâm.

Còn Trần Hữu Lượng, hắn là kẻ hiếu thắng và nông nổi. Trước tiên, chúng ta nên xử lý Trần Hữu Lượng. Khi họ Trần diệt vong, quân đội của Trương Sĩ Thành sẽ trở cô độc và yếu thể. Như vậy mới có thể giải quyết cả hai mối bận tâm này cùng một lúc."

Than co dieu toan Luu Ba On

Vào thời điểm đó, Trần Hữu Lượng đang đi dần về phía Đông, quân sĩ mạnh lên như vũ bão. Thuộc hạ của Chu Nguyên Chương bắt đầu dao động, một số đưa ra đề nghị đầu hàng, một số đề nghị chạy trốn đến Trung Sơn, chỉ có Lưu Bá Ôn chưa lên tiếng.

Chu Nguyên Chương triệu quân sư vào phòng trong bàn chuyện, Lưu Cơ khi nghe những kiến nghị của quân sĩ, tức giận mà nói: "Những kẻ chủ trương đầu hàng hoặc chạy trốn đáng bị chặt đầu".

Sau đó, nói về kế hoạch của mình, Lưu Cơ đáp: "Trần Hữu Lượng là kẻ kiêu ngạo, vội vàng, muốn đánh nhanh thắng nhanh. Vì vậy, chúng ta cần bình tĩnh và bí mật đợi hắn tiến vào sâu, tập kích hắn rồi hạ thủ, chuyện này không có gì là khó".

Chu Nguyên Chương nghe theo lời khuyên của Lưu Cơ, tập kích quân Trần Hữu Lượng. Quả nhiên đối phương ngông nghênh tiến vào và bị hạ nhanh chóng. Ngô Quốc công sau đó quyết định thưởng lớn cho Lưu Bá Ôn nhưng ông nhất định từ chối.

Tập tư liệu "Nhân vật lịch sử vĩ đại" được lưu giữ tại Thư viện Chiết Giang có thuật lại một lần Lưu Bá Ôn dùng tài tiên đoán của mình để cứu mạng Chu Nguyên Chương.

Năm Chí Chính thứ 23 (1363), quân của Trần Hữu Lượng một lần nữa chiếm được An Khánh (nay thuộc tỉnh An Huy). Chu Nguyên Chương lần này muốn tự mình dẫn quân đi chinh phạt, để quân sư họ Lưu ở lại trấn giữ phủ Ứng Thiên.

Khi tới gần chiến thuyền của địch, binh sĩ bèn quăng móc để móc dính thuyền địch và thuyền hỏa công, rồi nổi lửa đốt. Chỉ trong chốc lát, lửa cháy ngút trời. Chiến hạm lớn của địch đều bị thiêu rụi. Cuộc chiến đấu giữa đôi bên diễn ra vô cùng ác liệt, tướng sĩ thương vong vô số. Trần Hữu Lượng không tiên liệu được điều đó nên tổn thất càng lớn hơn.

Trận thủy chiến kéo dài ngày đêm bất phân thắng bại, quân sư họ Lưu đề nghị nhanh chóng đi đến Giang Châu, đánh thẳng vào hang ổ của Trần Hữu Lượng. Như vậy, đoàn quân nhanh như vũ bão tiến thẳn về phía Tây, Trần Hữu Lượng bị tập kích bất ngờ, không kịp phản kháng, bị giết chết trên đường tháo chạy.

Cũng trong chính trận thủy chiến căng thẳng này, Lưu Cơ đã lập công lớn khi bảo vệ được hoàng đế khai quốc nhà Minh trước âm mưu sát hại của quân địch.

Tập tư liệu "Nhân vật lịch sử vĩ đại" được lưu giữ tại Thư viện Chiết Giang có thuật lại một lần Lưu Bá Ôn dùng tài tiên đoán của mình để cứu mạng Chu Nguyên Chương.

Năm Chí Chính thứ 23 (1363), quân của Trần Hữu Lượng một lần nữa chiếm được An Khánh (nay thuộc tỉnh An Huy). Chu Nguyên Chương lần này muốn tự mình dẫn quân đi chinh phạt, để quân sư họ Lưu ở lại trấn giữ phủ Ứng Thiên.

Ngay sau khi Lưu Bá Ôn trở về Bắc Kinh, ông đã thuyết phục Chu Nguyên Chương rằng: "Cả quân Hán và quân Ngô đều đang chờ cơ hội để tấn công. Chúng ta không nên hành động hấp tấp."

Than co dieu toan Luu Ba On-Hinh-2

Tuy nhiên do quá nóng lòng, chủ soái đã không nghe theo lời khuyên của Lưu Bá Ôn mà hành động theo ý mình, ngay lập tức dẫn quân đến An Khánh.

Tại đây, Trần Hữu Lượng đã bày binh bố trận sẵn sang chuẩn bị nghênh chiến tại hồ Bà Dương (nay là tỉnh Giang Tây). Chu Nguyên Chương nhiều lần gặp bất lợi, suýt nữa lâm nguy, nên ngay lập tức triệu Lưu Bá Ôn đến trợ giúp.

Quân sư đi bất kể ngày đêm để kịp thời đến nơi bàn bạc chiến thuật phá địch. Hai người đều chủ trương dùng hỏa công. 

Lúc bấy giờ, Phương Quốc Trân - một trong những thủ lĩnh của nhánh quân nhỏ phía Nam, đã viết thư cho Lưu Bá Ôn để chia buồn với cái chết của mẹ ông, đồng thời, ngỏ ý muốn triệu Lưu Cơ về phe mình.

Lưu Bá Ôn sau đó gửi thư lại, không nhiều lời về hoàn cảnh gia đình mà đanh thép khẳng định sự đức độ, quyền lực và tài năng của Chu Nguyên Chương. Sự kiên trung một lòng của Bá Ôn đã khiến Phương Quốc Trân vô cùng nể trọng.

Là nhân tài có công lớn lại tận tâm tận lực phò tá chủ soái, thế nhưng cuộc đời của Lưu Bá Ôn sau khi trở thành công thần nhà Minh lại gặp phải nhiều sóng gió, oan khuất. Đến cuối đời, Lưu Bá Ôn đành phải xin cáo quan về ở ẩn.

Quân sĩ nghe vậy liền chuẩn bị ngay 7 chiếc thuyền nhỏ, chất lên nhiều hình nộm bằng rơm để nghi binh. Thuyền còn có cỏ sậy khô nhúng dầu cùng rất nhiều thuốc súng và lưu huỳnh. Chuẩn bị xong, quân sĩ cho thuyền tiến ra giữa hồ.
Than co dieu toan Luu Ba On-Hinh-3

Khi tới gần chiến thuyền của địch, binh sĩ bèn quăng móc để móc dính thuyền địch và thuyền hỏa công, rồi nổi lửa đốt. Chỉ trong chốc lát, lửa cháy ngút trời. Chiến hạm lớn của địch đều bị thiêu rụi. Cuộc chiến đấu giữa đôi bên diễn ra vô cùng ác liệt, tướng sĩ thương vong vô số. Trần Hữu Lượng không tiên liệu được điều đó nên tổn thất càng lớn hơn.

Trận thủy chiến kéo dài ngày đêm bất phân thắng bại, quân sư họ Lưu đề nghị nhanh chóng đi đến Giang Châu, đánh thẳng vào hang ổ của Trần Hữu Lượng. Như vậy, đoàn quân nhanh như vũ bão tiến thẳn về phía Tây, Trần Hữu Lượng bị tập kích bất ngờ, không kịp phản kháng, bị giết chết trên đường tháo chạy.

Cũng trong chính trận thủy chiến căng thẳng này, Lưu Cơ đã lập công lớn khi bảo vệ được hoàng đế khai quốc nhà Minh trước âm mưu sát hại của quân địch.

Sau khi đánh bại Hữu Lượng, Chu Nguyên Chương chuyển hướng sang xử lý Trương Sĩ Thành. Năm Chí Chính thứ 23, Trương Sĩ Thành bao vây thành Kiến Đức. Vị nguyên soái giữ thành là Lý Văn Trung nghe tin cả giận, muốn đánh một trận chết sống với hắn.

Lưu Bá Ôn thấy vậy bèn tường tận khuyên bảo:

"Đội quân của Trương Sĩ Thành chỉ vài ba hôm nữa nhất định sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tế lương thảo, buộc phải triệt thoái. Đợi khi chúng cạn kiệt rút lui chúng ta bắt đầu đuổi theo, chắc chắn chỉ cần đánh một trận là bắt sống được hắn".

Lý Văn Trung bèn xuống lệnh truy kích. Sau một trận kịch chiến, quả nhiên quân đội của Trương Sĩ Thành vốn đang đói lại đang mệt mỏi, nên không sao chống đỡ nổi. Chẳng mấy chốc chúng thất bại thảm hại và bị quân của Lý Văn Trung bắt sống toàn bộ.

Than co dieu toan Luu Ba On-Hinh-4

Không chỉ là một vị tướng tài ba, Lưu Bá Ôn còn hết lòng tôn trọng và trung thành với chủ soái của mình.

Theo cuốn ký "Thành Ý" của Lưu Cơ, giữa lúc chiến trận căng thẳng nhất, mẹ ông đã đột ngột qua đời. Dù vậy, chỉ đến khi thế sự tạm thời ổn định ông mới dám xin chủ soái về quê làm lễ tang cho mẹ.

Lúc bấy giờ, Phương Quốc Trân - một trong những thủ lĩnh của nhánh quân nhỏ phía Nam, đã viết thư cho Lưu Bá Ôn để chia buồn với cái chết của mẹ ông, đồng thời, ngỏ ý muốn triệu Lưu Cơ về phe mình.

Lưu Bá Ôn sau đó gửi thư lại, không nhiều lời về hoàn cảnh gia đình mà đanh thép khẳng định sự đức độ, quyền lực và tài năng của Chu Nguyên Chương. Sự kiên trung một lòng của Bá Ôn đã khiến Phương Quốc Trân vô cùng nể trọng.

Là nhân tài có công lớn lại tận tâm tận lực phò tá chủ soái, thế nhưng cuộc đời của Lưu Bá Ôn sau khi trở thành công thần nhà Minh lại gặp phải nhiều sóng gió, oan khuất. Đến cuối đời, Lưu Bá Ôn đành phải xin cáo quan về ở ẩn.

Khổng Minh Gia Cát Lượng và những lời tiên tri sấm truyền

Trong văn hóa Trung Hoa, Gia Cát Lượng là bậc quân sư lỗi lạc, đại tài khiến đời đời thán phục. Đến nay, những lời tiên tri ông để lại cho hậu thế vẫn là bí ẩn chưa giải mã hết.

Theo Thục chí, tài liệu được cho là chính xác nhất về Gia Cát Lượng, ông vốn là người Lang Nha, Dương Độ (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông). Gia Cát Lượng sinh năm 181, tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh.

Lưu Bá Ôn gặp Chu Nguyên Chương 1 lần biết sẽ làm hoàng đế?

Chẳng phải tự nhiên, dáng nằm của Chu Nguyên Chương (khi đó chỉ là một người vô danh) đã khiến Lưu Bá Ôn phải chú ý.

Cuộc gặp gỡ giữa Lưu Bá Ôn và Chu Nguyên Chương

Thời trẻ, Lưu Bá Ôn từng đi khắp nơi để học hỏi. Có một lần, ông vô tình gặp Chu Nguyên Chương trên một bãi cỏ.

Khi đó Chu Nguyên Chương đang nằm trên bãi cỏ, miệng ngậm một cọng cỏ mắt ngước lên nhìn bầu trời.

Chu Nguyên Chương lúc đó đang cảm thấy đầy hoang mang và mù mịt về cuộc sống tương lai, là một người không có chí hướng gì, chỉ nghĩ làm sao có thể giải quyết một vấn đề rất đỗi bình thường, đó là cơm ăn áo mặc hằng ngày.

Thế nhưng vừa nhìn thấy Chu Nguyên Chương, Lưu Bá Ôn cảm thấy vô cùng hoảng sợ và có một niềm tin chắc chắn rằng Chu Nguyên Chương sẽ là một Hoàng đế trong tương lai.

Luu Ba On gap Chu Nguyen Chuong 1 lan biet se lam hoang de?

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Lưu Bá Ôn.

Ông là một người rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa, là một đại quân sư có tài có thể sánh ngang với Gia Cát Lượng.

Lúc còn rất nhỏ, ông được mọi người trong thôn gọi là "thần đồng", sau khi trưởng thành, ông trở thành một người "quái dị": Đỗ tiến sĩ dễ như trở bàn tay, tuổi còn trẻ đã được vào cung làm quan.

Con mắt nhìn người của Lưu Bá Ôn cũng vô cùng đặc biệt, không những có thể dễ dàng phân biệt được một người tốt xấu như thế nào, mà còn có thể dự đoán trước được tương lai của họ.

Lúc ông 25 tuổi, do không hài lòng với các đồng nghiệp của mình và cho rằng họ quá hợm hĩnh nên ông đã cãi nhau với họ.

Tuy nhiên, từ lúc phát hiện ra rằng trong chốn quan trường phần lớn mọi người đều ham mê danh lợi, ông không còn muốn làm quan nữa mà lựa chọn về quê làm ruộng sống ẩn cư.

Chính vào lúc Lưu Bá Ôn nản chí ngã lòng thì đột nhiên ông gặp được Chu Nguyên Chương.

Người này trông không khác gì những người bình thường, chỉ có điều lúc đó, Chu Nguyên Chương nằm bẹp trên cỏ, duỗi thẳng tay chân ra và bày ra dáng hình chữ "đại" (大). Đồng thời lúc đó, ngay trên đầu Chu Nguyên Chương lại có một cái đòn gánh đặt ngang, tạo thành hình chữ "thiên" (天)

Tiếp theo đó, một cơn gió nhẹ thổi qua, cơ thể của Chu Nguyên Chương cũng chuyển động theo. Do những thay đổi của cơ thể nên chữ "thiên" ban đầu cũng bị thay đổi và tạo thành hình chữ "tử" (子). Hai chữ "thiên" và "tử" kết hợp lại với nhau sẽ thành chữ gì? Chẳng phải đó chính là chữ Thiên tử sao?

Luu Ba On gap Chu Nguyen Chuong 1 lan biet se lam hoang de?-Hinh-2

Tranh chân dung của Lưu Bá Ôn

Lưu Bá Ôn cảm thấy đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, con người trước mặt chắc chắn là Thiên tử trong tương lai.

Vì thế, Lưu Bá Ôn đã quyết định sẽ giúp đỡ chàng trai trẻ này. Ông đã tiến lên phía trước gọi Chu Nguyên Chương dậy, rồi giới thiệu một cách đơn giản về bản thân mình.

Sau khi làm xong tất cả những việc trên, Lưu Bá Ôn mới hỏi tên tuổi và sinh thần bát tự của Chu Nguyên Chương.

Chu Nguyên Chương trả lời từng câu một. Dù sao thì lúc đó Chu Nguyên Chương cũng chỉ là một người bình thường, trong khi Lưu Bá Ôn đã là một tiến sĩ. Vì thế, Chu Nguyên Chương không dám không trả lời câu hỏi của Lưu Bá Ôn, ngay cả khi ông hỏi về những việc riêng tư.

Nhiều năm sau, Chu Nguyên Chương lên làm Hoàng đế, điều này không thể không nhắc đến những nỗ lực của Lưu Bá Ôn.

Có thể nói, nếu như không có sự trợ giúp từ phía sau của Lưu Bá Ôn, về cơ bản Chu Nguyên Chương không thể đạt được thành công, tất nhiên đến cuối cùng Lưu Bá Ôn cũng trở thành thuộc hạ trung thành nhất của Chu Nguyên Chương.

Mặc dù hai người cách nhau 17 tuổi, nhưng tình nghĩa giữa hai người đã vượt xa những tình cảm thông thường.

Hơn nữa, mặc dù cuối cùng Chu Nguyên Chương đã giết chết hết các công thần, nhưng đã tha cho một mình Lưu Bá Ôn (cũng có người nói cái chết của Lưu Bá Ôn có liên quan tới Chu Nguyên Chương). Từ đó có thể thấy tình cảm giữa hai người họ sâu sắc đến nhường nào.

Luu Ba On gap Chu Nguyen Chuong 1 lan biet se lam hoang de?-Hinh-3

Chân dung Hoàng đế nhà Minh Chu Nguyên Chương.

Sau này, câu chuyện ngày trước của Lưu Bá Ôn và Chu Nguyên Chương được lưu truyền khắp dân gian.

Những người dân bình thường cũng vô cùng khâm phục khả năng dự đoán tương lai của Lưu Bá Ôn, thậm chí có người còn so sánh ông với Gia Cát Lượng, người đời sau còn lưu truyền câu nói "Tam phần thiên hạ Gia Cát Lượng, nhất thống giang sơn Lưu Bá Ôn", điều này chứng minh rằng Lưu Bá Ôn quả thực là một kỳ tài.

Khi gặp Chu Nguyên Chương lần đầu tiên, Lưu Bá Ôn thực sự đã dựa vào dáng nằm mà kết luận rằng người ấy là hoàng đế tương lai?

Thật ra không chỉ có như vậy. Trong dã sử có một đoạn ghi chép như thế này: Nghe nói sau khi nhìn thấy tư thế ngủ hình chữ "thiên tử" của Chu Nguyên Chương, Lưu Bá Ôn đã không vội vì điều này mà kết luận người đó là hoàng đế tương lai, bởi suy cho cùng cũng có khả năng việc đó là một sự trùng hợp.

Nhưng cũng chính hôm đó Lưu Bá Ôn bắt đầu tính toán vận mệnh tương lai của Chu Nguyên Chương, kết quả là không xem thì không biết, càng xem lại càng vô cùng hoảng sợ, thật không ngờ rằng, ông tính toán ra chín năm sau Chu Nguyên Chương gặp cảnh nhà tan cửa nát.

Xem đến đây, Lưu Bá Ôn ngớ người tại chỗ, suy nghĩ một lúc ông liền đi qua và nói: "Chuyện đau khổ nhất trên thế gian chính là bố mẹ anh em đều qua đời, còn chuyện hạnh phúc nhất trên thế gian chính là khai quốc xưng đế, tạo phúc cho con cháu. Vậy cậu sẵn lòng chấp nhận việc tan cửa nát nhà, hay là sẵn lòng tạo phúc cho con cháu?"

Chu Nguyên Chương nghe xong, nhìn Lưu Bá Ôn như nhìn một gã ngốc và lựa chọn khai quốc xưng đế tạo phúc cho con cháu.

Nhưng do sợ sệt thân phận của Lưu Bá Ôn, Chu Nguyên Chương vẫn ngoan ngoãn trả lời rằng: "Tôi chọn khai quốc xưng đế, tạo phúc cho con cháu."

Luu Ba On gap Chu Nguyen Chuong 1 lan biet se lam hoang de?-Hinh-4

Hình ảnh Chu Nguyên Chương trên phim.

Chu Nguyên Chương khi đó không biết một điều rằng, sau khi nói xong câu này, Lưu Bá Ôn đã nhìn thấy một loại khí chất của Hoàng đế khó diễn tả bằng lời từ đối phương. Vì thế, ông càng chắc chắn rằng người này sẽ là Thiên tử trong tương lai.

Tiên đoán của bậc thầy thần cơ diệu toán Lưu Bá Ôn quả không sai. Chu Nguyên Chương về sau đã lên ngôi hoàng đế.

Theo ghi chép lịch sử, cuối 1367 (khi đó Chu Nguyên Chương đã gia nhập nghĩa quân và thu được nhiều thành tích nổi bật), ông xuất quân Bắc phạt và nhanh chóng chiếm được Sơn Đông.

Tháng giêng năm 1368, Chu Nguyên Chương xưng đế, đặt quốc hiệu là Minh, trở thành vua Minh Thái Tổ.

Cùng năm đó, ông cho quân công phá Đại Đô (Bắc Kinh), lật đổ ách thống trị gần một thế kỷ của nhà Nguyên ở Trung Quốc đại lục, từng bước thực hiện quá trình thống nhất đất nước.

Chu Nguyên Chương mất vào năm Hồng Vũ thứ 31 (1398), hưởng thọ 70 tuổi, duy trì ngôi vị 31 năm, được an táng tại Hiếu lăng ở phía nam chân núi Chung Sơn, thành phố Nam Kinh ngày nay.